intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án" biên soạn bởi trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội được chia sẻ dưới đây giúp các em có thêm tư liệu luyện tập và so sánh kết quả, cũng như tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó đề ra phương pháp học tập hiệu quả giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Năm học 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Vận dụng Tổng số câu Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Tổng điểm Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Tỉ lệ % Nhận biết được Hiểu ý nghĩa của Vận dụng kiến Vận dụng kiến 1. Tự hào về hành vi, việc làm, truyền thống gia thức xử lí tình thức lựa chọn truyền thống biểu hiện của đình, dòng họ. huống. thực hiện hành gia đình, dòng truyền thống gia vi. họ đình, dòng họ. Số câu Số câu: 3 Số câu: 4 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 11 Số điểm Số điểm: 1,25 Số điểm:1 Số điểm: 0,75 Số điểm: 0,25 Số điểm: 3,25 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 12,5% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 7,5% Tỉ lệ: 2,5% Tỉ lệ: 32,5% Nhận biết hành vi, Hiểu ý nghĩa của Vận dụng kiến việc làm, biểu hiện yêu thương con thức xử lí tình Xử lí tình huống 2. Yêu thương yêu thương con người. huống; lựa chọn con người người và trái với hành vi. yêu thương con người. Số câu Số câu: 7 Số câu: 4 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 15 Số điểm Số điểm: 1,5 Số điểm: 1 Số điểm: 0,75 Số điểm: 0,25 Số điểm: 3,25 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 7,5% Tỉ lệ: 2,5% Tỉ lệ: 32,5% Nhận biết được Hiểu ý nghĩa của Vận dụng kiến những biểu hiện siêng năng, kiên thức xử lí tình 3. Siêng năng, siêng năng, kiên trì trì. huống. kiên trì và chưa siêng năng, kiên trì. Số câu Số câu: 6 Số câu: 4 Số câu: 4 Số câu:14 Số điểm Số điểm: 1,25 Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm:3,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 12,5% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 35% Tổng số câu Số câu: 16 Số câu:12 Số câu: 10 Số câu: 2 Số câu: 40 Tổng điểm Số điểm: 4 Số điểm: 3 Số điểm: 2,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 100 %
  2. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Năm học 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: …………………………………………………… Lớp: …………………… Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Đâu là những truyền thống của gia đình, dòng họ phổ biến của dân tộc ta? A. Cần cù, hiếu học, yêu nước, yêu thương con người... B. Ham chơi, lười biếng C. Không có truyền thống nào D. Giàu có, nhiều tiền, thích hưởng thụ Câu 2: Dòng nào dưới đây không phải là một truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Hiếu học B. Trọng nam khinh nữ B. Lao động cần cù D. Yêu thương con người Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ. B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp. D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy. Câu 4: Các gia đình cùng quyên góp rau và lương thực ủng hộ thành phố Hồ Chí Minh để giúp đỡ người dân trong giai đoạn giãn cách thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của gia đình, dòng họ? A. Yêu thương, chia sẻ. B. Cần cù, chăm chỉ. C. Yêu nước chống giặc ngoại xâm. D. Cần cù, hăng say trong lao động. Câu 5: Đối với mỗi người, truyền thống gia đình, dòng họ có vai trò như thế nào? A. Không giúp được gì trong cuộc sống. B. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. C. Giúp chúng ta ăn chơi, hưởng thụ không cần lao động. D. Giúp chúng ta có thêm nhiều tiền. Câu 6: Truyền thống của gia đình dòng họ có ý nghĩa gì? A. Không có ý nghĩa gì đối với gia đình, xã hội. B. Góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. C. Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. D. Góp phần làm cho gia đình và xã hội tốt đẹp.
  3. Câu 7: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về giá trị truyền thống tốt đẹp cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác? A. Qua cầu rút ván B. Uống nước nhờ nguồn C. Ăn cây táo, rào cây sung D. Nuôi ong tay áo Câu 8: Bạn N hỏi ông về truyền thống hiếu học của dòng họ Nguyễn nhà mình. Việc làm của N là việc nào trong những dòng sau? A. Không làm gì cả, tự nó phát triển B. Ham chơi, lười làm cứ lấy tiền ra để trả mọi thứ là xong C. Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ D. Không cần tìm hiểu truyền thống gia đình, dòng họ Câu 9: Trong những hành động dưới đây, hành động nào đã biết phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? A. M thấy gia đình mình có điều kiện, nên không chăm chỉ học tập. B. H thấy xấu hổ vì gia đình nghèo, H nghĩ rằng gia đình mình không có truyền thống nào cả. C. A sinh ra trong gia đình có truyền thống võ thuật nên thường hay bắt nạt bạn bè để thể hiện. D. Ngoài giờ học T hay phụ giúp bố mẹ bán phở gia truyền. Câu 10: Để nhận được phần thưởng của dòng họ, bạn B phải lựa chọn phương án nào sau đây? A. Cố gắng nỗ lực trong học tập; rèn luyện đạo đức tốt. B. Không cần cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức. C. Phần thưởng chả bao nhiêu, không cần phấn đấu. D. Phấn đấu đạt học lực trung bình, đạo đức tốt. Câu 11: Gia đình H có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung thu. Có người khuyên H không nên theo nghề truyền thống của gia đình vì vất vả và không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa. Nếu là H em sẽ chọn phương án nào sau đây? A. Nghe theo lời khuyên, không theo nghề truyền thống của gia đình. B. Mặc dù nghề truyền thống của gia đình vất vả nhưng đáng tự hào và trân trọng. C. Im lặng trước lời khuyên của mọi người. D. Tự hào, nhưng thấy vất vả nên không muốn theo nghề của gia đình. Câu 12: Biểu hiện của yêu thương con người: Quan tâm, giúp đỡ thông cảm, sẻ chia, biết tha thứ, biết ............vì người khác. Chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ chấm. A. hi sinh B. yêu mến C. hạnh phúc D. cảm động
  4. Câu 13: Biểu hiện trái với yêu thương con người là nhỏ nhen, ích kỳ thờ ơ trước những ............và đau khổ của người khác. Chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ chấm. A. vui vẻ B. khó khăn C. sung sướng D. hạnh phúc Câu 14: Khi ông bà em bị ốm em sẽ làm gì? A. Hỏi thăm và chăm sóc ông bà. B. Hỏi thăm qua loa. C. Tranh thủ thời gian hỏi thăm. D. Không hỏi gì đã có bố mẹ lo. Câu 15: Để thể hiện tình yêu thương con người trong gia đình, ngoài việc học em sẽ làm gì? A. Chơi game để bố mẹ đỡ phải nhắc nhở làm bài. B. Chỉ lau nhà khi bố mẹ nhắc. C. Ngồi xem ti vi, không làm gì. D. Lau dọn nhà cửa giúp bố mẹ. Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Quan tâm, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm. B. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không mong sự trả ơn. C. Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người, kể cả những người làm điều xấu, điều ác. D. Giúp đỡ người khác để được giúp đỡ lại. Câu 17: Hành động nào dưới đây không biểu hiện tình yêu thương con người? A. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn. B. Gặt lúa giúp gia đình. C. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. D. Không ủng hộ quỹ vì người nghèo. Câu 18: Hành động giúp người khó khăn trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid- 19 đã thể hiện điều gì? A. Lòng yêu thương. B. Sự năng động. C. Sự chăm chỉ. D. Sự giàu có. Câu 19: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người? A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. B. Lá lành đùm lá rách. C. Uống nước nhớ nguồn . D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Câu 20: Yêu thương con người là ...…... quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ chấm. A. truyền thống B. gia đình C. dòng họ D. tự hào
  5. Câu 21: Lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu? A. Từ sự ban ơn. B. Từ lòng thương hại. C. Từ tấm lòng chân thành. D. Từ sự mong trả ơn. Câu 22: Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói về điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 23: Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào không thể hiện tình yêu thương con người? A. Mẹ bạn H bị ốm, N biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi. B. V bị ốm, nhờ T chép bài, nhưng bạn T không chép. C. Bé M bị ngã. L thấy vậy đã băng bó vết thương cho M. D. Y luôn giúp đỡ người khác. Câu 24: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người A. có lòng thương người. B. sống giản dị. C. có lòng tự trọng. D. sống trung thực. Câu 25: Để rèn luyện lòng yêu thương em chọn cách nào dưới đây? A. Sống thiếu tích cực hơn, yêu thương nhiều hơn. B. Không quan tâm C. Không giúp đỡ D. Vun đắp tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất. Câu 26: Gia đình H rất khó khăn, mẹ bạn bị bệnh hiểm nghèo. Lớp tổ chức đi thăm, tặng quà, động viên H nhưng một số bạn trong lớp không muốn tham gia. Em sẽ lựa chọ cách xử lí nào sau đây? A. Nói cho các bạn rõ về hoàn cảnh gia đình bạn H; khuyên các bạn tham gia; không ép buộc. B. Phê bình các bạn không có tình yêu thương con người; ép các bạn tham gia C. Không nói gì, khi một số bạn không tham gia D. Không nói cho các bạn biết hoàn cảnh gia đình H; không khuyên các bạn Câu 27: Biểu hiện nào dưới đây trái với siêng năng, kiên trì? A. Tự giác, thường xuyên. B. Trung thực thẳng thắn. C. Lười biếng, chóng chán. D. Chăm chỉ, quyết tâm.
  6. Câu 28: Người có tính siêng năng, kiên trì sẽ A. được mọi người tin tưởng, yêu quý. B. được mọi người tin tưởng. C. được mọi người kính trọng, biết ơn. D. được mọi người ca ngợi, biết ơn. Câu 29: Dòng nào là biểu hiện siêng năng, kiên trì của học sinh? A. Đi học chuyên cần, đúng giờ. B. Không làm bài tập, đi học muộn. C. Hay đi học muộn, nghỉ học. D. Không tự giác học bài. Câu 30: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp con người yêu đời, tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. B. Giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. C. Giúp con người sống có ích, giúp đỡ mọi người. D. Giúp con người tự tin trong công việc và cuộc sống. Câu 31: Có rất nhiều bài tập chưa làm nhưng buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau đến lớp chép. Hành động của N không phải là biểu hiện của đức tính nào sau đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Lười biếng, ỷ lại. C. Chăm chỉ, cần cù. D. Tự giác, thường xuyên. Câu 32: Dòng nào là biểu hiện của học sinh chưa siêng năng, kiên trì? A. Đi học chuyên cần. B. Thường xuyên nghỉ học. C. Chăm chỉ học bài cũ. D. Làm đầy đủ bài tập. Câu 33: Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về A. đức tính khiêm nhường. B. đức tính tiết kiệm. C. đức tính trung thực. D. đức tính siêng năng, kiên trì. Câu 34: Em tán thành ý kiến nào dưới đây? A. Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì. B. Nếu gặp bài khó thì nên bỏ qua để làm việc khác. C. Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở. D. Siêng năng, kiên trì cũng không giỏi được. Câu 35: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không thể hiện tính siêng năng, kiên trì? A. Kiến tha lâu đầy tổ. B. Lá lành đùm lá rách. C. Mưu cao chẳng bằng chí đầy. D. Có chí thì nên. Câu 36: Để đạt kết quả cao trong học tập, em chọn việc làm nào trong các việc sau? A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà. B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao. C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt. D. Không chuẩn bị bài mới.
  7. Câu 37: Kết quả học tập của A chưa tốt vì A mải chơi game. Theo em, A cần lựa chọn việc làm nào sâu đây? A. Không cần cố gắng học tập và rèn luyện. B. Cần kiên trì và chăm chỉ hơn trong học tập. C. Cần rèn luyện đạo đức tốt hơn. D. Cần chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức. Câu 38: V luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Chia sẻ với các bạn bí quyết của mình, V cho biết: “Với những bài tập khó mình ít suy nghĩ mà thường chép lời giải ở phần hướng dẫn”. Cách làm của V đúng với nhận xét nào sau đây? A. Không tốt, thiếu tính siêng năng, kiên trì. B. Rất tốt, tiết kiệm thời gian làm việc khác. C. Không xấu, biết tiết kiệm thời gian. D. Không tốt, thiếu kiên trì. Câu 39: Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn M đang chép tài liệu. Trong trường hợp này em sẽ chọn phương án nào dưới đây? A. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài. B. Mặc kệ, coi như không biết. C. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm. D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp. Câu 40: Nghỉ hè, M đi học bơi và muốn trở thành người bơi giỏi. Theo em, M cần chọn việc làm nào sau đây để trở thành người bơi giỏi? A. Chăm chỉ tập bơi hàng ngày. B. Chỉ tập 1 buổi trong tuần. C. Một tuần tập 30 phút. D. Không cần tập cũng sẽ bơi giỏi. ---------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B D A B C B C D A B A B A D B D A B A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C B B A D A C A A B A B D A B A B A C A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2