intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thượng Thanh’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: CÔNG NGHỆ – KHỐI 9 MÃ ĐỀ: CN901 Ngày thi:…../…../2022 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Cách sắp xếp nhà bếp hợp lí là: A. bố trí các khu vực thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng, khoa học. B. bố trí các đồ dùng nấu nướng ở phía dưới, bát đũa trên cao để người nội trợ dễ lấy. C. để các dụng cụ nấu ăn gọn gàng, sạch sẽ và khoa học. D. bố trí các thiết bị, dụng cụ nấu ăn ở một góc tập trung. Câu 2. Các dụng cụ nhà bếp thường dùng là dụng cụ nào? A. Dụng cụ cắt thái, để trộn, đo lường, nấu nướng, dọn ăn, dọn rửa, bảo quản thức ăn. B. Dụng cụ cắt thái, để trộn, đo lường, nấu nướng, dọn ăn, dọn rửa. C. Dụng cụ cắt thái, nấu nướng, dọn ăn, dọn rửa và bảo quản thức ăn, đo lường. D. Dụng cụ để trộn, đo lường, nấu nướng, dọn rửa và bảo quản thức ăn. Câu 3. Các cách sắp xếp và trang trí nhà bếp thông dụng: A. dạng chữ I, hai đường thẳng song song, chữ O và chữ S. B. dạng chữ I, hai đường thẳng song song, chữ U và chữ S. C. dạng chữ I, chữ U, chữ L, chữ O. D. dạng chữ I, hai đường thẳng song song, chữ U, chữ L. Câu 4. Các dụng cụ như: cân, thìa, ca đong có vạch chia độ.... thuộc nhóm dụng cụ nào? A. Cắt thái. B. Dọn ăn. C. Đo lường. D. Để trộn. Câu 5. Nghề nấu ăn gồm có mấy đặc điểm? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 6. Các dụng cụ trong nhóm nào được dùng để trộn? A. Xoong, chảo, rổ, thau nhỏ, thìa. B. Nồi, thìa, khăn, thớt, đũa. C. Thau nhỏ, găng tay, đũa, bát to, muỗng. D. Găng tay, rá, chén, dao, cốc. Câu 7. Dụng cụ nào không phải là công cụ lao động trong nghề nấu ăn? A. Gạo. B. Chảo. C. Dao. D. Bếp. Câu 8. Hoạt động nào dưới đây kể tên một số công việc trong nhà bếp? A. Nấu nướng, cắt, thái, ngủ. B. Ngủ, dọn dẹp đồ ăn, nấu nướng, cắt thái. C. Nấu nướng, dọn dẹp đồ ăn, rửa bát, cắt, thái. D. Nấu nướng, thái, dọn dẹp, ngủ. Câu 9. Đồ dùng nào sau đây không cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp? A. Bàn thái thức ăn. B. Bàn để nồi thức ăn vừa nấu xong. C. Bàn cắt thức ăn. D. Bàn học. Câu 10. Vì sao đồ nhựa không nên chứa thức ăn nhiều dầu mỡ? A. Vì khó rửa. B. Vì dễ chảy nhựa. C. Vì dễ rơi. D. Vì dễ phân hủy. Câu 11. Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt ở vị trí nào trong nhà bếp? A. Bất kì vị trí nào. B. Đặt vào một góc của nhà bếp. C. Gần cửa ra vào nhà bếp. D. Khoảng giữa cửa ra vào và chỗ rửa thực phẩm. 1/CN901
  2. Câu 12. Đối tượng lao động của nghề nấu ăn là: A. dao, kéo. B. lương thực, thực phẩm. C. phòng bếp. D. bếp điện, bếp gas. Câu 13. Sau khi sử dụng các thiết bị dùng điện trong nhà bếp, em cần làm những gì? A. Phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. B. Lau chùi sạch sẽ bằng khăn bông mềm. C. Vẫn nối thiết bị với nguồn điện. D. Ngâm nước cho hết bụi bẩn. Câu 14. Các dụng cụ như: bếp, nồi, chảo thuộc nhóm dụng cụ nào? A. Cắt thái. B. Để trộn. C. Nấu nướng. D. Đo lường. Câu 15. Bàn sơ chế nguyên liệu được bố trí như thế nào trong nhà bếp? A. Đặt cạnh bếp đun. B. Đặt vào một góc của nhà bếp. C. Đặt giữa tủ cất giữ thực phẩm và bếp đun. D. Đặt gần cửa ra vào bếp. Câu 16. Thực đơn nào sau đây được sắp xếp hợp lí? A. Món nộm su hào – món lẩu ếch – món súp cua – đĩa dưa hấu. B. Món lẩu cá – món nộm su hào– món cá tẩm bột– món canh cải luộc – hộp sữa chua. C. Món súp gà – món nộm sua hào – món thịt tẩm bột – món canh xương – hộp sữa chua. D. Món thịt tẩm bột – món thịt bê hấp – món súp cua – đĩa dưa hấu. Câu 17. Loại bếp nào sau đây không thuộc vào nhóm dụng cụ thô sơ, đơn giản? A. Bếp củi. B. Bếp than. C. Bếp điện. D. Bếp dầu. Câu 18. Tại sao phải quan tâm đến việc sắp xếp và trang trí nhà bếp? A. Làm tăng giá trị của ngôi nhà. B. Tạo vẻ đẹp cho người nội trợ. C. Giảm bớt sự mệt nhọc cho người nội trợ. D. Tạo sự thoáng mát cho ngôi nhà. Câu 19. Đâu là dụng cụ cắt thái? A. Muỗng. B. Dao. C. Dĩa. D. Nồi. Câu 20. Khi em muốn lập thực đơn chiêu đãi một nhóm bạn thân em cần dựa trên cơ sở nào để xây dựng thực đơn? A. Sở thích của nhóm bạn và giá trị dinh dưỡng của thực đơn. B. Sở thích của nhóm bạn. C. Giá trị dinh dưỡng của thực đơn. D. Thời gian tổ chức buổi chiêu đãi. Câu 21. Bếp đun nên đặt ở vị trí nào trong nhà bếp là hợp lí nhất? A. Gần bàn ăn nhất. B. Cạnh cửa ra vào. C. Ở một góc của nhà bếp. D. Vị trí nào cũng được. Câu 22. Khi sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng gỗ trong nhà bếp cần chú ý điều gì? A. Luôn ngâm trong nước. B. Phải phơi ngoài nắng. C. Không sử dụng nước rửa chén để rửa. D. Tránh hơ trên lửa. Câu 23. Nhận định nào đúng về sự sắp xếp và trang trí nhà bếp? A. Trong nhà bếp, các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ. B. Tủ lạnh không nên để trong khu vực nhà bếp. C. Chỉ có nhà xây đẹp mới có thể sắp xếp và trang trí nhà bếp. D. Việc sắp xếp nhà bếp có thuận lợi hay không là điều không quan trọng. Câu 24. Trong trường hợp phát hiện bình ga hở khí, em sẽ làm gì? A. Dùng băng dính bịt bình ga. B. Báo cứu hỏa. C. Tắt bếp ga và gọi thợ sửa chữa bình ga. D. Hít khí ga. 2/CN901
  3. Câu 25. Sắp xếp đúng thứ tự những công việc cần làm trong nhà bếp là: A. cất giữ thực phẩm chưa dùng, cất giữ dụng cụ làm bếp, chuẩn bị sơ chế thực phẩm, nấu nướng, bày dọn thức ăn. B. cất giữ thực phẩm chưa dùng, cất giữ dụng cụ làm bếp, sơ chế thực phẩm, bày bàn. C. cất giữ thực phẩm chưa dùng, cất giữ dụng cụ làm bếp, chuẩn bị sơ chế thực phẩm, nấu nướng. D. cất giữ dụng cụ làm bếp, chuẩn bị sơ chế thực phẩm, nấu nướng, bày dọn thức ăn cất giữ thực phẩm chưa dùng. Câu 26. Sản phẩm lao động của nghề nấu ăn không phải là: A. các loại máy móc, dụng cụ, thiết bị dùng để nấu ăn. B. các món ăn, món bánh phục vụ khách tham quan, du lịch tại các nhà hàng, khách sạn. C. các món ăn, món bánh phục vụ các bữa tiệc, liên hoan, chiêu đãi. D. các món ăn, món bánh phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày. Câu 27. Khi sử dụng nồi cơm điện cần tránh: A. để gần lửa. B. lau bằng khăn ướt, phơi khô, sạch sẽ. C. lau sạch, kiểm tra dây nối trước khi sử dụng. D. nối dài dây dẫn nếu cần. Câu 28. Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 II. TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nêu cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ, thiết bị nhà bếp được làm bằng nhôm, gang? Câu 2: (1 điểm) Em hãy đề xuất 4 biện pháp phòng tránh tai nạn, rủi ro khi sử dụng dụng cụ và thiết bị dùng điện trong gia đình mình? Câu 3: (1 điểm) Bữa trưa nhà bạn Hoa có các món sau: Cơm, cá chép nấu, thịt kho, trứng rán, dưa hấu. Hỏi bữa ăn trên đã hợp lí chưa? Vì sao? Nếu chưa hợp lí thì em hãy xây dựng lại thực đơn cho hợp lí. ------HẾT------ 3/CN901
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2