intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2023 - 2024 MÔN: KHTN 8 MÃ ĐỀ: KHTN801 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: /10/2023 A. TRẮC NGIỆM: 7 điểm Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Đây là hình ảnh của dụng cụ thí nghiệm nào? A. Bình nón. B. Ống nghiệm. C. Phễu lọc. D. Cốc thuỷ tinh. Câu 2. Sulfur là gì trong phản ứng sau: Iron + Sulfur Iron (II) sulfide A. Sản phẩm. B. Chất phản ứng. C. Không có vai trò gì trong phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 3. Việc không được làm trong phòng thí nghiệm? A. Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hóa chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ. B. Trong khi làm thí nghiệm, phải thông báo ngay với thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ hóa chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm… C. Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa. D. Tuân thủ đúng theo quy định của thầy, cô giáo khi tiến hành thí nghiệm. Câu 4. Dụng cụ ở hình bên có tên gọi là gì và thường dùng để làm gì? A. Bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm. B. Bơm khí dùng để bơm không khí vào ống nghiệm. C. Bơm tiêm, dùng truyền hóa chất cho cây. D. Ống hút nhỏ giọt, dùng lấy hóa chất. Câu 5. Viết phương trình hóa học của kim loại sắt (Fe) tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng (H2SO4) biết sản phẩm là sắt (II) suafua (FeSO4) và có khí hydrogen (H2) bay lên A. 2Fe + H2SO4 → Fe2SO4 + H2 B. Fe + 3H2SO4 → FeSO4 + S2 C. Fe + 2H2SO4 → FeSO4 + H2S D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 Câu 6. Khi sản xuất vôi sống CaO, người ta đun nóng đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ cao. Yếu tố nào được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng? A. Nồng độ. B. Xúc tác. C. Áp suất. D. Nhiệt độ. Câu 7. Biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học? A. Cơm bị ôi thiu. B. Rửa rau bằng nước lạnh. C. Hoà tan muối ăn vào nước. D. Cầu vồng xuất hiện sau mưa. Mã đề KHTN801 Trang Seq/3
  2. Câu 8. Công thức tính khối lượng mol? A. M=(m.n)/2 (mol) B. M=n/m (mol/g) C. M=m/n (g/mol) D. M=m.n (g) Câu 9. PTHH: 4P + 5O2 → 2P2O5 Chất tham gia của phản ứng trên là A. P. B. P và O2. C. O2. D. P2O5. Câu 10. Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết A. số mol chất tan có trong dung dịch. B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. C. số gam dung môi có trong 100 gam dung dịch. D. số mol chất tan có trong một lít dung dịch. Câu 11. Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí là A. dA/B=MB.MA. B. dA/B=MA/MB. C. dA/kk=MA/29. D. dA/B=MA.29. Câu 12. Nồng độ mol của dung dịch cho biết A. số mol chất tan có trong dung dịch. B. số mol chất tan có trong một lít dung dịch. C. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. D. số gam dung môi có trong 100 gam dung dịch. Câu 13. Nước không thể hòa tan chất nào sau đây? A. Mì chính. B. Muối. C. Đường. D. Cát. Câu 14. Hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi được gọi là A. huyền phù. B. dung dịch. C. dung dịch bão hòa. D. nhũ tương. Câu 15. Khối lượng mol phân tử nước là bao nhiêu? A. 9 g/mol. B. 18 g/mol. C. 10 g/mol. D. 16 g/mol. Câu 16. Biến đổi vật lí là hiện tượng A. không có sự tạo thành chất mới. B. có sự biến đổi về chất. C. chất tham gia có tính chất khác chất tạo thành. D. có sự tạo thành chất mới. Câu 17. Cây nến đang cháy trong không khí là biến đổi hóa học vì có dấu hiệu A. tạo ra chất không tan. B. thay đổi hình dạng. C. thay đổi màu sắc của chất. D. tỏa nhiệt và phát sáng. Câu 18. CaCO3 + 2X → CaCl2 + CO2 + H2O. X là? A. Cl2. B. HCl. C. HO. D. H2. Câu 19. Ở 25 oC và 1 bar, 2,8 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu? A. 67,185 L. B. 69,412 L. C. 65,187 L. D. 61.587 L. Câu 20. Than cháy tạo ra khí carbon dioxide (CO2) theo phương trình: Carbon + Oxygen → Carbon dioxide Khối lượng carbon đã cháy là 1,2 kg và khối lượng oxygen phản ứng là 3,2 kg. Khối lượng khí carbon dioxide tạo ra là? A. 16,5 kg. B. 16,4 kg. C. 44 kg. D. 4,4 kg. Câu 21. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất? A. Dùng tay B. Dùng panh, kẹp. C. Đổ trực tiếp Mã đề KHTN801 Trang Seq/3
  3. D. Dùng thìa kim loại hoặc thìa thủy tinh. Câu 22. Cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm là A. Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có dán nhãn ghi tên hóa chất. B. Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất. C. Nếu hóa chất có tính độc hại không cần ghi chú trên nhãn riêng nhưng phải đặt ở khu vực riêng. D. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, phải đổ trở lại bình chứa. Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 10g đường vào 190g nước thì thu được dung dịch nước đường có nồng độ bằng A. 5,26%. B. 10%. C. 5,0%. D. 20%. Câu 24. Trong các quá trình sau, số quá trình xảy ra biến đổi vật lí là (1) Đốt cháy than trong không khí; (2) Làm bay hơi nước biển trong quá trình sản xuất muối ăn (NaCl); (3) Nung vôi (chuyển hóa calcium carbonate trong đá vôi thành calcium oxide); (4) Tôi vôi (chuyển calcium oxit thành calcium hyđroxide); (5) Iodine thăng hoa (Iodine chuyển từ thể rắn sang thể hơi). A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 25. Tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương trình sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 A. 1:2:2:1. B. 1:2:1:2. C. 1:2:1:1. D. 2:1:1:1. Câu 26. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau? A. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. C. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. D. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Câu 27. Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa: A. khối lượng gam của khí A (mA) và khối lượng gam của khí B (mB). B. khối lượng mol của khí B (MB) và khối lượng mol của khí A (MA). C. khối lượng gam của khí B (mB) và khối lượng gam của khí A (MA). D. khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB). Câu 28. Hòa tan 5,85 gam sodium chloride (NaCl) vào 100 mL nước. Nồng độ mol của dung dịch là A. 0,1M. B. 2M. C. 0,2M. D. 1M. B. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 1 (2 điểm): Cho 5,6 gam kim loại Fe tác dụng vừa đủ với 100 mL dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch muối FeCl2 và H2. a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng FeCl2 tạo thành sau phản ứng. c. Tính thể tích khí H2 thoát ra sau phản ứng ở điều kiện chuẩn (250C, 1 bar). d. Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng. Câu 2 (1 điểm): Em hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Tại sao khi nhóm bếp lửa, người ta càng quạt thì lửa càng cháy to? b. Tại sao viên thuốc sủi sẽ tan nhanh hơn trong cốc nước nóng? (Biết: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; Fe=56; Zn=65) Mã đề KHTN801 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2