intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế An’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế An

  1. TRƯỜNG THCS QUẾ AN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022- 2023 Môn GDCD – Lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 2 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 15 và ghi vào giấy kiểm tra - Ví dụ chọn phương án A câu 1, ghi là 1A) Câu 1. Hành vi nào sau đây là tôn trọng lẽ phải? A. Thấy bất kì việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lý D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết? A. Nhặt của rơi, trả lại cho người mất. B. Chỉ nhận những gì do công sức mình làm ra. C. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin. D. Quyên góp tiền giúp đỡ người nghèo. Câu 3. Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện A. lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính, ích kỉ. B. lối sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người. C. quan điểm sống tốt đẹp, làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn. D. mong muốn làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. Câu 4. Câu tục ngữ nào nói về tôn trọng lẽ phải? A. Vàng thật, không sợ lửa. B. Ăn có mời làm có khiến. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. D. Áo rách cốt cách người thương. Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng người khác? A. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật. B. Tự nhận lỗi khi mắc sai lầm C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện. D. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người. Câu 6. Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên chúng ta phải biết A. liêm khiết. B. giữ chữ tín C. tôn trọng người khác. D. tôn trọng lẽ phải. Câu 7. Pháp luật là gì? A. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành. B. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do một tổ chức ban hành. C. Thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. D. Đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. Câu 8. Ý kiến nào sau đây là đúng về người giữ chữ tín? A. Luôn đúng hẹn với tất cả mọi người. B. Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. C. Giữ chữ tín là làm mọi cách cho người khác tin mình. D. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín. Câu 9. Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín? A. Che giấu khuyết điểm của bản thân. B. Hoàn thành nhiệm vụ. C. Đã hứa thì phải làm. D. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận. Câu 10. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật?
  2. A. Tàng trữ và sử dụng ma túy. B. Sử dụng điện thoại trong giờ học. C. Ngắt hoa, bẻ cây trong công viên. D. Trốn tiết học đi chơi. Câu 11. Biểu hiện của giữ chữ tín là A. nói một đằng làm một nẻo. B. giữ đúng lời hứa. C. buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao. D. luôn sai hẹn. Câu 12. “Nói chín thì phải làm mười/ nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên chúng ta điều gì ? A. Giữ chữ tín. B. Liêm khiết. C. tôn trọng lẽ phải. D. Tôn trọng người khác. Câu 13. Những quy định, quy ước của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Nội quy. B. Quy chế. C. Kỉ luật. D. Pháp luật. Câu 14. Ý kiến nào sau đây không đúng về tôn trọng người khác? A. Tôn trọng người khác cũng là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. B. Chỉ nên dành sự tôn trọng cho ai tôn trọng mình. C. Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi. D. Sẽ nhận được sự quý trọng của mọi người. Câu 15. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo. B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo. C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt. D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 16. (1.0 đ) Liêm khiết là gì? Theo em, vì sao nói “chỉ làm việc gì khi thấy có lợi” là lối sống không liêm khiết? Câu 17. (2.0 đ) Những điểm giống và khác nhau giữa pháp luật và kỷ luật. Tính kỷ luật giúp gì cho bản thân mình? Câu 18. (2.0 đ) Tình huống Hoa là học sinh lớp 8H, học lực khá, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động, cinh gái nên được nhiềugưỡng mộ. Biết được ưu thế của mình nên Hoa tỏ ra kiêu kì, có phần xem thường các bạn gái khá. Có lần Lan mặc một chiếc áo mới đến lớp, các bạn nữ xúm lại khen đẹp, Hoa bĩu môi: Đẹp gì, da đã đen lại còn mặc cái màu ấy!, làm Lan xấu hổ, đỏ mặt. a. Em có nhận xét gì về cách ứng xử của Hoa. b. Nếu em là bạn cùng lớp với Hoa, em sẽ góp ý cho Hoa như thế nào? -------------------Hết---------------------
  3. TRƯỜNG THCS QUẾ AN KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2022- 2023 Môn GDCD - Lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 1 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) (0,33 X 15 = 5,0 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C B A A A C A A A A B A C B A II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu Đáp án Điểm - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thẻ hiện lối sống trong 0,5 Câu 16 sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, (1.0 đ) ích kỉ. 0,5 - Vì: Đó là lối sống nhỏ nhen, ích kỷ, vì cái tôi của mình, thiếu trách nhiệm với người khác. * Lưu ý: Tùy khả năng cảm hiểu và trình bày của HS GV linh hoạt cho điểm * Giống nhau: Đều là quy định chung, buộc mọi người phải tuân theo, giúp cho 1,0 mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. (Đầy đủ nội dung ghi 0.75 đ, thiếu mỗi ý trừ 0.5 đ) * Khác nhau: - Pháp luật: Câu 17 + Do Nhà nước ban hành. 0,5 (2.0 đ) + Nhà nước đảm bảo bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Kỷ luật: Do cộng đồng hay tổ chức xã hội ban hành, dùng biện pháp giáo dục, thuyết phục. 0,25 *Trình bày được ít nhất 2 ý (tự chủ bản thân; Thắng được lối sống lười biếng…; 0.5 a. Hoa đã sai vì không tôn trọng người khác. 0,5 b. Giải thích cho Hoa thấy rằng tôn trọng người khác là thể hiện lối sống có văn 0,5 hoá của mỗi người. Hoa tôn trọng Lan và những người khá thì người khác cũng sẽ tôn trọng Hoa. 0,5 Câu 18 Mọi người tôn trọng lẫn nhau trong một tập thể lớp là cơ sở để xây dơngj tình 0,5 (2.0 đ) bạn trong sáng. * Lưu ý: Tùy khả năng cảm hiểu và phân tích, lí giải của HS GV linh hoạt cho điểm -------------------Hết---------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2