intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 (Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian bàm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh………………………………….Số báo danh……………. MÃ ĐỀ 001 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM Câu 57. Để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác phải dựa vào đặc trưng nào sau đây? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 58: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân Câu 59: Pháp luật được thực hiện bằng A. tập quán vùng miền. B. truyền thống dân tộc. C. quyền lực Nhà nước. D. phong tục địa phương. Câu 60. Phương tiện hiệu quả nhất để nhà nước quản lý xã hội là gì ? A. Kế hoạch . B. Pháp luật. C. Chính sách. D. Giáo dục. Câu 61: Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến A. vai trò của pháp luật. B. nhiệm vụ của pháp luật. C. đặc trưng của pháp luật. D. chức năng của pháp luật. Câu 62: Bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội phản ánh bản chất nào dưới đây của pháp luật ? A. Xã hội. B. Giai cấp. C. Bắt buộc chung D. Nhân văn Câu 63: Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ những hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. xác nhận hợp đồng. B. thực hiện giao dịch. C. xây dựng quy chế. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 64. Pháp luật được hiểu là hệ thống các A. qui định chung do nhà nước ban hành. B. văn bản quy phạm pháp luật. C. quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành. D. điều luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trang 1 – Mã đề 001
  2. Câu 65: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật. Câu 66: Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây? A. Bồi thường thiệt hại. B. Phê bình. C. Chuyển công tác. D. Buộc thôi việc. Câu 67: Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật và có thể tự A. thay đổi mọi quan hệ xã hội. B. triệt tiêu sự phân chia giai cấp. C. điều khiển được hành vi của mình D. xóa bỏ quyền tự do tín ngưỡng. Câu 68:Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm kỉ luật. C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm hình sự. Câu 69. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính do hành vi cố ý vi phạm pháp luật của mình gây ra? A.12 tuổi B.14 tuổi. C.16 tuổi D.18 tuổi Câu 70: Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có A. ý chí thực hiện. B. khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện C. năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. D. tri thức thực hiện. Câu 71: Thực hiện pháp luật là hành vi A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức. C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội. Câu 72. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự do mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra? A.12 tuổi B.14 tuổi. C.16 tuổi D.18 tuổi Câu 73: Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để công dân A. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân. B. thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. C. thực hiện quyền của mình. D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 74: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức Trang 2 – Mã đề 001
  3. Câu 75: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức Câu 76: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Quy phạm phổ biến. B. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Quyền lực, bắt buộc chung. D. Quy phạm pháp luật. Câu 77: Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử dụng vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Phương tiện để quản lí xã hội. B. Bảo vệ quyền, lợi ích của công dân. C. Tổ chức và thực hiện pháp luật. D. Thực hiện quyền, lợi ích của công dân. Câu 78: Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 79: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự? A. Giao hàng không đúng mẫu mã. B. Lấn chiếm hành lang giao thông. C. Công chức đi làm muộn. D. Tổ chức sản xuất ma túy. Câu 80. Chị M viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống cháy nổ cho người dân. Chị M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật Câu 81. Một số thanh niên khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy đã có hành động lạng lách đánh võng trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hành vi này đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỷ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 82. Đại lý X được cấp giấy phép phân phối thuốc tân dược nhưng lại bí mật bán lẻ thêm bột dinh dưỡng cho các gia đình có trẻ nhỏ trong khu dân cư. Đại lý X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỷ luật. Câu 83: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật ? A. Anh A phát biểu trong cuộc họp của tổ dân phố. B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp. Trang 3 – Mã đề 001
  4. C. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản. D. Anh K lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác. Câu 84: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch ủy ban nhân dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của của anh N là không thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM Câu 1: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Tình huống: Anh K 28 tuổi, làm cán bộ ở UBND Huyện X, trên đường đến cơ quan anh đã lái xe ô tô với tốc độ rất nhanh nên anh đã tông vào anh P lái xe máy đi cùng chiều khiến anh P bị thương rất nặng (tỉ lệ thương tật 40%), xe máy bị hỏng nặng. Câu hỏi: 1. Anh K có vi phạm pháp luật không? Vì sao? 2. Theo em, anh K phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào? Câu 2: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Tình huống : Cơ sở kinh doanh phòng hát karaoke của anh Nguyễn Văn Q bị cơ quan có thẩm quyền X đình chỉ hoạt động do không áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy. Câu hỏi: Trong tình huống này cơ quan có thẩm quyền X đã sử dụng vai trò nào của pháp luật? Trình bày hiểu biết của em về vai trò đó của pháp luật? -----------------------Hết----------------- Trang 4 – Mã đề 001
  5. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 (Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian bàm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên:…………………………………………Số báo danh…………….MÃ ĐỀ 002 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM Câu 57: Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật? A. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nghị quyết của Quốc hội. C. Nghị quyết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Câu 58. Những quy tắc xử sự chung được áp dụng với mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 59. Các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp, không được trái với nội dung văn bản nào sau đây? A. Hương ước làng. B. Hiến pháp. C. Điều lệ. D. Hợp đồng. Câu 60: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán? A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị. Câu 61: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. sử dụng pháp luật B. thi hành pháp luật C. tuân thủ pháp luật D. áp dụng pháp luật Câu 62. Đặc trưng nào sau đây của pháp luật là một trong những căn cứ để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 63: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. áp dụng pháp luật D. thi hành pháp luật Câu 64: Các tổ chức cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 65: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi phạm Trang 1- Mã đề 002
  6. A. kỷ luật. B. dân sự. C. hành chính. D. hình sự. Câu 66: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ nào sau đây? A. Tài sản. B. Huyết thống. C. Đời tư. D. Hôn nhân. Câu 67. Để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác phải dựa vào đặc trưng nào sau đây? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 68. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm quy tắc nào sau đây? A. Quản lý xã hội. B. Quản lý Nhà nước. C. Giao dịch dân sự D. Hợp đồng lao động. Câu 69: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là hình thức A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 70: Qúa trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. thực hiện pháp luật. B. phổ biến pháp luật. C. tư vấn pháp luật. D. giáo dục pháp luật. Câu 71. Người bị coi là tội phạm nếu A. vi phạm hình sự. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm kỷ luật. Câu 72: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí? A. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật. B. Công khai bí mật đời tư. C. Răn đe người khác không vi phạm . D. Kiềm chế việc làm sai phạm. Câu 73: Anh S đi xe máy nhưng không mang bằng lái xe. Cảnh sát giao thông đã xử phạt anh S. Hành vi của Cảnh sát giao thông là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính bắt buộc thực hiện. Câu 74: Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến A. vai trò của pháp luật. B. nhiệm vụ của pháp luật. C. đặc trưng của pháp luật. D. chức năng của pháp luật. Trang 2- Mã đề 002
  7. Câu 75: Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử dụng vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Phương tiện để quản lí xã hội. B. Bảo vệ quyền, lợi ích của công dân. C. Tổ chức và thực hiện pháp luật. D. Thực hiện quyền, lợi ích của công dân. Câu 76: Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh nhà anh D hàng xóm xây nhà mới. Sau khi được trao qui định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh D đã xây mới lại bức tường cho nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò gì? A. Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình. B. Phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân. Câu 77: Công ty A chậm thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận với công ty B và bị công ty B khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử lý vi phạm của công ty A là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính thực tiễn xã hội. Câu 78: Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã để xảy ra vụ thanh sắt rơi, làm một người phụ nữ đang đi đường tử vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính giáo dục của pháp luật. Câu 79. Lợi dụng khi ông T giám đốc đi công tác dài ngày, chị P thường xuyên đi làm muộn về sớm, tranh thủ bán hàng online trong giờ làm việc để tăng thêm thu nhập. Chị P đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỷ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 80. Công dân vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Buôn bán tàng trữ ma túy. B. Vay tiền không trả đúng thời hạn hợp đồng. C. Tổ chức gây rối phiên tòa. D. Lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ. Câu 81. Chị M viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho người dân. Chị M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật Trang 3- Mã đề 002
  8. Câu 82. Một số thanh niên đã có hành vi đua xe trái phép trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hành vi này đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỷ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 83. Anh K bị phát hiện tham ô 200 triệu đồng của công ty, gần đây anh lại còn thường xuyên nghỉ làm không có lí do, hành vi của anh K thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự và dân sự. B. Dân sự và kỷ luật. C. Hành chính và hình sự. D. Hình sự và kỷ luật. Câu 84. Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị P là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị P bị gãy tay. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã yêu cầu anh H phải dừng lại và đưa chị P vào cơ sở y tế để kiểm tra. Tuy nhiên, anh H không dừng lại nên anh T đã đánh anh H bị thương nhẹ. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh T và chị P. B. Anh H và chị P. C. Anh H, chị P, anh T. D. Anh H, anh T. II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM Câu 1: 2 điểm Tình huống: Trong giờ làm việc tại công ty X, anh H là phó giám đốc công ty đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh H lao vào đánh trọng thương anh S. a. Hành vi của anh H có vi phạm pháp luật không? Vì sao? b. Theo em, anh H phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào? Câu 2: 1 điểm Tình huống: Anh M là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn bộ số mỹ phẩm giả mà cơ sở X đã sản xuất. Câu hỏi: Trong tình huống trên anh M đã sử dụng vai trò nào của pháp luật? Trình bày hiểu biết của em về vai trò đó của pháp luật? -------------HẾT---------------- Trang 4- Mã đề 002
  9. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM CÂU MÃ ĐỀ 001 MÃ ĐỀ 002 57 A B 58 B A 59 C B 60 B A 61 A B 62 A C 63 D A 64 C A 65 A D 66 A A 67 C A 68 A B 69 B A 70 C A 71 A A 72 C B 73 D B 74 B A 75 A A 76 B C 77 A C 78 D A 79 A A 80 A D 81 C A 82 B C 83 A D 84 B B
  10. II. TỰ LUẬN: Mã đề 001: CÂU NỘI DUNG THANG ĐIỂM Câu 1 2 điểm a. Hành vi của anh K có vi phạm pháp luật không? Vì sao? - Hành vi của anh K có vi phạm pháp luật 0.5 điểm Giải thích: * Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do 0.25 điểm người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. * Hành vi của anh K có đủ 3 dấu hiệu trên: - Thứ nhất: Hành vi của anh K là hành vi trái pháp luật 0.25 điểm + Anh K lái xe với tốc độ rất nhanh là vi phạm Luật giao thông đường bộ. + Anh K gây thương tích cho anh P với tỉ lệ thương tật 40% và làm hỏng xe của anh P. - Thứ 2: Anh K là người có năng lực trách nhiệm pháp 0.25 điểm lý. + Anh K – 28 tuổi đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý. + Anh K có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. - Thứ 3: anh K là người có lỗi + Anh K biết hành vi phóng nhanh, vượt ẩu sẽ gây nguy 0.25 điểm hiểm khi tham gia giao thông nhưng vẫn cố ý làm. b. Theo em, anh K phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào? - Anh K phóng nhanh, vượt ẩu vi phạm Luật giao thông 0.5 điểm đường bộ là hành vi vi phạm hành chính. Anh phải chịu trách nhiệm hành chính. - Anh K gây thương tích cho anh P với tỉ lệ thương tật 40% là hành vi vi phạm hình sự. Anh phải chịu trách nhiệm hình sự theo quyết định của Tòa án. - Anh K làm hỏng xe của anh P, và gây thương tích cho anh P là hành vi vi phạm dân sự và phải bồi thường thiệt hại cho anh P.
  11. Câu 2 1 điểm - Cơ quan thẩm quyền X đã sử dụng vai trò pháp luật là 0.25 đ phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. - Nội dung vai trò pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. + Để quản lý xã hội , cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hứu hiệu 0.25 đ nhất mà không một phương tiện nào thay thế được. + Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực 0.25 đ của mình và kiểm tra, kiểm soát được mọi hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức. + Quản lý nhà nước bằng pháp luật là phương pháp quản 0.25 đ lý dân chủ và hiệu quả nhất. MÃ ĐỀ 002 CÂU NỘI DUNG THANG ĐIỂM Câu 1 2 điểm a. Hành vi của anh H có vi phạm pháp luật không? Vì sao? - Hành vi của anh H có vi phạm pháp luật 0.5đ Giải thích: * Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do 0.25đ người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. * Hành vi của anh K có đủ 3 dấu hiệu trên: - Thứ nhất: Hành vi của anh H là hành vi trái pháp 0.25đ luật + Anh H là phó giám đốc công ty đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. + Anh H gây trọng thương cho anh S, là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác. - Thứ 2: Anh H là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. 0.25đ + Anh H đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý.
  12. + Anh H có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. - Thứ 3: Yếu tố lỗi + Anh H biết hành vi đánh bài ăn tiền trong cơ quan và 0.25đ hành vi đánh người gây thương tích là trái hành vi trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn cố ý làm. b. Theo em, anh H phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào? - Hành vi đánh bài ăn tiền trong cơ quan là hành vi vi 0.5 đ phạm kỷ luật, anh H phải chịu trách nhiệm kỷ luật. - Hành vi đánh trọng thương anh S là hành vi vi phạm hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự. Câu 2 1 điểm - Trong tình huống anh M cán bộ cơ quan liên ngành đã 0.25 đ sử dụng vai trò pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. - Nội dung vai trò pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội: + Để quản lý xã hội , cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hứu hiệu 0.25 đ nhất mà không một phương tiện nào thay thế được. + Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được mọi hoạt động của 0.25 đ mọi cá nhân, tổ chức. + Quản lý nhà nước bằng pháp luật là phương pháp quản lý dân chủ và hiệu quả nhất. 0.25 đ An Lão, ngày 12 tháng 10 năm 2023 GV ra đề Phạm Thị Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2