intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 -------------------- Thời gian làm bài: 45 (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: .......... Mã đề 801 Câu 1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật ? A. Hiến pháp. B. Luật bóng đá. C. Luật hình sự. D.Luật giáo dục. Câu 2. Pháp luật là A. hệ thống các quy định xử sự chung B. hệ thống các quy luật xử sự chung C. hệ thống các quy tắc xử sự chung D. hệ thống các quy phạm xử sự chung Câu 3. Pháp luật là phương tiện để nhà nước A. quản lý xã hội. B. quản lý công dân. C. bảo vệ các công dân. D. bảo vệ các giai cấp. Câu 4. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. tính tự giác của nhân dân. B. tiềm lực tài chính quốc gia. C. quyền lực nhà nước. D. sức mạnh chuyên chính. Câu 5. Tổ chức, cá nhân không thực hiện theo quy định của pháp luật sẽ bị A. Nhà nước cưỡng chế. B. dư luận xã hội lên án. C. coi là tội phạm. D. coi là trái đạo đức. Câu 6. Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 7. Cá nhân không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí. Điều này thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 8. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các A. giá trị tinh thần. B. giá trị đạo đức. C. lợi ích Nhà nước. D. lợi ích cá nhân. Câu 9. Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 10. Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử dụng vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Tổ chức và thực hiện pháp luật. B. Bảo vệ quyền, lợi ích của công dân. C. Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. D. Thực hiện quyền, lợi ích của công dân. Câu 11. Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh nhà anh D hàng xóm xây nhà mới. Sau khi được trao qui định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh D đã xây mới lại bức tường. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò là phương tiện để Mã đề 801 Trang 3/3
  2. A. nhà nước phát huy quyền lực của mình. B. nhà nước quản lý xã hội. C. bảo vệ mọi quyền cơ bản của công dân. D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 12. Công ty A chậm thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận với công ty B và bị công ty B khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử lý vi phạm của công ty A là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính thực tiễn xã hội. Câu 13. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. thực hiện pháp luật. B. phổ biến pháp luật. C. tư vấn pháp luật. D. giáo dục pháp luật. Câu 14. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ những hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. vi phạm pháp luật. B. vi phạm xã hội. C. trách nhiệm pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 15. Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức A. tuân thủ pháp luật . B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 16. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây? A. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ. B. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật. C. Ổn định ngân sách quốc gia. D. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân. Câu 17. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. các hành vi nguy hiểm cho xã hội. C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. D. quan hệ tài sản và nhân thân. Câu 18. Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là A. chủ thể đại diện phải ẩn danh. B. người ủy quyền được bảo mật. C. người vi phạm phải có lỗi. D. chủ thể làm chứng bị từ chối. Câu 19. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây khác với các hình thức còn lại? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 20. Tòa án nhân dân huyện X triệu tập A để xét xử vụ án li hôn giữa A với vợ. Vậy tòa án đang A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 21. Đến hạn nộp tiền điện mà X vẫn không nộp. Vậy X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 22. Công dân không thực hiện đúng hợp đồng mua bán phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Công vụ. Câu 23. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật hình sự ? A. lây truyền HIV cho người khác. B. Kinh doanh trốn thuế. C. Công chức đi làm muộn. D. Vi phạm hợp đồng. Câu 24. Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, Mã đề 801 Trang 3/3
  3. anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn. Anh A phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Kỷ luật – hành chính. B. Kỷ luật – dân sự. C. Hình sự - kỷ luật. D. Hình sự - hành chính. Câu 25. Đại lý X được cấp giấy phép phân phối thuốc tân dược nhưng lại bí mật bán lẻ thêm bột dinh dưỡng cho các gia đình có trẻ nhỏ trong khu dân cư. Đại lý X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 26. Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thay đổi nội dung di chúc. B. Ủy quyền giao nhận hàng hóa. C. Xóa bỏ các loại cạnh tranh. D. Thu hồi giấy phép kinh doanh. Câu 27. Doanh nghiệp X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Doanh nghiệp X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật. Câu 28. Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền trong kinh doanh. B. nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí . D. nghĩa vụ pháp lí. Câu 29. Ông A phê bình hàng xóm là ông B thường xuyên xả rác thải không đúng nơi quy định dẫn đến mâu thuẫn giữa hai gia đình. Một lần, bắt gặp ông A đã vượt đèn đỏ còn lớn tiếng mắng chửi cảnh sát giao thông là anh S, con trai ông B là anh C, đồng nghiệp của anh S, đã lập biên bản xử phạt ông A theo quy định. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Ông A và anh C. B. Ông B và ông A. C. Ông B và anh S. D. Ông B và anh C. Câu 30. Anh V hợp đồng thuê lại toàn bộ căn hộ của ông B, rồi cùng em trai là anh M sử dụng ngôi nhà đó làm cơ sở kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Sau nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi không đăng ký tạm trú tạm vắng, anh V đã trao đổi và đồng ý để anh K được cải tạo lại một phần ngôi nhà này để làm xưởng sản xuất. Trong một lần tới gặp anh V để nhận tiền thuê nhà, ông B phát hiện ngồi nhà mình cho anh V thuê đã bị thay đổi một số kết cấu, khi tiến hành kiểm tra ông vô tình phát hiện anh K có hành vi sản xuất ma túy nên đã đe dọa sẽ báo với cơ quan chức năng. Lo sợ việc kinh doanh bị phát hiện, anh K đã chuyển đi nơi khác mà không thanh toán tiền thuê nhà cho anh V cũng như cắt mọi liên lạc với anh V. Trong một lần đi du lịch tại một thị trấn gần biên giới, tình cờ anh M gặp lại anh K, yêu cầu anh K trả tiền cho anh V không được, anh M đã đánh anh K bị chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây có thể đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự? A. Anh K và anh M. B. Anh K, anh M và anh V. C. Anh K, ông B và anh M. D. Anh K và anh V. ------ HẾT ----- Mã đề 801 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2