intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KTĐG GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG Môn: Ngữ Văn – Khối 12 (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cuộc sống có thể hạnh phúc hơn chỉ khi con người biết đủ đầy, hài lòng với những gì mình đang và đã có. Người ngốc nghếch nhất trên đời này là người tham lam, vì luôn muốn có được nhiều hơn những gì đang sở hữu, nên họ lúc nào cũng phải tranh tranh đấu đấu, đêm ăn không ngon, ngủ không yên, khiến thân tâm mỏi mệt, không còn thời gian để tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, vậy nên không biết được hạnh phúc thực sự là gì. Đời người vốn dĩ như một chiếc thuyền. Người ta càng mang theo ít đồ đạc thì con thuyền cuộc đời càng nhẹ, lướt càng nhanh. Vì thế, nếu người ta tiêu bỏ đi lòng tham, con thuyền có thể tiến lên nhẹ nhàng và cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi người ta chết, không ai mang sang thế giới bên kia được thứ của cải gì. Nếu người ta có thể kiềm chế lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng, cuộc sống sẽ trở nên êm đềm và có thể đạt đến đích dễ dàng hơn. ( Trích từ nguồn: https://songdep.tv/rot-cuoc-ca-doi-nay-ban-dang-song-vi-dieu-gi.html) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. Câu 2. Theo đoạn trích trên thì người viết quan niệm“cuộc sống có thể hạnh phúc hơn” khi nào? Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu: Đời người vốn dĩ như một chiếc thuyền. Người ta càng mang theo ít đồ đạc, thì con thuyền cuộc đời càng nhẹ, lướt càng nhanh. Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm: “Khi người ta chết, không ai mang sang thế giới bên kia được thứ của cải gì” không? Vì sao? II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của khát vọng sống trong mỗi con người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội đáng kiều thơm… (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.89)
  2. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN KTĐG GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG NĂM HỌC 2021 – 2022 (Đáp án gồm 3 trang) Môn: Ngữ Văn – Khối 12 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính 0.75 chính: nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm 2 Cuộc sống có thể hạnh phúc 0,75 hơn chỉ khi con người biết đủ đầy, hài lòng với những gì mình đang và đã có - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm 3 - Tác dụng của biện pháp tu 1.0 từ so sánh (“Đời người” so sánh “như một chiếc thuyền”…). + Tạo tính hình tượng (gợi hình) và biểu cảm cho lời văn. + Giúp ta hình dung đời người như con thuyền nên phải qua những lênh đênh, thăng trầm; Muốn nhẹ lướt thì con người cần vứt bỏ lòng tham. Hướng dẫn chấm:
  3. - Học sinh trả lời được 2 ý như đáp án : 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm 4 - HS cần bày tỏ được quan 0,5 điểm của mình - HS cần lập luận để thuyết phục để lí giải Gợi ý: Khi người nào đó chết đi thì mọi của cải vật chất đều không thể mang theo. Thế nhưng tất cả các giá trị mà người đó đã kiến tạo sẽ để lại cho đời sau. Vì thế, mỗi người cần sống thật ý nghĩa, vừa tận hiến, vừa tận hưởng. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. -Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II Làm văn 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 2,0 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của khát vọng sống trong mỗi con người. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn 0,25 văn nghị luận 150 chữ ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở 0,25 lên thì không cho điểm cấu trúc) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa của khát vọng sống trong mỗi con người.
  4. c. Triển khai vấn đề nghị 0,75 luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của khát vọng sống trong mỗi con người. Có thể theo hướng sau: * Giải thích: Khát vọng là mong muốn hướng tới những điểu lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống. Nó thôi thúc chúng ta sống tích cực, nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân để đạt được mục đích. * Ý nghĩa của việc sống có khát vọng: - Với cá nhân: Là động lực vượt qua những khó khăn trên đường đời và biến ước mơ thành hiện thực; có mục đích sống cao đẹp nên cuộc sống có giá trị và được nhiều người yêu quý; luôn tỉnh táo và tránh được những cám dỗ, rủi ro không đáng có... - Với cộng đồng, xã hội: lan tỏa nhiều giá trị tích cực đến cộng đồng; chung tay xây dựng một xã hội phần vinh, hạnh phúc... Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  5. d. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp 2 Phân tích đoạn thơ trong  5,0 bài Tây Tiến của Quang  Dũng. a. Đảm bảo cấu trúc bài  0,25 nghị luận Mở bài nêu được vấn đề,  Thân bài triển khai được vấn  đề, Kết bài khái quát được  vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần   0,5 nghị luận Phân tích nội dung và nghệ  thuật đoạn thơ trong “Tây  Tiến” Hướng dẫn chấm:  ­ Học sinh xác định đúng vấn  đề cần nghị luận: 0,5 điểm. ­ Học sinh xác định chưa đầy  đủ vấn đề nghị luận: 0,25  điểm.
  6. c. Triển khai vấn đề nghị  luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai  theo nhiều cách, nhưng cần  vận dụng tốt các thao tác lập  luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí  lẽ và dẫn chứng; đảm bảo  các yêu cầu sau: *Giới thiệu tác giả (0,25  0,5 điểm), tác phẩm và đoạn thơ  (0,25 điểm) * Vị trí đoạn thơ 2,5 * Cảm nhận về đoạn thơ ­ Nội dung: Quang Dũng  không hề né tránh hiện thực  bi đát, khắc nghiệt của chiến  trường khi khắc họa bức  chân dung người lính Tây  Tiến về ngoại hình (không  mọc tóc, xanh màu lá), tinh  thần trách nhiệm (mộng biên  giới); tâm hồn lãng mạn (mơ  dáng kiều thơm), … =>  Hình tượng người lính  Tây tiến hiện lên kiêu dũng,  hào hùng. ­ Nghệ thuật: bút pháp lãng  mạn kết hợp tả thực; có  những sáng tạo về hình ảnh,  ngôn ngữ biểu cảm Hướng dẫn chấm: ­  Phân tích đầy đủ, sâu sắc:  2,5 điểm. ­ Phân tích chưa đầy đủ hoặc  chưa sâu sắc: 1,75 điểm ­  2,25điểm. ­ Phân tích chung chung,  chưa  rõ các biểu hiện của  tâm trạng: 0,75 điểm ­ 1,25  điểm. ­ Phân tích chung chung,  không rõ các biểu hiện: 0,25  điểm ­ 0,5 điểm *Đánh giá 0,5 ­ Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của  tâm hồn người lính Tây Tiến  hào hoa, lãng mạn. ­ Đoạn thơ góp phần thể hiện  phong cách thơ Quang Dũng. Hướng dẫn chấm: ­Học sinh trình bày được 2  ý: 0,5 điểm ­Học sinh trình bày được 1 
  7. ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả,  ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: ­ Không cho điểm nếu bài làm  mắc quá nhiều lỗi chính tả,  ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề nghị luận; có cách  diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh  biết vận dụng lí luận văn học  trong quá trình phân tích,  đánh giá; biết so sánh với các   tác phẩm khác để làm nổi bật  nét đặc sắc của thơ Quang  Dũng; biết liên hệ vấn đề  nghị luận với thực tiễn đời  sống; văn viết giàu hình ảnh,  cảm xúc. ­ Đáp ứng được 2 yêu cầu  trở lên: 0,5 điểm. ­ Đáp ứng được 1 yêu cầu:  0,25 điểm. Tổng điểm toàn  Phần I+ Phần II 10,0 bài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2