intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội” là tài liệu luyện thi giữa kì 1 hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 7. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Công nghệ hữu ích giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức, nhằm học tập tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi quan trọng. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP: 7 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: .................................................................. Lớp: ................ I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau: Câu 1: Vai trò của trồng trọt KHÔNG phải là A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi. B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. C. cung cấp nông sản cho sản xuất. D. cung cấp gỗ để làm giấy. Câu 2: Nhiệm vụ của trồng trọt là A. trồng cây rừng ngăn lũ lụt. B. trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu. C. trồng cây lấy gỗ để sản xuất giấy. D. phát triển chăn nuôi: lợn (heo), gà, vịt… Câu 3: Nhiệm vụ KHÔNG phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt là A. trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu. B. trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người. C. trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường. D. trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà. Câu 4: Vai trò của trồng trọt là A. cung cấp thịt làm thức ăn cho con người. B. cung cấp cây giống cho trồng rừng. C. cung cấp sữa cho sản xuất. D. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm, cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
  2. Câu 5: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây? A. Cung cấp nước, dinh dưỡng. B. Giữ cây đứng vững. C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững. D. Cung cấp nguồn lương thực. Câu 6: Thành phần đất trồng gồm: A. phần khí, phần lỏng, chất vô cơ. B. phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ. C. phần khí, phần rắn, phần lỏng. D. phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ. Câu 7: Thành phần chất hữu cơ của đất KHÔNG bao gồm A. các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật và vi sinh vật đã chết. B. xác động, thực vật bị phân hủy thành chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng. C. các chất mùn. D. nitơ, photpho, kali. Câu 8: Đất trồng là lớp bề mặt ……….. của vỏ Trái Đất. A. tơi xốp. B. cứng, rắn. C. ẩm ướt. D. bạc màu. Câu 9: Đặc điểm của phần khí trong đất trồng A. là không khí có ở trong khe hở của đất, chứa Nito, oxi, canonic.. B. gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ. C. có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng. D. chiếm 92 – 98% khối lượng đất. Câu 10: Đất chua có trị số là A. pH < 6,5 . B. pH = 7,5. C. pH = 8,5. D. pH = 9,5. Câu 11: Đất kiềm có trị số là A. pH < 6,5. B. pH = 7,5. C. pH >7,5. D. pH = 6. Câu 12: Đất nào giữ nước tốt nhất? A. Đất cát. B. Đất sét. C. Đất thịt nặng. D. Đất thịt.
  3. Câu 13: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất? A. Thành phần hữu cơ và vô cơ. B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng. C. Thành phần vô cơ. D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất. Câu 14: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất? A. Đất cát. B. Đất thịt nặng. C. Đất thịt nhẹ. D. Đất cát pha. Câu 15: Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì? A. Độ pH. B. NaCl. C. MgSO4. D. CaCl2. Câu 16: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là A. nhờ đất chứa nhiều mùn, sét. B. nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét. C. nhờ các hạt cát, sét, limon và chất mùn. D. nhờ vi sinh vật sống trong đất. Câu 17: Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ có tác dụng gì cho đất? A. Đất không bị rửa trôi. C. Giảm độ chua cho đất. B. Đất tăng độ che phủ. D. Tăng độ phì nhiêu. Câu 18: Thực hiện biện pháp KHÔNG bỏ đất hoang nhằm mục đích gì? A. Bảo vệ đất. B. Cây phát triển tốt, cho năng suất cao. C. Tăng độ phì nhiêu cho đất. D. Không để đất trống giữa các vụ trồng. Câu 19: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì A. diện tích đất ngày càng tăng. B. để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm. C. diện tích đất trồng có hạn, nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng. D. có thể trồng cây bằng công nghệ nhà kính, sử dụng các tháp trồng. Câu 20: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách A. đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng. B. nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí. C. tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất. D. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm.
  4. Câu 21: Trong các biện pháp sau đây đâu là biện pháp sử dụng đất hợp lý? A. Trồng cây không phù hợp với đất. B. Bỏ đất hoang, cách vụ. C. Sử dụng đất không cải tạo. D. Chọn cây trồng phù hợp với đất. Câu 22: Biện pháp cải tạo: “bón vôi” được áp dụng cho loại đất nào? A. Đất đồi dốc. B. Đất chua. C. Đất phèn. D. Đất mặn. Câu 23: Bón phân phù hợp, đúng cách và liều lượng có tác dụng gì đối với cây trồng? A. Tăng độ chất khoáng cho đất. B. Tăng chất lượng, năng suất nông sản. C. Giảm năng xuất cây trồng. D. Cải tạo đất . Câu 24: Phân hữu cơ có nguồn gốc từ đâu? A. Do con người sáng tạo sản xuất. B. Do tự nhiên có sẵn ở môi trường. C. Sản phẩm từ động vật và thực vật. D. Sản phẩm chỉ có do động vật. Câu 25: Phân bón KHÔNG có tác dụng nào sau đây? A. Diệt trừ cỏ dại. B. Tăng năng suất cây trồng. C. Tăng chất lượng nông sản. D. Tăng độ phì nhiêu của đất. Câu 26: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ? A. Đạm, kali, vôi. B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác. C. Phân xanh, phân kali. D. Phân chuồng, kali. Câu 27: Các loại phân sau đây là phân hóa học? A. Phân bắc. B. Phân NPK. C. Phân chuồng. D. Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm. Câu 28: Phân bón có tác dụng gì? A. Tăng năng suất. B. Tăng chất lượng, tăng năng suất, tăng độ phì nhiêu cho đất. C. Tăng chất lượng, tăng các vụ gieo trồng trong năm. D. Làm giảm độ pH của đất. Câu 29: Chọn câu đúng nhất về phân loại phân bón: A. Phân bón gồm 3 loại là: Phân xanh, đạm, vi lượng. B. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, kali.
  5. C. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh. D. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. Câu 30 :Loại phân bón nào sau đây KHÔNG phải là phân bón hữu cơ? A. Than bùn. B. Than đá. C. Phân chuồng. D. Phân xanh. Câu 31: Bón đạm (Nitơ) cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí? A. Mưa lũ. B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ. C. Mưa rào. D. Nắng nóng. Câu 32: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót? A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm. B. Phân xanh, phân kali, phân NPK. C. Phân lân, phân xanh, phân chuồng. D. Phân đạm, phân lân, phân xanh, phân vi sinh. Câu 33: Bón thúc là A. bón 1 lần. B. bón nhiều lần. C. bón trước khi gieo trồng. D. bón trong quá trình sinh trưởng của cây. Câu 34: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào? A. Bón theo hốc. B. Bón theo hàng. C. Bón vãi. D. Phun lên lá. Câu 35: Bón phân cho cây lúa thường sử dụng hình thức bón nào? A. Bón theo hốc. B. Bón theo hàng. C. Bón vãi. D. Phun lên lá. Câu 36: Bón phân cho cây nhãn thường sử dụng hình thức bón nào? A. Bón theo hốc. B. Bón theo hàng. C. Bón vãi. D. Phun lên lá. Câu 37: Ưu điểm của bón phân theo hốc là A. cây dễ sử dụng, tiết kiệm phân bón. B. đỡ tốn công. C. cần có dụng cụ phức tạp. D. chỉ bón được lượng nhỏ phân bón. Câu 38: Ưu điểm của bón vãi là A. phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất. B. dễ thực hiện, đỡ tốn công. C. cần có dụng cụ phức tạp. D. chỉ bón được lượng nhỏ phân bón.
  6. Câu 39: Ưu điểm của bón trên lá là A. phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất. B. dễ thực hiện, đỡ tốn công. C. cây dễ sử dụng, tiết kiệm phân bón.. D. cần có dụng cụ phức tạp, bón được lượng nhỏ phân. Câu 40: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón thúc? A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm. B. Phân đạm, phân kali, phân NPK. C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng. D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi ý đúng = 0,25 điểm). Câu 1.D 2.B 3.D 4.D 5.C 6.C 7.D 8.A 9.A 10.A 11.C 12.B 13.D 14.A 15.A 16.C 17.D 18.D 19.C 20.D 21.D 22. B 23.B 24.C 25.A 26.B 27.B 28.B 29.D 30.B 31.B 32.C 33.D 34.B 35.C 36.A 37.A 38.B 39.C 40.B
  7. MA TRẬN ĐỀ 1. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng Tổng cao Bài 1 Biết được vai 1 Vai trò, trò, nhiệm vụ 10% nhiệm vụ của trồng trợt. của trồng 1;2;3;4 trọt Bài 2 Biết đất trồng là Hiểu được các 1,25 Khái niệm gì, vai trò của thành phần của đất 12,5% đất trồng đất trồng. trồng. và thành 5;8 6;7;9 phần của đất trồng. Bài 3: Một Biết đơn vị đo Biết được thành 1,75 số tính chất độ chua, độ phần cơ giới của 17,5% chính của kiềm của đất đất. Hiểu được thế đất trồng. 15 nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính. Biết khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. 10;11;12;13;14;16 Bài 6: Biện Biết được vì sao Hiểu mục đích của Biết áp dụng các 1,75 pháp sử phải sử dụng đất các biện pháp sử biện pháp bảo 17,5% dụng, cải hợp lý. Biết biện dụng đất hợp lý. vệ đất miền núi. tạo và bảo pháp cải tạo đất. 18 20 vệ đất. 17;19;21;
  8. Bài 7: Tác Biết được thế Phân biệt được Áp dụng được 1,75 dụng của nào là phân bón, phân bón hữu cơ, cách bón phân, 17,5% phân bón các loại phân phân bón hóa học. bón vôi hợp lý trong trồng bón. Hiểu được 26;27 22;23 trọt. tác dụng của phân bón. 24;25;28;30;29 Bài 9: Biết cách bón Áp dụng được Vận dụng bài 2,5 Cách sử phân. cách sử dụng học vào cách 25% dụng và 33 các loại phân bón phân cho bảo quản bón thông cây trồng cụ các loại thường. thể (VD lúa) phân bón 40;39;38;37;36; 31;35 thông 32;34 thường. Tổng 4,0 điểm 3,0 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 10 40% 30% 25% 5% điểm 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2