intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 -2023 MÔN: HÓA HỌC 11 Mã đề thi: 132 Thời gian làm bài: 45 phút; (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh…………………………………………Lớp …… A-PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 điểm Câu 1: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo ra được kết tủa Fe(OH) 2 ? A. FeSO4 + KCl. B. Fe(NO3)3 + Mg(OH)2. C. FeCl2 + NaNO3. D. FeSO4 + NaOH. - Câu 2: Dung dịch X có nồng độ ion OH là 0,01M, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch này thì quỳ chuyển thành màu A. xanh. B. đỏ. C. hồng. D. tím. Câu 3: Nhỏ 1 hoặc 2 giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3, hiện tượng quan sát được là A. sủi bọt, tạo chất khí không mùi bay ra. B. xuất hiện kết tủa làm vẩn đục dung dịch. C. dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng. D. dung dịch từ màu hồng chuyển sang màu xanh. Câu 4: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là bazơ? A. Al(OH)3. B. H2SO4. C. AlCl3. D. KCl. Câu 5: Để trung hòa 0,25 mol H2SO4 cần dùng vừa đủ a mol NaOH. Giá trị của a là A. 0,25. B. 0,05. C. 0,5. D. 0,10. Câu 6: Dãy gồm các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch là: A. Na+ , Cl-, OH , K+. B. Na+, Cl , Na+, CO32 . C. Al3+, SO42 , Cl , Ba2+. D. K+, Ba2+, OH , Cl . Câu 7: Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 150 ml dung dịch H3PO4 1M. Muối tạo thành sau phản ứng là A. Na2H2PO4. B. NaH2PO4. C. Na2HPO4. D. Na3PO4. Câu 8: Số oxi hóa của N trong hợp chất, NH3, ,HNO2 lần lượt là A. +1, +5. B. -3, +3. C. -3, +5. D. +1, +4. Câu 9: Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân nào sau đây? A. Trong phân tử N2, liên kết giữa hai nguyên tử N là liên kết ba bền vững. B. Trong phân tử N2, liên kết giữa hai nguyên tử N là liên kết đơn. C. Trong các phản ứng hóa học, nitơ chỉ thể hiện tính oxi hóa. D. Trong các phản ứng hóa học, nitơ chỉ thể hiện tính khử. Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của nitơ ? A. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. B. Sản xuất axit nitric. C. Làm môi trường trơ trong một số ngành công nghiệp. D. Sản xuất phân lân. Câu 11: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. NaNO3. B. HClO4. C. Ba(OH)2. D. HCl. Câu 12: Công thức của muối natri nitrat là A. KNO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 13: Giá trị pH của dung dịch NaOH 0,01M là A. 3. B. 13. C. 2. D. 12. Câu 14: Chất nào sau đây là muối axit? A. Na2SO4. B. Na3PO4. C. Na2CO3. D. NaH2PO4. Câu 15: Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4, hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết tủa màu A. vàng B. trắng. C. xanh. D. tím.
  2. Câu 16: Cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thu được muối sắt nào sau đây? A. Fe2(NO3)3. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2. Câu 17: Dung dịch nào sau đây có không dẫn điện? A. Dung dịch rượu. B. Dung dịch muối ăn. C. Dung dịch axit sufuric. D. Dung dịch KNO3. Câu 18: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2 là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 19: Phương trình nào sau đây không đúng? to to A. Cu(NO3)2 Cu + 2NO2 + O2 B. 2KNO3 2KNO2 + O2 to to C. 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2 D. 2AgNO3 2Ag + 2NO2 +O2 Câu 20: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch amoniac ta sẽ thấy A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ. B. quỳ tím không đổi màu. C. giấy quỳ tím mất màu. D. quỳ tím chuyển sang màu xanh. Câu 21: Cặp công thức của nhôm nitrua là A. Al3N2. B. AlN. C. Al2N3. D. Al3N. Câu 22: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,01M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion H+sau đây là đúng? A. [H+] < [CH3COO-]. B. [H+] = 0,10M. + C. [H ] > 0,01. D. [H+] < 0,01M. Câu 23: Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính? A. Ca(OH)2. B. Ba(OH)2. C. Zn(OH)2. D. NaOH. Câu 24: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. KCl. B. HCl. C. KNO3. D. H2S. Câu 25: Trong phản ứng : a Fe + b HNO3 (đặc,nóng) → c Fe(NO3)3 + d NO2 + e H2O. Tổng hệ số (a+ b) là A. 5 B. 7. C. 12. D. 8. - Câu 26: Trong dung dịch AlCl3 loãng chứa 0,15 mol Cl thì dung dịch đó có chứa A. 0,05 mol AlCl3 B. 0,15 mol Al3+ C. 0,45 mol AlCl3 D. 0,15 mol AlCl3 Câu 27: Khi nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 sản phẩm thu được là A. Ag, NO2, O2. B. Ag2O, N2, O2. C. Ag2O, NO2, O2. D. Ag2O, NO2. Câu 28: Dung dịch nào sau đây có pH > 7 ? A. NaCl. B. K2SO4. C. HNO3. D. NaOH. B. PHẦN TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 29: Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau (ghi đầy đủ điều kiện nếu có ) N2 NH3 NO NO2 HNO3 NO2 Câu 30: Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn giữa các cặp chất sau: a) AgNO3 và NaCl b) Na2SO4 và BaCl2 Câu 31: Hòa tan 3,07 gam hỗn hợp Zn và Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 2,688 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. a) Tính % khối lượng của Fe trong hỗn hợp. b) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối. (Biết NTK: H=1; O=16; N=14; P=3; Zn=65; Fe=56) ----------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2