intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 TỔ HÓA – SINH - CN MÔN HÓA – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 595 Cho M : Al = 27, Fe = 56, O = 16 Thí sinh không sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn I. Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Các tính chất hoá học của nitric acid (HNO3) là A. tính acid mạnh và tính khử mạnh. B. tính oxi hóa mạnh và tính base mạnh. C. tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh. D. tính oxi hóa mạnh và tính acid yếu. Câu 2. Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện? A. Dung dịch rượu. B. Dung dịch muối ăn. C. Dung dịch đường. D. Dung dịch benzene. Câu 3. Đâu là phát biểu của thuyết Bronsted-Lowry A. Cả acid và base đều là chất cho proton B. Acid là chất cho proton, base là chất nhận proton. C. Cả acid và base đều là chất nhận proton D. Acid là chất nhận proton, base là chất cho proton Câu 4. Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với Fe tạo thành khí H2 và A. Fe(OH)3. B. FeSO4. C. Fe(OH)2. D. Fe2(SO4)3. Câu 5. X là một oxide của nitrogen, là chất khí, có màu nâu đỏ. Vậy X là A. N2O5 B. N2O4. C. NO2 D. NO. Câu 6. Ở trạng thái tự nhiên, nitrogen A. tự do chiếm khoảng 20% thể tích không khí. B. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. chỉ tồn tại ở ở dạng đơn chất. D. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất. Câu 7. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. CH3COOH. B. H2S. C. NaOH. D. H3PO4. Câu 8. X là một trong các nguyên nhân gây ra mưa acid, sương mù quang hoá, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng phù nhưỡng, ô nhiễm môi trường,…. X là A. NOx. B. HNO3. C. NH3. D. SO2. Câu 9. Muốn pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, cần phải làm thế nào? A. Rót nước thật nhanh vào dung dịch acid đặc. B. Rót từ từ nước vào dung dịch acid đặc. C. Rót nhanh dung dịch acid đặc vào nước. D. Rót từ từ dung dịch acid đặc vào nước. Câu 10. Sulfur dioxide thuộc loại oxide nào sau đây? A. Oxide base. B. Oxide acid. C. Oxide trung tính. D. Oxide lưỡng tính. 1/3 - Mã đề 595
  2. Câu 11. Tính chất hoá học của sulfur dioxide là A. Không có tính oxi hoá, tính khử. B. Có tính oxi hoá và tính khử. C. Chỉ có tính oxi hoá. D. Chỉ có tính khử. Câu 12. Trong phân tử NH3 nguyên tử N có A. số oxi hoá +4. B. số oxi hoá +2. C. số oxi hoá 3. D. số oxi hoá -3. Câu 13. Chất điện li là chất tan trong nước A. tạo dung dịch dẫn điện tốt. B. phân li một phần ra ion. C. phân li ra ion. D. phân li hoàn toàn thành ion. Câu 14. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây? A. NaCl. B. (NH4)3PO4. C. CaCO3. D. NH4HCO3. Câu 15. Thuốc thử để nhận biết sulfuric acid và dung dịch muối sulfate là A. BaCl2. B. KNO3. C. AgNO3. D. NaCl. Câu 16. Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng? A. Nồng độ. B. Chất xúc tác. C. Áp suất. D. Nhiệt độ. Câu 17. Phản ứng nào sau đây sulfur đóng vai trò là chất oxi hóa? t0 A. S + 2Na Na2S. t0 B. S + O2 SO2. t0 C. S + 6HNO3 (đ) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. 0 D. S + 2H2SO4 (đ) t 3SO2 + 2H2O. Câu 18. Cho phản ứng thuận nghịch: C(s) + CO 2 (g) ? ?? ? ? 2CO(g) . Hằng số cân bằng của phản ứng trên là [CO]2 [CO2 ] .[C] [CO]2 [CO]2 .[C] A. K C = . B. K C = C. K C = . D. K C = . [CO2 ] [CO]2 [CO2 ].[C] [CO2 ] Câu 19. Trong phân tử nitric acid (HNO3), nguyên tử N có A. hoá trị V, số oxi hoá +4. B. hoá trị IV, số oxi hoá +3. C. hoá trị V, số oxi hoá +5. D. hoá trị IV, số oxi hoá +5. Câu 20. Dung dịch ammonia không tác dụng với chất nào sau đây? A. FeCl3. B. AgNO3. C. NaCl. D. Al2(SO4)3. Câu 21. Oxit nào sau đây khi tác dụng với acid H2SO4 đặc, nóng có thể giải phóng khí SO2? A. Fe2O3 B. Al2O3 C. FeO D. ZnO Câu 22. Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô khí nào sau đây? A. SO3 B. H2S C. HI. D. CO2 Câu 23. Chọn câu đúng A. Giá trị pH tăng thì độ Acid tăng. B. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ. C. Giá trị pH tăng thì độ Base giảm. D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá xanh. Câu 24. Phương trình điện li nào đúng? A. Al2(SO4)3 2Al 3+ + 3SO42- B. Ca(OH)2 Ca+ + 2 OH- C. AlCl3 Al 3+ + 3 Cl2- D. CaCl2 Ba+ + 2 Cl- 2/3 - Mã đề 595
  3. Câu 25. Tìm câu không đúng: A. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitrogen có tính kim loại mạnh nhất B. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron ở lớp ngoài cùng. C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ nhất. D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitrogen trơ ở nhiệt độ thường. Câu 26. Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3 H2 (k) 2 NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi A. Thay đổi nồng độ N2. B. Thay đổi áp suất của hệ. C. Thay đổi nhiệt độ. D. Thêm chất xúc tác Fe. Câu 27. SO2 có thể tham gia phản ứng: (1) SO2 + 2Mg 2MgO + S; (2) SO2+ Br2 + H2O 2HBr + H2SO4. Tính chất của SO2 được diễn tả đúng nhất là A. SO2 là oxit axit. B. SO2 thể hiện tính khử. C. SO2 thể hiện tính oxi hoá. D. SO2 vừa oxi hóa vừa khử. Câu 28. Khi cho saccharose (C12H22O11) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc trong cốc thủy tinh thấy có bọt khí đẩy carbon trào lên khỏi cốc. Thí nghiệm trên chứng minh được tính chất nào sau đây của H2SO4 đặc? A. chỉ có tính oxi hóa mạnh. B. tính háo nước và tính oxi hóa mạnh. C. tính háo nước và tính khử mạnh. D. chỉ có tính háo nước. II. Phần tự luận (3 điểm ) Câu 1. (1,0điểm): Cho cân bằng hóa học: 2SO2(g) + O2 (g) 2SO3(g), ∆ H0 = – 198 kJ. r 298 a. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào? Vì sao? b. Để tăng hiệu suất tổng hợp SO3 người ta cần thay đổi áp suất như thế nào? Vì sao? Câu 2. (1,0 điểm): Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,15M và H2SO4 0,25M với 300 ml dung dịch NaOH 0,40M được 500 ml dung dịch X. Tính giá trị pH của dung dịch X. Câu 3. ( 1,0 điểm): a. Cho m gam Aluminium (Al) phản ứngkk, hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,958 lít khí nitrogen dioxide (NO) (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m. b. Đốt m gam Fe trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe; Fe 2O3; FeO; Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H2SO4 1M. tạo thành 0,2479 lít khí H2 ở đkc. Tìm m. ------ HẾT ------ 3/3 - Mã đề 595
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2