intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC: 2022-2023 Họ và tên:................................................. M ÔN: LỊCH SỬ 9 Lớp: ……………………………………. Thời gian: 45 phút (Kể cả thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào? A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. Câu 2. Nét nổi bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX là A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập. B. phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. C. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). Câu 3. Thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”, vì A. các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. B. châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. C. nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 4. Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong công cuộc cải cách của Trung Quốc là A. thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh. B. không còn tình trạng đói nghèo. C. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. D. trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới. Câu 5. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước chống phá. B. Chậm sửa chữa những sai lầm. C. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp. D. Nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. Câu 6. Nội dung cơ bản của công cuộc "cải tổ" của Liên Xô là gì? A. Cải tổ kinh tế triệt để. B. Cải tổ hệ thống chính trị. C. Cải tổ xã hội. D. Cải tổ kinh tế và xã hội. Câu 7. Năm 1960 gọi là “Năm châu phi” vì A. tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập. B. có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. C. chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi. D. hệ thống thuộc địa của để quốc lần lượt tan rã. Câu 8. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Á, châu Phi với Mĩ La- tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là
  2. A. hình thức đấu tranh ở châu Á, châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang; Mĩ La-tinh là đấu tranh chính trị. B. châu Á, châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới; Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. châu Á, châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ; Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. D. lãnh đạo cách mạng ở châu Á, châu Phi là giai cấp tư sản; ở Mĩ La-tinh là giai cấp vô sản. Câu 9. Điểm nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh ở đầu thế kỉ XX là A. rất nhiều nước đã giành được độc lập. B. vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ. D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy", vì ở đây A. thường xuyên xảy ra cháy rừng. B. có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bùng nổ.  C. các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ. D. có một cao trào đấu tranh bùng nổ đứng lên chống đế quốc Mĩ. Câu 11. Điểm khác nhau trong công cuộc cải cách của Trung Quốc so với Liên Xô là A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. C. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. D. lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. Câu 12. Từ nửa sau thế kỷ XX tình hình châu Á như thế nào? A. Rất phát triển, được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh". B. Ổn định có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế. C. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”. D. Không ổn định vì những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc hoặc những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới lãnh thổ... Câu 13. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập khối Quân sự Đông Nam Á. B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam- pu-chia. D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự của mình. Câu 14. Tổ chức Hiệp ước Vác- sa-va mang tính chất là một tổ chức liên minh A. kinh tế và phòng thủ quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. B. phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. C. chính trị và kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu. D. phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. Câu 15. Thành viên thứ 7 của ASEAN là A. Việt Nam. B. Mi-an-ma. C. Lào. D. Bru-nây. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. Nêu mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. (2.0 điểm) (HSKT không làm câu này) Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?(1.0 điểm) Câu 2. Trình bày công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh (1945-1950) (2.0 điểm) ===HẾT==
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: LỊCH SỬ 9 I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.33 điểm (3 câu đúng đạt 1.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA C B A A C B B C C D C D C D A II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Điểm HSKT * Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN 2.0 3.0 - Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các 1.0 1.0 nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc: + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. 0.25 0.5 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0.25 0.5 + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0.25 0.5 + Hợp tác phát triển có hiệu quả. 0.25 0.5 1 *Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã 1.0 mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á là vì: - Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. Đến tháng 4- 1999, 10 nước Đông Nam Á 0.5 đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. - Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác 0.5 phát triển của Đông Nam Á *Công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh 2.0 2.0 - Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị 0.5 0.5 phá huỷ,... 2 - Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 0.5 0.5 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950) trước thời hạn. 0.5 0.5 - Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. - Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. 0.5 0.5
  4. Người duyệt đề Giáo viên ra đề Âu Thị Dương Thuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2