intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Long, Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Long, Quế Sơn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Long, Quế Sơn

  1. Trường THCS Quế Long ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Điểm CM Họ và tên:.…………………… MÔN: KHTN 6 duyệt Lớp: 6/….. Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 60 phút A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Em hãy khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất. Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về: A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật tự nhiên. B. Các chất và sự biến đổi của chúng trong tự nhiên. C. Các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. D. Cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển quanh Trái Đất. Câu 2. Vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống không phải là: A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. B. Nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người. C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người. D. Bảo vệ môi trường. Ứng phó với biến đổi khí hậu. Câu 3. Cho những hiện tượng sau chỉ ra đâu là sự đông đặc: A. Đun sôi nước. B. Tuyết rơi. C. Nước đá đang tan. D. Sương rơi vào buổi sáng. Câu 4. Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra ở nhiệt độ nào? A. 0°C. B. 100° C. C. 320C. D. Xảy ra ở mọi nhiệt độ. Câu 5. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng? A. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính. B. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính. C. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính. D. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính. Câu 6. Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận: A. Ốc to và ốc nhỏ. B. Thân kính và chân kính. C. Vật kính và thị kính. D. Đèn chiếu sáng và đĩa quay gắn các vật kính. Câu 7. Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát: A. Khoảng từ 3 đến 20 lần. B. Khoảng từ 40 đến 3000 lần. C. Khoảng từ 10 đến 1000 lần. D. Khoảng từ 5 đến 2000 lần. Câu 8. Hãy sắp xếp các bước sau đây sao cho có thể sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát vật rõ nét. (1) Chọn vật thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát. (2) Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần quan sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản). (3) Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét. (4) Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính. (5) Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát. A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (4), (3), (5), (2). C. (1), (4), (2), (5), (3). D. (4), (1), (2), (3), (5). Câu 9. Tế bào không cấu tạo nên vật nào sau đây? A. Chiếc lá. B. Bông hoa. C. Con dao. D. Con cá. Câu 10. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe ô tô. B. Cây cầu. C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà. Câu 11. Cấp độ thấp nhất hoạt động trong cơ thể đa bào là A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. mô. D. tế bào.
  2. Câu 12. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 13. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Màu sắc. B. Kích thước. C. Số lượng tế bào tạo thành. D. Hình dạng. Câu 14. Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào trứng cá. B. Tế bào vảy hành. C. Tế bào mô giậu. D. Tế bào vi khuẩn. Câu 15. Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào? A. Hoa hồng. B. Hoa mai. C. Hoa hướng dương. D. Tảo lục. Câu 16. Loại tế bào nào sau đây phải quan sát dưới kính hiển vi? A. Tế bào trứng cá. B. Tế bào vảy hành. C. Tép bưởi. D. Tép bưởi và tế bào vảy hành. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 17. (1 điểm) Trình bày ý nghĩa các biển báo trong phòng thực hành sau đây? TT Biển báo Ý nghĩa …………………………………………… 1 …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… 2 …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… 3 …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… 4 …………………………………………… …………………………………………… Câu 18. (1 điểm) Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong các hình sau: TT Thước GHĐ ĐCNN 1 2 Câu 19. (1 điểm) Nêu khái niệm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo? Cho ví dụ cụ thể. Câu 20. (1 điểm) Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Câu 21. (1 điểm) Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần cấu tạo của tế bào. Câu 22. (1 điểm) Hai vi khuẩn ecoli sau 2 lần phân chia tạo thành bao nhiêu tế bào?
  3. TRƯỜNG THCS QUẾ LONG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – Lớp 6. A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.A C B B D A A B C C C D C C A D B B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ TT Biển báo Ý nghĩa 1 Chất dễ cháy 2 Nguồn điện nguy hiểm Không ăn uống trong phòng TN, không nếm 3 thử hóa chất. 4 Chỉ tiến hành TN khi có người hướng dẫn Câu 18. (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ Độ chia Giới TT Thước nhỏ hạn đo nhất 1 10 dm 0,5 dm 2 10 cm 0,1 cm Câu 19: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ +Vật thể có sẵn trong tự nhiên gọi là vật thể tự nhiên + Ví dụ: Cây mía… + Vật thể do con người tạo ra gọi là vật thể nhân tạo + Ví dụ: Ngôi nhà… Câu 20: (1 điểm) + Nguyên nhân từ tự nhiên: núi lửa (0,25đ) + Nguyên nhân từ con người: Đổ rác thải bừa bãi, đốt rừng, khí thải từ hoạt động sinh hoạt, khí thải từ nhà máy. (0,75đ) Câu 21: (1 điểm) Tế bào gồm các thành phần chính với chức năng: + Màng tế bào: bao bọc tế bào chất tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. (0.33đ) + Tế bào chất: gồm bào tương và các bào quan, là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động trao đổi chất của tế bào. (0.33đ) + Nhân/vùng nhân: Là nơi chứa vật chất di truyền và là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. (0.33đ)
  4. Câu 22: (1 điểm) - 1 tế bào vi khuẩn Ecoli sau 2 lần phân chia sẽ tạo thành 4 tế bào con (0,5đ) - 2 tế bào vi khuẩn Ecoli sau 2 lần phân chia sẽ tạo thành 2 x 4 = 8 tế bào con (0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2