intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Mã đề: LS&ĐL701 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: …./…./2022 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm) Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Vì sao nhu cầu tìm kiếm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông lại đặt ra cấp thiết? A. Hành trình theo đường bộ nhiều rủi ro và tốn kém. B. Giao thương bằng đường biển nhanh chóng và hiệu quả hơn so với đường bộ. C. Tuyến đường bộ bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm. D. Nhu cầu muốn khám phá thế giới của con người. Câu 2. Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là A. nông nô. B. tá điền. C. nông dân. D. lãnh chúa. Câu 3. Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? A. Đường biển. B. Đường bộ. C. Đường sông. D. Đường hàng không. Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do A. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế. B. giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội. C. giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. D. giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến. Câu 5. Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI? A. Anh, Hà Lan. B. Tây Ban Nha, Anh. C. Hy Lạp, I-ta-li-a. D. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Câu 6. “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. I-ta-li-a. B. Anh. C. Pháp. D. Đức. Câu 7. Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào? A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a). C. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp). D. G. Bru-nô (I-ta-li-a). Câu 8. Lãnh địa phong kiến thuộc quyền sở hữu của ai? A. Tăng lữ B. Nông nô C. Địa chủ D. Lãnh chúa Câu 9. Nông nô ở Tây Âu sống cuộc sống như thế nào? A. Làm thuê cho nhà vua B. Sống sung sướng, xa hoa C. Sống nghèo đói, cực khổ D. Sống bình dân Câu 10. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc. B. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. C. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo. D. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại. II. Tự luận (2.5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hoàn thiện bảng (theo mẫu) để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. Nội dung Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại Hoạt động kinh tế chủ yếu Đặc điểm kinh tế Câu 2 (1,5 điểm): 1
  2. Bằng kiến thức lịch sử đã học. Em hãy: a. Trình bày những đóng góp của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan? b. Đánh giá tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử nhân loại? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm) Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau A. Châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. C. Châu Á, châu Phi và châu Mỹ. B. Châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. D. Châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Câu 2. Tỉ lệ dân thành thị của châu Âu là A. 75%. B. 60%. C. 90%. D. 85%. Câu 3. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là A. dãy U-Ran. B. dãy Andes. C. dãy Hi-ma-lay-a. D. dãy Cap-ca. Câu 4. Con sông nào không thuộc châu Âu? A. Von-ga. B. Đa-nuyp. C. Rai-nơ. D. Hoàng Hà. Câu 5. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Môn-gô-lô-it. B. Nê-grô-it. C. Ôx-tra-lô-it. D. Ơ-rô-pê-ô-it. Câu 6. Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có kiểu khí hậu nào? A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. B. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới. C. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải. D. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa. Câu 7. Loại khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên? A. Hi-đrô. B. Ô-xi. C. CO2. D. Nitơ. Câu 8. Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động ra sao đến sức khỏe con người? A. Đem đến các trận mưa a-xit. B. Mực nước biển dâng cao. C. Gây ung thư da. D. Gây ra các bệnh về đường hô hấp. Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ? A. Sự cố tràn dầu trên biển. B. Hoạt động du lịch biển. C. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển. D. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức. Câu 10. Địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu ở A. Nam Âu và Trung Âu. B. Tây Âu và Bắc Âu. C. Trung Âu và Đông Âu. D. Bắc Âu và Đông Âu. II. Tự luận (2.5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): So sánh sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa? Câu 2 (1 điểm): Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng tích cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội Châu Âu? Câu 3 (0,5 điểm): Trong những năm gần đây, Châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan gây hậu quả nghiêm trọng. Em hãy đề xuất một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Châu Âu? 2
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Mã đề: LS&ĐL702 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: …./…./2022 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm): Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? A. Đường hàng không. B. Đường sông. C. Đường bộ. D. Đường biển. Câu 2: Lãnh chúa ở Tây Âu sống cuộc sống như thế nào? A. Sống sung sướng, sa hoa B. Làm thuê cho nhà vua C. Sống nghèo đói, cực khổ. D. Sống bình dân Câu 3: Vì sao nhu cầu tìm kiếm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông lại đặt ra cấp thiết? A. Giao thương bằng đường biển nhanh chóng và hiệu quả hơn so với đường bộ. B. Hành trình theo đường bộ nhiều rủi ro và tốn kém. C. Nhu cầu muốn khám phá thế giới của con người. D. Tuyến đường bộ bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm. Câu 4: Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI? A. Hy Lạp, I-ta-li-a. B. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. C. Tây Ban Nha, Anh. D. Anh, Hà Lan. Câu 5: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là A. nông dân. B. tá điền. C. lãnh chúa. D. nông nô. Câu 6: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào? A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a). C. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp). D. G. Bru-nô (I-ta-li-a). Câu 7: Lãnh địa phong kiến là vùng đất riêng thuộc quyền sở hữu của A. tăng lữ B. nông nô C. địa chủ D. lãnh chúa Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do A. giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội. B. giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. C. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế. D. giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến. Câu 9: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. B. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc. C. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo. D. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại. Câu 10: W. Sếch-xpia là nhà văn hóa phục hưng nổi tiếng trong lĩnh vực nào? A. Thiên văn học. B. Toán học. C. Văn học. D. Hội họa II. Tự luận (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hoàn thiện bảng( theo mẫu) để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. Nội dung Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại 3
  4. Hoạt động kinh tế chủ yếu Đặc điểm kinh tế Câu 2 (1,5 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học. Em hãy: a. Trình bày những đóng góp của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan? b. Đánh giá tác động tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử nhân loại? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm) Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Tỉ lệ dân thành thị của châu Âu là A. 75%. B. 90%. C. 85%. D. 60%. Câu 2. Núi trẻ ở châu Âu phân bố tập trung ở đâu? A. Phía Đông. B. Phía Bắc. C. Phía Nam. D. Phía Tây. Câu 3. Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau A. Châu Á, châu Phi và châu Mỹ. C. Châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. B. Châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. D. Châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Câu 4. Phía Bắc châu Âu tiếp giáp với đại dương nào? A. Bắc Băng Dương. C. Nam Đại Dương. B. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ? A. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức. B. Hoạt động du lịch biển. C. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển. D. Sự cố tràn dầu trên biển. Câu 6. Dân cư châu Âu có tỉ lệ người A. dưới 15 tuổi cao và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên thấp. B. dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều thấp. C. dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều cao. D. dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao. Câu 7. Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động ra sao đến sức khỏe con người? A. Gây ung thư da. B. Gây ra các bệnh về đường hô hấp. C. Mực nước biển dâng cao. D. Đem đến các trận mưa a-xit. Câu 8. Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có kiểu khí hậu nào? A. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa. B. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới. C. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải. D. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Câu 9. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là A. dãy Andes. B. dãy Hi-ma-lay-a. C. dãy Cap-ca. D. dãy U-Ran. Câu 10. Loại khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên? A. Ô-xi. B. CO2. C. Nitơ. D. Hi-đrô. II. Tự luận (2.5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): So sánh sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa? Câu 2 (1 điểm): Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội Châu Âu? 4
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Mã đề: LS&ĐL703 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: …./…./2022 Câu 3 (0,5 điểm): Biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học. Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ở Châu Âu? A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm): Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1: “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. Anh. B. I-ta-li-a. C. Pháp. D. Đức. Câu 2: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là A. nông dân. B. tá điền. C. lãnh chúa. D. nông nô. Câu 3: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào? A. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp). B. G. Bru-nô (I-ta-li-a). C. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a). D. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). Câu 4: Lãnh địa phong kiến thuộc quyền sở hữu của ai? A. Tăng lữ B. Nông nô C. Địa chủ D. Lãnh chúa Câu 5: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? A. Đường hàng không. B. Đường biển. C. Đường sông. D. Đường bộ. Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do A. giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. B. giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội. C. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế. D. giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến. Câu 7: Vì sao nhu cầu tìm kiếm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông lại đặt ra cấp thiết? A. Nhu cầu muốn khám phá thế giới của con người. B. Tuyến đường bộ bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm. C. Hành trình theo đường bộ nhiều rủi ro và tốn kém. D. Giao thương bằng đường biển nhanh chóng và hiệu quả hơn so với đường bộ. Câu 8: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. B. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc. C. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo. D. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại. Câu 9: Nông nô ở Tây Âu sống cuộc sống như thế nào? A. Sống sung sướng, xa hoa B. Sống cực khổ C. Sống bình dân D. Làm thuê cho nhà vua Câu 10: Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI? A. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. B. Anh, Hà Lan. C. Tây Ban Nha, Anh. D. Hy Lạp, I-ta-li-a. II. Tự luận (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hoàn thiện bảng (theo mẫu) để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. Nội dung Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại Hoạt động kinh tế chủ yếu 5
  6. Đặc điểm kinh tế 6
  7. Câu 2 (1,5 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học. Em hãy: a. Trình bày những đóng góp của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan? b. Đánh giá tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử nhân loại? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm) Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ? A. Hoạt động du lịch biển. B. Sự cố tràn dầu trên biển. C. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức. D. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển. Câu 2. Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có kiểu khí hậu nào? A. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa. B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải. C. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới. Câu 3. Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau A. Châu Á, châu Phi và châu Mỹ. C. Châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. B. Châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. D. Châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. Câu 4. Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động ra sao đến sức khỏe con người? A. Mực nước biển dâng cao. B. Đem đến các trận mưa a-xit. C. Gây ra các bệnh về đường hô hấp. D. Gây ung thư da. Câu 5. Loại khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên? A. Ô-xi. B. CO2. C. Hi-đrô. D. Nitơ. Câu 6. Tỉ lệ dân thành thị của châu Âu là A. 75%. B. 90%. C. 85%. D. 60%. Câu 7. Con sông nào không thuộc châu Âu? A. Hoàng Hà. B. Von-ga. C. Đa-nuyp. D. Rai-nơ. Câu 8. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Ôx-tra-lô-it. B. Ơ-rô-pê-ô-it. C. Nê-grô-it. D. Môn-gô-lô-it. Câu 9. Địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu ở A. Bắc Âu và Đông Âu. B. Nam Âu và Trung Âu. C. Trung Âu và Đông Âu. D. Tây Âu và Bắc Âu. Câu 10. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là A. dãy U-Ran. B. dãy Andes. C. dãy Cap-ca. D. dãy Hi-ma-lay-a. II. Tự luận (2.5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): So sánh sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa? Câu 2 (1 điểm): Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng tích cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội Châu Âu? Câu 3 (0,5 điểm): Trong những năm gần đây, Châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan gây hậu quả nghiêm trọng. Em hãy đề xuất một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Châu Âu? 2
  8. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Mã đề: LS&ĐL704 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: …./…./2022 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm): Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là A. nông dân. B. nông nô. C. lãnh chúa. D. tá điền. Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do A. giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. B. giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội. C. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế. D. giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến. Câu 3: Lê-ô-na đơ Vanh-xi(I-ta-li-a) là nhà văn hóa phục hưng nổi tiếng trong lĩnh vực nào? A. Thiên văn học. B. Toán học. C. Hội họa. D. Văn học. Câu 4: Lãnh chúa ở Tây Âu sống cuộc sống như thế nào? A. Sống sung sướng, xa hoa B. Làm thuê cho nhà vua C. Sống nghèo đói, cực khổ D. Sống bình dân Câu 5: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại. B. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc. C. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo. D. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. Câu 6: Vì sao nhu cầu tìm kiếm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông lại đặt ra cấp thiết? A. Nhu cầu muốn khám phá thế giới của con người. B. Tuyến đường bộ bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm. C. Hành trình theo đường bộ nhiều rủi ro và tốn kém. D. Giao thương bằng đường biển nhanh chóng và hiệu quả hơn so với đường bộ. Câu 7: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào? A. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp). B. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). C. G. Bru-nô (I-ta-li-a). D. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a). Câu 8: Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI? A. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. B. Anh, Hà Lan. C. Tây Ban Nha, Anh. D. Hy Lạp, I-ta-li-a. Câu 9: Ai là người đã cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ(1498)? A. Cô-lôm-bô. B. Đi-a-xơ. C. V. Ga-ma. D. Ma-gien-lan Câu 10: Lãnh địa phong kiến thuộc quyền sở hữu của ai? A. Tăng lữ B. Nông nô C. Địa chủ D. Lãnh chúa II. Tự luận (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hoàn thiện bảng (theo mẫu) để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. Nội dung Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại Hoạt động kinh tế chủ yếu Đặc điểm kinh tế
  9. Câu 2 (1,5 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học. Em hãy: a. Trình bày những đóng góp của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan? b. Đánh giá tác động tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử nhân loại? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm) Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Phía Bắc châu Âu tiếp giáp với đại dương nào? A. Thái Bình Dương. C. Bắc Băng Dương. B. Ấn Độ Dương. D. Nam Đại Dương. Câu 2. Loại khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên? A. Ô-xi. B. Nitơ. C. Hi-đrô. D. CO2. Câu 3. Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau A. Châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. C. Châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. B. Châu Á, châu Phi và châu Mỹ. D. Châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Câu 4. Núi trẻ ở châu Âu phân bố tập trung ở đâu? A. Phía Nam. B. Phía Đông. C. Phía Tây. D. Phía Bắc. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ? A. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển. B. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức. C. Hoạt động du lịch biển. D. Sự cố tràn dầu trên biển. Câu 6. Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có kiểu khí hậu nào? A. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới. B. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa. C. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải. D. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Câu 7. Tỉ lệ dân thành thị của châu Âu là A. 60%. B. 85%. C. 75%. D. 90%. Câu 8. Dân cư châu Âu có tỉ lệ người A. dưới 15 tuổi cao và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên thấp. B. dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều thấp. C. dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao. D. dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều cao. Câu 9. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là A. dãy U-Ran. B. dãy Andes. C. dãy Hi-ma-lay-a. D. dãy Cap-ca. Câu 10. Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động ra sao đến sức khỏe con người? A. Gây ra các bệnh về đường hô hấp. B. Mực nước biển dâng cao. C. Đem đến các trận mưa a-xit. D. Gây ung thư da. II. Tự luận (2.5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): So sánh sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa? Câu 2 (1 điểm): Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội Châu Âu? Câu 3 (0,5 điểm): Biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học. Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ở Châu Âu?
  10. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Mã đề: LS&ĐL DỰ PHÒNG Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: …./…./2022 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm): Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do A. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế. B. giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. C. giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội. D. giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến. Câu 2: “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. I-ta-li-a. Câu 3: Nông nô ở Tây Âu sống cuộc sống như thế nào? A. Làm thuê cho nhà vua B. Sống cực khổ C. Sống sung sướng, xa hoa D. Sống bình dân Câu 4: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là A. nông dân. B. lãnh chúa. C. nông nô. D. tá điền. Câu 5: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc. B. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. C. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo. D. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại. Câu 6: Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI? A. Hy Lạp, I-ta-li-a. B. Tây Ban Nha, Anh. C. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. D. Anh, Hà Lan. Câu 7: Lãnh địa phong kiến thuộc quyền sở hữu của ai? A. Lãnh chúa B. Tăng lữ C. Địa chủ D. Nông nô Câu 8: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? A. Đường bộ. B. Đường hàng không. C. Đường biển. D. Đường sông. Câu 9: Vì sao nhu cầu tìm kiếm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông lại đặt ra cấp thiết? A. Giao thương bằng đường biển nhanh chóng và hiệu quả hơn so với đường bộ. B. Hành trình theo đường bộ nhiều rủi ro và tốn kém. C. Nhu cầu muốn khám phá thế giới của con người. D. Tuyến đường bộ bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm. Câu 10: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào? A. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp). B. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). C. G. Bru-nô (I-ta-li-a). D. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a). II. Tự luận (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hoàn thiện bảng (theo mẫu) để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. Nội dung Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại Hoạt động kinh tế chủ yếu
  11. Đặc điểm kinh tế Câu 2 (1,5 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học. Em hãy: a. Trình bày những đóng góp của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan? b. Đánh giá tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử nhân loại? B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. Trắc nghiệm (2.5 điểm) Hãy ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ? A. Hoạt động du lịch biển. B. Sự cố tràn dầu trên biển. C. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức. D. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển. Câu 2. Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có kiểu khí hậu nào? A. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa. B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải. C. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới. Câu 3. Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau A. Châu Á, châu Phi và châu Mỹ. C. Châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. B. Châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. D. Châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. Câu 4. Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động ra sao đến sức khỏe con người? A. Mực nước biển dâng cao. B. Đem đến các trận mưa a-xit. C. Gây ra các bệnh về đường hô hấp. D. Gây ung thư da. Câu 5. Loại khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên? A. Ô-xi. B. CO2. C. Hi-đrô. D. Nitơ. Câu 6. Tỉ lệ dân thành thị của châu Âu là A. 75%. B. 90%. C. 85%. D. 60%. Câu 7. Con sông nào không thuộc châu Âu? A. Hoàng Hà. B. Von-ga. C. Đa-nuyp. D. Rai-nơ. Câu 8. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Ôx-tra-lô-it. B. Ơ-rô-pê-ô-it. C. Nê-grô-it. D. Môn-gô-lô-it. Câu 9. Địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu ở A. Bắc Âu và Đông Âu. B. Nam Âu và Trung Âu. C. Trung Âu và Đông Âu. D. Tây Âu và Bắc Âu. Câu 10. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là A. dãy U-Ran. B. dãy Andes. C. dãy Cap-ca. D. dãy Hi-ma-lay-a. II. Tự luận (2.5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): So sánh sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa? Câu 2 (1 điểm): Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng tích cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội Châu Âu? Câu 3 (0,5 điểm): Trong những năm gần đây, Châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan gây hậu quả nghiêm trọng. Em hãy đề xuất một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Châu Âu?
  12. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2022 – 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 Ngày kiểm tra: …./…./2022 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Mã đề LS701 LS702 LS703 LS704 Dự phòng Câu 1 C D B B A 2 A A D C D 3 A D C C B 4 A B D A C 5 D D B D B 6 A B C B C 7 B D B D A 8 D C A A C 9 C A B C D 10 B C A D D II. Phần tự luận (2,5 điểm) Mã đề LS&ĐL701 - LS&ĐL703 – Dự phòng Câu Nội dung Điểm Hoàn thành bảng làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Nội dung Lãnh địa Thành thị trung đại phong kiến Câu 1 Hoạt động (1đ) Thủ công nghiệp và 0, 5 kinh tế chủ Nông nghiệp. thương nghiệp. yếu Đặc điểm Khép kín, tự Buôn bán, trao đổi hàng 0,5 kinh tế cung tự cấp hóa a. Đóng góp Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan - Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ năm 1492 0,5 - Ma-gien-lan thực hiện cuộc thám hiểm đi vòng quanh trái đất 0,5 bằng đường biển Câu 2 b. Đánh giá tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối (1,5đ) với lịch sử nhân loại - Đem đến cho loài người hiểu biết về những con đường mới, 0,25 vùng đất mới. - Góp phần mở rộng phạm vi buôn bán, thúc đẩy công nghiệp và 0,25 thương nghiệp phát triển. Mã đề LS&ĐL702 - LS&ĐL704 Câu Nội dung Điểm
  13. Hoàn thành bảng làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Nội dung Lãnh địa Thành thị trung đại phong kiến Câu 1 Hoạt động Thủ công nghiệp và 0, 5 (1đ) kinh tế chủ Nông nghiệp. thương nghiệp. yếu Đặc điểm Khép kín, tự Buôn bán, trao đổi hàng 0,5 kinh tế cung tự cấp hóa a. Đóng góp Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan - Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ năm 1492 0,5 - Ma-gien-lan thực hiện cuộc thám hiểm đi vòng quanh trái đất 0,5 bằng đường biển Câu 2 b. Đánh giá tác động tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí đối (1,5đ) với lịch sử nhân loại - Người lao động (nhất là nông dân) ngày càng bị bần cùng hóa. 0,25 - Dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và cướp bóc thuộc địa 0,25 B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Mã đề LS701 LS702 LS703 LS704 Dự phòng Câu 1 C A D C D 2 A C C D C 3 A A A B A 4 D A D A D 5 D C B A B 6 A D A D A 7 C A A C A 8 C D B C B 9 C D A A A 10 D B A D A II. Phần tự luận (2,5 điểm) Mã đề 701, 703, dự phòng. Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 - Ôn đới hải dương: (1,0đ) + Mùa hè mát, mùa đông tương đối ấm, nhiệt độ 0,25 thường trên 0℃ + Mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm), nhìn 0,25 chung là ẩm ướt. - Ôn đới lục địa : + Mùa đông lạnh ,khô; mùa hè nóng và ẩm. 0,25 + Lượng mưa nhỏ, trung bình năm chỉ trên dưới 500 0,25 mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ.
  14. Câu 2 Ảnh hưởng tích cực của cơ cấu dân số già đến sự phát (1,0đ) triển kinh tế, xã hội Châu Âu. - Có nguồn lao động dồi dào. 0,5 - Trẻ em ít nên tỉ lệ dân số phụ thuộc không cao,có điều 0,5 kiện tốt cho giáo dục chăm sóc trẻ em, chất lượng cuộc sống được đảm bảo. Câu 3 Biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu: (0,5đ) - Trồng rừng và bảo vệ rừng. 0,25 - Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và 0,25 phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời… (Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa) Mã đề 702, 704 Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 - Ôn đới hải dương: (1,0đ) + Mùa hè mát, mùa đông tương đối ấm, nhiệt độ 0,25 thường trên 0℃. + Mưa quanh năm (khoảng 800-1000 mm/năm), nhìn 0,25 chung là ẩm ướt. - Ôn đới lục địa: + Mùa đông lạnh, khô; mùa hè nóng và ẩm. 0,25 + Lượng mưa nhỏ, trung bình năm chỉ trên dưới 500 0,25 mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ. Câu 2 Ảnh hưởng tiêu cực của cơ cấu dân số già đến sự phát (1,0đ) triển kinh tế, xã hội Châu Âu. - Áp lực lên hệ thống lương hưu,chăm sóc sức khỏe 0,5 người già, hệ thống an sinh xã hội. - Đứng trước nguy cơ suy giảm dân số, thiếu lao động 0,5 phục vụ sản xuất phát triển kinh tế. Câu 3 Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học (0,5đ) - Ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền 0,25 vững. - Giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 0,25 nước và môi trường đất. BGH Tổ CM Nhóm CM Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Tố Loan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2