intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An” là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuẩn bị tham gia bài kiểm tra giữa kì 1 sắp tới. Luyện tập với đề thường xuyên giúp các em học sinh củng cố kiến thức đã học và đạt điểm cao trong kì thi này, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An

  1. TRƯỜNG THPT DĨ AN TỔ SỬ- ĐỊA- GDCD ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: GDCD LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT ( Đề kiểm tra gồm 40 câu trắc nghiệm) Họ, tên học sinh:…………………………………….Số báo danh…………………… Câu 1: Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung của khái niệm A. thế giới quan. B. triết lý. C. văn học. D. xã hội học. Câu 2: Vấn đề cơ bản của Triết học là mối quan hệ giữa A. pháp luật và đạo đức. B. vật chất và ý thức. C. tư duy vả tinh thần. D. con người với con người. Câu 3: Con người xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan trong sự vận động, phát triển là quan điểm của A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm. C. phương pháp luận siêu hình. D. phương pháp luận biện chứng. Câu 4: Quan điểm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng? A.“Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. B. Cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy. C. Con voi sừng sững như cái cột đình. D. Phụ nữ luôn luôn kém thông minh hơn đàn ông. Câu 5: Bạn K rất lười học. Đến gần kì thi cuối kì rồi mà bạn K vẫn ham chơi game không tập trung ôn bài. Thấy vậy, bạn của K là T đã khuyên K nên tập trung ôn thi nhưng K đã nói với T rằng việc thi cử điểm cao hay thấp là do vận may quyết định, ko nhất thiết phải học mới làm được. Suy nghĩ và biểu hiện của K thuộc thế giới quan nào dưới đây? A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Tôn giáo. D. Siêu hình.
  2. Câu 6: Quan niệm “ Gái giống cha giàu ba họ, trai giống mẹ khó ba đời.” thể hiện cách nhìn nhận theo phương pháp luận nào trong Triết học? A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận cụ thể. C. Phương pháp luận siêu hình. D. Phương pháp luận siêu nhiên. Câu 7: Quan niệm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật? A. Vật chất là cái quyết định ý thức. B. Vật chất tồn tại độc lập với thức. C. Thế giới vật chất tồn tại khách quan. D. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. Câu 8: Câu nói “ chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng” là đề cập đến cách xem xét các sự vật hiện tượng theo phương pháp luận A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Siêu hình. D. Biện chứng. Câu 9: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. thế giới quan duy tâm. B. thế giới quan phiến diện. C. thế giới quan duy vật. D. thế giới quan thần thoại. Câu 10: Việc áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác đó là biểu hiện của cách xem xét các sự vật và hiện tượng theo phương pháp luận A. duy tâm. B. duy vật. C. biện chứng. D. siêu hình. Câu 11: Kì thi đại học sắp đến, mẹ bạn H thường xuyên lên chùa khấn cầu cho H đậu được trường đại học như mong muốn. Chị gái của H thì đi gặp thầy bói để nhờ thầy bói giúp H đậu được đại học. Riêng H thì ngày nào cũng lo ôn tập thật tốt, học hành chăm chỉ, bố của H ngày nào cũng động viên H cố gắng và ăn uống đầy đủ để H có sức học tập tốt hơn. Vậy những ai trong gia đình của H là người có thế giới quan duy tâm? A. Mẹ H, bố H và chị gái H. B. Bố H và chị gái H. C. Mẹ H và chị gái H. D. Bố, mẹ H. Câu 12: Không vội vàng phán xét, không máy móc chê bai, biết nhìn nhận sự cố gắng, sự tiến bộ và những điểm tích cực của người khác là sự thể hiện quan điểm nào sau đây trong triết học? A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận siêu hình.
  3. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 13: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây? A. Ngắt quảng. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Tiến lên. Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng với quan niệm về phát triển trong Triết học? A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng. B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ. D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới. Câu 15: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là A. chuyển động. B. phát triển. C. tăng trưởng. D. vận động. Câu 16: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng? A. Mọi sự vận động đều là phát triển. B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau. C. Không phải bất kỳ sự vận động nào cũng là phát triển. D. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động. Câu 17: Ý kiến nào sau đây về vận động là không đúng? A. Vận dộng là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng. B. Vận dộng là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. C. Triết học Mác- lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất. D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động. Câu 18: Hiểu được khái niệm về vận động, phát triển của Triết học duy vật biện chứng giúp con người tránh được quan niệm nào dưới đây khi xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan? A. Tiến bộ. B. Khách quan. C. Bảo thủ. D. Công bằng. Câu 19: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển? A. Bé gái -> thiếu nữ -> người phụ nữ trưởng thành. B. Nước bốc hơi -> mây -> mưa -> nước.
  4. C. Học lực yếu -> học lực trung bình -> học lực khá. D. Học cách học -> biết cách học. Câu 20: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta cần phải lưu ý điều gì dưới đây? A. Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái bất biến. B. Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng. C. Xem xét sự vật, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn. D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất cuả nó. Câu 21: Anh M là nhân viên làm việc trong công ty thiết kế, nhận thấy thời gian gần đây một số mẫu mã sản phẩm đã không còn phù hợp nên sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Anh M đã đề xuất với chị B là giám đốc công ty cần phải cải tiến một số sản phẩm và đưa ra một số mẫu mã mà anh thiết kế đang được khách hàng quan tâm. Chị B đã ủng hộ đề xuất của anh M nhưng anh K là phó giám đốc công ty lại cho rằng thay đổi mẫu mã sản phẩm cần phải áp dụng khoa học công nghệ sẽ mất thêm vốn đầu tư máy móc, kĩ thuật nên đã phản đối gay gắt ý kiến của anh M và nhờ cô P trưởng phòng thiết kế ủng hộ ý kiến của mình. Theo quan điểm về phát triển những ai trong tình huống trên đã có tiến bộ ủng hộ cái mới? A. Anh M và cô P. B. Anh K và Chị B. C. Anh M và Chị B. D. Anh K và chị P. Câu 22: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử. B. Cây khô héo mục nát. C. Nước đun nóng bốc hơi thành hơi nước. D. Sự thoái hóa của một loài động vật. Câu 23: Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống là biểu hiện của phát triển trong A. tư duy. B. xã hội. C. đời sống. D. tự nhiên. Câu 24: “Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay trâu…. Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy. ( trích trong bài hát “ Hát về cây lúa hôm nay”). Quá trình kéo cày thay trâu sang lái máy cày, đổi từ cấy lúa bằng tay sang cấy lúa bằng máy cấy là biểu hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thế giới quan. B. Vận động. C. Phát triển. D. Biện chứng.
  5. Câu 25: Bốn bạn T, H, S và N tranh luận với nhau về vận động và phát triển. Bạn T cho rằng không có sự vận động thì sẽ không có sự phát triển nào cả. Ý kiến của bạn H cho rằng bạn T nói sai và cho rằng có những sự vật, hiện tượng không vận động vẫn có sự phát triển. Bạn S nêu ra ý kiến của mình là vận động bao hàm trong nó sự phát triển nhưng không phải bất kì sự vận động nào cũng được coi là phát triển. Thấy ba bạn tranh luận như vậy bạn N đồng ý với bạn S và bổ sung vận động là thuộc tính vốn có của mọi sự vật và hiện tượng. Trong bốn bạn thì bạn nào chưa hiểu đúng về mối quan hệ giữa vận động và phát triển? A. Bạn T. B. Bạn H. C. Bạn S. D. Bạn N. Câu 26: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng A. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. B. sự phủ định giữa các mặt đối lâp. C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. sự điều hòa giữa các mặt đối lập. Câu 27: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa như thế nào đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? A. Là xu thế. B. Là nguồn gốc. C. Là cách thức. D. Là khuynh hướng. Câu 28: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp . Triết học gọi là A. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. B. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội. C. sự phủ định giữa các mặt đối lập. D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 29: Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp, cô giáo tuyên dương các bạn học tốt, không vi phạm nội quy. Bên cạnh đó cô giáo đã tổ chức cho học sinh trong lớp có tinh thần tập thể mạnh dạn phê bình và tự phê bình, góp ý những bạn thường vi phạm nội quy, điểm kém không học bài. Trong trường hợp này cô giáo đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây? A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Điều hòa mâu thuẫn. C. Thống nhất mâu thuẫn. D. Thực hiện chủ trương dĩ hòa vi quý. Câu 30: V.I Lê-nin viết: “ Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu nói này của Lê- nin bàn về A. hình thức của sự phát triển. B. điều kiện của sự phát triển. C. nguyên nhân của sự phát triển.
  6. D. nội dung của sự phát triển. Câu 31: Việc làm sau đây là thể hiện của sự vận dụng không đúng quan điểm của Triết học về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong việc xây dựng nền văn hóa nước ta hiện nay. A. Giữ gìn, tôn vinh những hủ tục lạc hậu. B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. C. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục. D. Phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Câu 32: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu của sự vật hiện tượng đó, dùng phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Độ. B. Lượng. C. Điểm nút. D. Chất. Câu 33: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? A. Chất biến đổi trước thành lượng mới tương ứng. B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm. C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh. D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. Câu 34: Trong triết học, độ của sự vật hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra. B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. D. sự biến đổi của chất diễn ra một cách nhanh chóng. Câu 35: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật? A. tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 thấp hơn năm 2019. B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn, dễ hòa tan trong nước. C. Lan là một học sinh thông minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn. D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt bạn đọc nồng nhiệt đón nhận. Câu 36: Dân gian có câu “ Góp gió thành bão” “ Góp cây thành rừng” những câu nói này thể hiện quan niệm gì? A. Chất của sự vật thay đổi. B. Lượng của sự vật thay đổi. C. Tích lũy về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành những cái lớn. Câu 37: “Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ đến ngày 30/4/1975 đất nước ta hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối.” Theo quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất thì ngày 30/4/1975 gọi là gì? A. Chất. B. Lượng. C. Độ.
  7. D. Điểm nút. Câu 38: Điều kiện để chất mới ra đời là gì? A. Lượng biến đổi đạt đến điểm nút. B. Tăng lượng liên tục. C. Lượng biến đổi nhanh chóng. D. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép. Câu 39: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. B. Kiên trì, nhẫn nại học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. C. Nhìn bài và chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra. D. Sử dụng tài liệu trong các kì thi. Câu 40: Bạn M là học sinh giỏi năm học lớp 9. Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của trường THPT Dĩ An, bạn M đã trúng tuyển với số điểm là 29 điểm và trở thành tân học sinh của trường THPT Dĩ An có số điểm cao nhất. Em hãy xác định điểm nút theo quan điểm của quy luật lượng – chất trong ví dụ trên. A. danh hiệu học sinh giỏi của bạn M. B. số điểm trúng tuyển của bạn M. C. kỳ thi tuyển sinh lớp 10. D. tân học sinh trường THPT Dĩ An. - Hết- BẢNG ĐÁP ÁN 1.A 2.B 3.D 4.A 5.B 6.C 7.D 8.C 9.C 10.D 11.C 12.A 13.D 14.C 15.D 16.C 17.D 18.C 19.B 20.B 21.C 22.A 23.D 24.C 25.B 26.C 27.B 28.D 29.A 30.C 31.A 32.D 33.C 34.C 35.A 36.C 37.D 38.A 39.B 40.B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2