intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2022­2023     TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ  Môn:  GDCD   – Lớp 12  VINH Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)    ĐỀ CHÍNH THỨC                                                     MàĐỀ 704            (Đề gồm có 03 trang) Họ và tên học sinh:……………………………………Số báo danh:………………......Lớp……. Câu 1:  Luật Giao thông đường bộ quy định: Mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ  dẫn đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Điều này thể hiện pháp luật A.  có tính xác định chặt về mặt hình thức.    B.  có tính quy phạm phổ biến. C.  có tính quyền lực, bắt buộc chung.    D.  có tính xác định chặt chẽ về mặt nội  dung. Câu 2:  Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của  pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A.  trách nhiệm và pháp lý. B.  quyền và trách nhiệm. C.  quyền và nghĩa vụ. D.  nghĩa vụ và trách nhiệm. Câu 3:  Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực   hiện pháp luật nào dưới đây ? A.  Thi hành pháp luật B.  Sử dụng pháp luật C.  Tuân thủ pháp luật D.  Áp dụng pháp luật Câu 4:  Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật? A.  Chạy xe vượt đèn đỏ. B.  Sản xuất hàng giả. C.  Tội lây HIV cho người khác. D.  Công chức đi làm trễ giờ. Câu 5:  Đặc trưng nào của pháp luật làm cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức? A.  Tính quy phạm phổ biến.    B.  Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.      C.  Tính nhân văn, cao cả.    D.  Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 6:  Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A.  Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền các con. B.  Tôn trọng ý kiến của con. C.  Giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.            D.  Thương yêu con ruột hơn con nuôi.                            Câu 7:  Các cá nhân, tổ  chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực  hiện pháp luật nào? A.  Sử dụng pháp luật.    B.  Tuân thủ pháp luật.     C.  Thi hành pháp luật. D.  Áp dụng pháp luật.   Câu 8:  Pháp luật là quy tắc xử sự chung áp dụng nhiều lần, nhiều nơi. Điều này thể hiện tính A.  quy phạm phổ biến. B.  chặt chẽ về mặt hình thức. C.  quyền lực, bắt buộc chung. D.  chặt chẽ về mặt nội dung. Câu 9:  Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ? A.  Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện. B.  Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 704
  2. C.  Công dân bình đẳng về quyền bầu cử. D.  Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế. Câu 10:  Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật? A.  Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác. B.  Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên. C.  Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh. D.  Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Câu 11:  Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm   pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ  A.  pháp luật. B.  Nhà nước. C.  xã hội. D.  đạo đức. Câu 12:  Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ  nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm  phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm A.  dân sự. B.  kỉ luật. C.  hình sự. D.  hành chính. Câu 13:  Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? A.  Bình đẳng giữa anh, chị, em.     B.  Bình đẳng giữa vợ và chồng. C.  Bình đẳng giữa những người trong họ hàng.  D.  Bình đẳng giữa cha mẹ và con. Câu 14:  Tính chặt chẽ về hình thức của pháp luật thể hiện ở A.  văn bản pháp luật diễn đạt chính xác, một nghĩa. B.  mọi cá nhân phải xử sự theo pháp luật. C.  mọi tổ chức và cá nhân phải xử sự theo pháp luật. D.  cưỡng chế khắc phục hậu quả do làm trái pháp luật. Câu 15:  Một vụ cháy lớn xảy ra tại quán karaoke X gây thiệt hại vô cùng lớn về  người. Một   trong những nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nghiêm trọng trên là do chủ quán karaoke không áp  dụng biện pháp phòng cháy chữa cháy. Chủ quán karaoke đó đã vi phạm A.  hành chính. B.  kỉ luật. C.  hình sự. D.  dân sự. Câu 16:  Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm   của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng về A.  nghĩa vụ pháp lí. B.  quyền và nghĩa vụ. C.  trách nhiệm pháp lí. D.  vi phạm pháp luật. Câu 17:  Khẳng định nào sau đây là đúng? A.  Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ. B.  Công dân đều binh đẳng về hưởng quyển và thực hiện nghĩa vụ.  C.  Công dân được hướng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội. D.  Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ. Câu 18:  Cảnh sát giao thông xử lý việc học sinh B đi xe máy vào đường ngược chiều là biểu  hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A.  Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.       B.  Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C.  Tính quy phạm phổ biến.    D.  Tính quyền lực, bắt buộc chung.                     Câu 19:  Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của   pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi A.  bất hợp pháp. B.  hợp pháp. C.  đúng đắn. D.  hợp lí. Câu 20:  Pháp luật là hệ  thống các quy tắc xử  sự  chung do Nhà nước ban hành và được bảo                                                 Trang 2/4 ­ Mã đề thi 704
  3. đảm thực hiện bằng quyền lực của A.  Chính phủ. B.  Nhà nước. C.  nhân dân. D.  Quốc hội. Câu 21:  Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng ? A.  Tài sản được chia cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. B.  Lương hàng tháng của vợ, chồng. C.  Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. D.  Tài sản được tặng riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Câu 22:  Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật? A.  Thi hành pháp luật. B.  Sử dụng pháp luật. C.  Tuân thủ pháp luật. D.  Phổ biến pháp luật. Câu 23:   Ủy ban nhân dân tỉnh Q xử phạt hành chính các trường hợp không thực hiện các biện   pháp phòng chống dịch Covid­19 trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xử phạt là cán bộ hay   nhân dân. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A.  nghĩa vụ pháp lý. B.  trách nhiệm pháp lý. C.  quyền và nghĩa vụ. D.  xét xử của Tòa án. Câu 24:  Anh N đi xe máy phóng nhanh, vượt  ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn  thương, tổn hại sức khỏe 11% và xe máy bị  hỏng nặng. Anh N phải chịu những loại trách  nhiệm pháp lí nào dưới đây? A.  Kỉ luật và dân sự. B.  Dân sự và hành chính. C.  Hình sự và dân sự. D.  Hình sự và hành chính. Câu 25:  Ông B lừa chị C bằng cách mượn của chị 10 triệu đồng nhưng đến ngày hẹn ông B đã   không chịu trả cho chị C số tiền trên. Chị C đã làm đơn kiện ông B ra tòa. Việc chị C kiện ông B   là hành vi A.  sử dụng pháp luật B.  tuân thủ pháp luật C.  thi hành pháp luật D.  áp dụng pháp luật Câu 26:  Bức tường nhà chị A bị hư hỏng nặng do anh B (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được   trao đổi về  trách nhiệm của người xây dựng công trình theo quy định của pháp luật, anh B đã   cho xây dựng lại bức tường nhà chị  A. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể  hiện vai trò là  phương tiện để     A.  Nhà nước phát huy uy quyền của mình. B.  bảo vệ các quyền tự do theo ý muốn của công dân. C.  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D.  Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật Câu 27:  Kinh doanh có thu nhập cao, anh M đã yêu cầu chị L (là vợ anh) phải thôi công tác ở cơ  quan để ở nhà chăm sóc chồng, con. Hành vi này của anh M là biểu hiện không bình đẳng giữa  vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ? A.  Quan hệ nhân thân. B.  Quan hệ đạo đức. C.  Quan hệ tài sản D.  Quan hệ gia đình. Câu 28:  Anh A vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại và đã tông vào xe máy của anh B   làm B bị thương, xe hỏng nhiều chỗ. A bị Cảnh sát giao thông phạt tiền và phải đền bù cho B   một số tiền. Trong trường hợp này, A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A.  Kỉ luật và hành chính. B.  Hình sự và dân sự. C.  Hành chính và dân sự. D.  Dân sự và kỷ luật.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 704
  4. Câu 29:  Bạn M hỏi bạn A, tại sao tất cả các quy định trong Luật Giáo dục đều phù hợp với   quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp. Em sẽ  sử dụng đặc  trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn M? A.  Tính xác định chặt chẽ về hình thức.    B.  Tính quy phạm phổ biến. C.  Tính bắt buộc chung.    D.  Tính quyền lực. Câu 30:  Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ  hoa của ông A nên bị anh Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ chạy   và đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính  vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A.  Ông A và anh Q. B.  Anh M. C.  Anh Q. D.  Anh M và chị N.                             ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 704
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2