intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2023 -2024 *** MÔN: KHTN – LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên: Sử dụng hóa chất, thiết bị cơ bản; Khối lượng riêng – áp suất; Phản ứng hóa học; Sinh học cơ thể người. 2. Kĩ năng: Rèn được kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học. 3. Thái độ: Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 50% TN + 50% TL III. MA TRẬN: MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Chủ đề Trắc Tự Trắc Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự số Tự luận nghiệm luận nghiệm nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ 4 Hóa 1Lý 4 1 1,5 CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 2. KHỐI LƯỢNG 3 1 1 1 4 2 2,5 RIÊNG VÀ ÁP SUẤT 3. PHẢN ỨNG HÓA 6 1 1/2 1/2 6 2 3 HỌC 4. SINH HỌC CƠ THỂ 3 3 1/2 1/2 6 1 3 NGƯỜI
  2. MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Chủ đề Trắc Tự Trắc Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự số Tự luận nghiệm luận nghiệm nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số câu 16 4 3 2 0,5 20 6 26 Điểm số 4 1 2 2 1 5 5 10 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm IV. BẢNG ĐẶC TẢ:
  3. Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN TL TL (Số (Số (Số ý) (Số ý) câu) câu) 1. SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (3 tiết) Nhận biết - Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất. 2 C1,C2 - Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn. 2 C3,C4 - Nhận biết được các thiết bị điện trong môn KHTN. Thông hiểu - Trình bày được cách sử dụng điện an toàn. 1 C21 2. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT (7 tiết), dạy đến bài áp suất khí quyển - Khái Nhận biết - Nêu được định nghĩa khối lượng riêng. 3 C5 niệm - Kể tên được một số đơn vị khối lượng riêng của một cất: kg/m3; g/m3; C6 khối g/cm3; … C7 lượng - Phát biểu được khái niệm về áp suất. riêng. - Kể tên được một số đơn vị đo áp suất: N/m2; Pascan (Pa) - Đo khối - Lấy được ví dụ về sự tồn tại của áp suất chất lỏng. lượng - Lấy được ví dụ chứng tỏ không khí (khí quyển) có áp suất. riêng. - Mô tả được hiện tượng bất thường trong tai khi con người thay đổi độ - Áp suất cao so với mặt đất. trên một bề mặt. Thông hiểu - Viết được công thức: D = m/V; trong đó d là khối lượng riêng của - Tăng, một chất, đơn vị là kg/m 3; m là khối lượng của vật [kg]; V là thể tích giảm áp của vật [m3] suất. - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm để xác định được khối 1 C23 - Áp suất lượng riêng của một vật hình hộp chữ nhật (hoặc của một lượng chất trong lỏng hoặc là một vật hình dạng bất kì nhưng có kích thước không lớn). chất lỏng. - Lấy được ví dụ thực tế về vật có áp suất lớn và vật áp suất nhỏ. - Áp suất 1 C8 - Giải thích được một số ứng dụng của việc tăng áp suất hay giảm áp trong suất để tạo ra các thiết bị kĩ thuật, vật dụng sinh hoạt nhằm phục vụ lao chất khí động sản xuất và sinh hoạt của con người. - Áp suất - Lấy được ví dụ để chỉ ra được áp suất chất lỏng tác dụng lên mọi
  4. Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm KIỂM TRA GIỮA HKI( 2023-2024) ĐIỂM: Họ và tên:............................................ Môn : KHTN 8 Lớp: 8/..... Thời gian :90 phút ĐỀ 1 A. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Câu 1. Dụng cụ thí nghiệm nào sau đây dùng để lấy hóa chất lỏng? A. Kẹp gỗ. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt. Câu 2. Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm ở vị trí nào tính từ miệng ống? A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/3 Câu 3. Có được dùng tay lấy trực tiếp hóa chất hay không? A. Có. B. Không. C. Có thể với những hóa chất dạng bột. D. Có thể khi đã sát trùng tay sạch sẽ. Câu 4. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất? A. Dùng panh, kẹp. B. Dùng tay. C. Đổ trực tiếp. D. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. Câu 5. Niu tơn (N) là đơn vị của A. Áp lực. B. Áp suất. C. Năng lượng. D. Quãng đường. Câu 6. Áp lực là? A. Lực ép có phương song song với mặt bị ép. B. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép. C. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Lực ép có phương hợp với mặt bị ép một góc bất kì. Câu 7. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất. B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất. C. để tăng áp suất lên mặt đất. D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất Câu 8. Khối lượng riêng của một chất cho biết A. khối lượng của vật đó. B. trọng lượng của vật đó. C. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. D. trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Câu 9. Biến đổi vật lí là gì? A. Chuyển trạng thái này sang trạng thái khác. B. Chuyển nồng độ này sang nồng độ khác. C. Chuyển từ thể tích này sang thể tích khác. D. Chuyển từ chất này sang chất khác. Câu 10. Phản ứng tỏa nhiệt là A. phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh. B. phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh.
  5. C. phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh. D. phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ. Câu 11. Mol là gì? A. Là khối lượng ban đầu của chất đó. B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học. C. Bằng 6.1023. D. Là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Câu 12. Thể tích mol là gì? A. Là thể tích của chất lỏng. B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó. C. Thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khí đó. D. Thể tích ở đktc là 22,4 L Câu 13. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết A. số mol chất tan trong một lít dung dịch. B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch. D. số gam chất tan có trong dung dịch. Câu 14. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng nào sau đây là đúng? Trong một phản ứng hoá học A. tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. B. tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. C. tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. D. tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Câu 15. Ở người cơ quan nào sau đây nằm trong khoang ngực? A. Gan. B. Thận. C. Phổi. D. Dạ dày. Câu 16. Hệ cơ quan nào dưới đây có các cơ quan phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người? A. Hệ bài tiết. B. Hệ hô hấp. C. Hệ tuần hoàn. D. Hệ sinh dục. Câu 17. Dinh dưỡng là A. quá trình đào thải chất dinh dưỡng. B. quá trình đài thải chất độc hại ra ngoài cơ thể. C. quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể. D. quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. Câu 18. Ý nào sau đây là sai khi nói về nguyên nhân của bệnh loãng xương? A. Do tuổi cao. B. Thiếu Calcium. C. Thay đổi hormone. D. Do bê vác vật nặng. Câu 19. Phần thân xương đùi người có mô cứng gồm các tế bào xương xếp đồng tâm có tác dụng gì? A. Bảo vệ đầu xương. B. Phân tán lực tác động. C. Tăng khả năng chịu lực của xương. D. Giúp cơ thể di chuyển linh hoạt hơn. Câu 20. Ruột non không có chức năng nào sau đây? A. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  6. B. Tiết dịch mật, dịch tụy và dịch ruột. C. Cử động nhu động, đẩy thức ăn di chuyển. D. Nhào trộn thức ăn với dịch tụy, dịch mật, dịch ruột. B. Tự luận (5 đ) Câu 21. (0,5đ) Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng khi sử dụng thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế, …) ta cần lưu ý điều gì? Câu 22. (0,5đ) Một cái dầm sắt có thể tích 50dm3, biết khối lượng riêng của sắt là 7,8g/cm3. Tính khối lượng của dầm sắt này. Câu 23. (1đ) Để xác định khối lượng riêng của một hòn sỏi (bỏ lọt vào ống đong) em cần sử dụng những dụng cụ thí nghiệm gì? Trình bày cách tiến hành? Câu 24. (0,5đ) Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý? Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? a. Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước. b. Dây sắt cắt nhỏ và tán thành đinh. Câu 25. (1đ) a. Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam sulfur trong khí oxygen sau phản ứng thu được 9,6 gam sulfur dioxide (SO2). Tính khối lượng oxygen tham gia phản ứng. b. Từ muối Copper (II) sulfate CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, em hãy trình bày cách pha chế 75 mL dung dịch CuSO4 có nồng độ 2M? ( Cho: Cu: 64, S: 32, 0:16 ) Câu 26. (1,5đ) a. Trên vỏ của 1 hộp sữa tươi có ghi thành phần dinh dưỡng như sau: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRUNG BÌNH TRONG 100 ml Năng lượng: 62 kl Selenium: 0,001 mg Protein: 3,1 g Vitamin: Lipid: 3,4 g Vitamin A: 100 IU Carbonhydrate: 4,7 g Vitamin D: 60 IU Chất khoáng: Vitamin B1: 0,023 mg Calcium: 112 mg Vitamin B2: 0,12 mg Potassium: 123 mg Vitamin B3: 0,06 mg Phosphorus: 78 mg Vitamin B5: 0,13 mg Magnesium: 10,5 mg Vitamin B12: 0,002 mg Zinc: 04 mg Choline: 31 mg Iodine: 0,007 mg - Hãy cho biết 100ml sữa trên chứa khoảng bao nhiêu năng lượng và Vitamin D? - Nếu hộp sữa có thể tích 220ml thì sau khi uống hết hộp sữa, năng lượng nạp vào cơ thể là bao nhiêu? b. Hãy nêu một vài biện pháp giúp phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em?
  7. Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm KIỂM TRA GIỮA HKI (2023-2024) ĐIỂM: Họ và tên:............................................ Môn : KHTN 8 Lớp: 8/..... Thời gian :90 phút ĐỀ 2 A. Trắc nghiệm: (5,0 điểm ) Câu 1. Dụng cụ thí nghiệm nào sau đây dùng để kẹp ống nghiệm? A. Kẹp gỗ. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt. Câu 2. Khi đun ống nghiệm dưới ngọn lửa đèn cồn, cần để đáy ống nghiệm cách bao nhiêu so với ngọn lửa từ dưới lên? A. 1/2. B. 2/3. C. 3/4. D. 4/5. Câu 3. Để lấy hóa chất từ ống hút nhỏ giọt, cần có? A. Tất cả các đáp án đều đúng. B. Dùng kim tiêm. C. Dùng miệng. D. Quả bóp cao su. Câu 4. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất? A. Dùng panh, kẹp. B. Dùng tay. C. Đổ trực tiếp. D. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. Câu 5. Đâu là đơn vị của áp suất? A. N/m2 B. Bar C. Pa/m2 D. N.m Câu 6. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào A. phương của lực B. chiều của lực C. điểm đặt của lực D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép Câu 7. Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy? A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn. B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn. C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn. D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được. Câu 8. Trọng lượng riêng của một chất cho biết A. khối lượng của vật đó. B. trọng lượng của vật đó. C. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. D. trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Câu 9. Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là? A. Chất phản ứng. B. Chất lỏng. C. Chất sản phẩm. D. Chất khí. Câu 10. Phản ứng thu nhiệt là A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh. B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh. C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh. D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ. Câu 11. Khối lượng mol chất là
  8. A. Là khối lượng ban đầu của chất đó. B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học. C. Bằng 6.1023. D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Câu 12. Thể tích mol là gì? A. Là thể tích của chất lỏng. B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó. C. Thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khí đó. D. Thể tích ở đktc là 22,4 L Câu 13. Dung dịch bão hòa là gì? A. Là dung dịch hòa tan chất tan. B. Là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. C. Là dung dịch giữa dung môi và chất tan. D. Không có đáp án đúng. Câu 14. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau? A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Câu 15. Ở người cơ quan nào sau đây nằm trong khoang ngực? A. Gan. B. Phổi. C. Thận. D. Dạ dày. Câu 16. Hệ cơ quan nào dưới đây có các cơ quan phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người? A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ hô hấp. C. Hệ bài tiết. D. Hệ sinh dục. Câu 17. Dinh dưỡng là A. quá trình đào thải chất dinh dưỡng. B. quá trình đài thải chất độc hại ra ngoài cơ thể. C. quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. D. quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể. Câu 18. Ý nào sau đây là sai khi nói về nguyên nhân của bệnh loãng xương? A. Do tuổi cao. B. Thiếu Calcium. C. Thay đổi hormone. D. Do bê vác vật nặng. Câu 19. Phần thân xương đùi người có mô cứng gồm các tế bào xương xếp đồng tâm có tác dụng gì? A. Bảo vệ đầu xương. B. Tăng khả năng chịu lực của xương. C. Phân tán lực tác động. D. Giúp cơ thể di chuyển linh hoạt hơn. Câu 20. Ruột non không có chức năng nào sau đây? A. Hấp thụ chất dinh dưỡng. B. Nhào trộn thức ăn với dịch tụy, dịch mật, dịch ruột. C. Cử động nhu động, đẩy thức ăn di chuyển. D. Tiết dịch mật, dịch tụy và dịch ruột.
  9. B. Tự luận (5 đ) Câu 21. (0,5đ) Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng khi sử dụng thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế…) ta cần lưu ý điều gì? Câu 22. (0,5đ) Một đồng xu có khối lượng 0,9 g, được làm từ hợp kim có khối lượng riêng là 5,6 g/cm3. Tính thể tích của đồng xu. Câu 23. (1đ) Để xác định khối lượng riêng của một lượng nước em cần sử dụng những dụng cụ thí nghiệm gì? Trình bày cách tiến hành? Câu 24. (0,5đ) Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? a. Nắng lên sương bắt đầu tan. b. Khung cửa bắng sắt bị gỉ. Câu 25. (1đ) a. Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam sulfur trong 3,2 gam khí oxygen sau phản ứng thu được sulfur dioxide (SO2). Tính khối lượng sulfur dioxide (SO2) sinh ra. b. Từ muối Copper (II) sulfate CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, em hãy trình bày cách pha chế 100 gam dung dịch CuSO4 20%? ( Cho: Cu: 64, S: 32, 0:16 ) Câu 26. (1,5đ) a. Trên vỏ của 1 hộp sữa tươi có ghi thành phần dinh dưỡng như sau: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRUNG BÌNH TRONG 100 ml Năng lượng: 62 kl Selenium: 0,001 mg Protein: 3,1 g Vitamin: Lipid: 3,4 g Vitamin A: 100 IU Carbonhydrate: 4,7 g Vitamin D: 60 IU Chất khoáng: Vitamin B1: 0,023 mg Calcium: 112 mg Vitamin B2: 0,12 mg Potassium: 123 mg Vitamin B3: 0,06 mg Phosphorus: 78 mg Vitamin B5: 0,13 mg Magnesium: 10,5 mg Vitamin B12: 0,002 mg Zinc: 04 mg Choline: 31 mg Iodine: 0,007 mg - Hãy cho biết 100ml sữa trên chứa khoảng bao nhiêu năng lượng và Vitamin D? - Nếu hộp sữa có thể tích 220ml thì sau khi uống hết hộp sữa, năng lượng nạp vào cơ thể là bao nhiêu? b. Hãy nêu một vài biện pháp giúp phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em?
  10. Hướng dẫn chấm Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐỀ 1 D D B D A C D C A A D C B A C C D D C B ĐỀ 2 A B D D A D B D C B D C B A B A C D A D Tự luận: ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm 21 Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng khi sử dụng 0.5 điểm thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế…) ta cần lưu ý: + Sử dụng đúng chức năng, đúng thang đo của thiết bị đo điện. + Mắc vào mạch điện đúng cách. + Sử dụng nguồn điện phù hợp với thiết bị đo điện. 22 Khối lượng của dầm sắt là: 0,5điểm m=D×V=7,8×50×1000=390000g=390kg 23 * Dụng cụ: Cân, Ống đong, nước, Hòn sỏi, Chỉ 1 điểm * Cách tiến hành: Bước 1: Xác định khối lượng của hòn sỏi (m) - Dùng cân đo khối lượng của hòn sỏi (m). Bước 2: Xác định thể tích nước trong ống đong (V1). - Rót một lượng nước vào ống đong, đọc giá trị thể tích nước trong ống đong (V1). Bước 3: Xác định thể tích nước trong ống đong khi thả hòn sỏi vào (V2).
  11. - Buộc sợi chỉ vào hòn sỏi, thả từ từ cho nó ngập trong nước ở ống đong, đọc giá trị nước trong ống đong lúc này (V2). Bước 4: Xác định thể tích của hòn sỏi: Vsỏi = V2 – V1. Bước 5: Tính các giá trị thể tích trung bình (Vstb) và khối lượng trung bình (mstb) của hòn sỏi. - Kéo nhẹ hòn sỏi ra, lau khô và lặp lại thí nghiệm hai lần nữa. Tính các giá trị thể tích trung bình (V stb) và khối lượng trung bình (mstb) của hòn sỏi. Bước 6: Xác định khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: D=m/V Bước 7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm. Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: Dtb=mtb/Vtb 24 Hiện tượng vật lí: b 0,5 điểm Hiện tượng hoá học: a 25 a/ Theo ĐLBTKL ta có biểu thức 0,5 điểm mS + mO2 = mSO2 6,4 +mO2 = 9,6  mO2= 9,6-6,4 =3,2 (g) b/ 0,25điểm *Tính toán: Số mol chất tan là: nCuSO4 = CM.V = 2 x 0,075 = 0,15 (mol) Khối lượng chất tan là: mCuSO4 = 160.0,15 = 24 (g) *Pha chế: Cân lấy 24 gam CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung 0,25 điểm tích 100 mL. Đổ từ từ nước cất vào cốc cho đủ 75mL và khuấy nhẹ ta được 75mL dung dịch CuSO4 2M a. - Năng lượng trong 100ml sữa là: 62 kcal. 0,25đ Lượng vitamin D chứa trong 100ml sữa là: 60 IU. 0,25đ 26 - Hộp sữa có thể tích thật 220ml cung cấp năng lượng khoảng: 0,5đ 136 kcal.
  12. b. Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em: rửa tay sạch sẽ, ăn 0,5đ chín uống sôi, bảo quản thức ăn đúng cách, giữ vệ sinh nhà cửa… ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm 21 Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng khi sử dụng 0.5 điểm thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế…) ta cần lưu ý: + Sử dụng đúng chức năng, đúng thang đo của thiết bị đo điện. + Mắc vào mạch điện đúng cách. + Sử dụng nguồn điện phù hợp với thiết bị đo điện. 22 Thể tích của đồng xu là V=m/D=0,9/5,6 ≈ 0,16 cm3 0,5điểm 23 * Dụng cụ: Cân, Ống đong, nước. 1 điểm * Cách tiến hành: Bước 1: Xác định khối lượng của nước (m) - Dùng cân đo khối lượng của nước (m). - Làm lại thí nghiệm trên 2 lần nữa Bước 2: Xác định thể tích nước trong ống đong (V). - Rót lượng nước cần đo vào ống đong, đọc giá trị thể tích nước trong ống đong (V). - Làm lại thí nghiệm trên 2 lần nữa Bước 3: Tính các giá trị thể tích trung bình (V tb) và khối lượng trung bình (mtb) của nước. Bước 4: Xác định khối lượng riêng của nước theo công thức: Dtb=mtb/Vtb 24 Hiện tượng vật lí: a 0,5 điểm Hiện tượng hoá học: b 25 a/ Theo ĐLBTKL ta có biểu thức 0,5 điểm mS + mO2 = mSO2 6,4 +3,2 = mSO2 mSO2= 6,4 +3,2
  13. mSO2 = 9,6 (g) b/ *Tính toán: 0,25 điểm Khối lượng chất tan là: mct= 20.100/100 =20(g) Khối lượng nước: 100-20=80 (g) 0,25 điểm *Pha chế: Cân lấy 20 gam CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 200 mL. Cân lấy 80 g nước cất hoặc đong lấy 80Ml cho vào cốc khuấy đều ta được 100 g dung dịch CuSO4 20% a. - Năng lượng trong 100ml sữa là: 62 kcal. 0,25đ Lượng vitamin D chứa trong 100ml sữa là: 60 IU. 0,25đ 26 - Hộp sữa có thể tích thật 220ml cung cấp năng lượng khoảng: 0,5đ 136 kcal. b. Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em: rửa tay sạch sẽ, ăn 0,5đ chín uống sôi, bảo quản thức ăn đúng cách, giữ vệ sinh nhà cửa…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2