intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục tiêu giúp các em học sinh có thêm tư liệu học tập để phục vụ cho việc ôn luyện, củng cố kiến thức đã được học giữa học kì 1, TaiLieu.VN giới thiệu đến các em "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội", cùng tham khảo và luyện tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 30 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” do ai sáng tác? A. Ăng – toan – đơ Xanh – tơ Ê – xu – pe – ri. B. Nguyễn Thế Hoàng Linh. C. Ra – bin – đơ – ra – nát Ta go. D. Tô Hoài. Câu 2: Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” cùng thể loại với văn bản nào sau đây? A. Bài học đường đời đầu tiên. B. Bắt nạt. C. Chuyện cổ tích về loài người. D. Mây và sóng. Câu 3: Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, chi tiết nào thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn? A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt. B. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng. C. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp. D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Câu 4: Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ 1. B. Ngôi thứ 2. C. Ngôi thứ 3. D. Ngôi thứ 4. Câu 5: Trong văn bản “Chuyện cổ tích về loài người”, thế giới như thế nào sau khi trẻ con được sinh ra? A. Thế giới biến đổi. B. Cảnh vật không thay đổi. C. Thế giới bao phủ bởi màu đen. D. Trái đất không có dáng cây, ngọn cỏ. Câu 6: Trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, sự vật nào được sinh ra đầu tiên? A. Trời. B. Bố C. Trẻ con. D. Mẹ. Câu 7: Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” được viết theo thể thơ gì? A. Thơ 5 chữ. B. Thơ lục bát. C. Thơ tự do. D. Thơ 7 chữ. Câu 8: Trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, sự xuất hiện của bố đã giúp trẻ những gì? A. Khiến bé nhìn thấy rõ mặt trời.
  2. B. Dạy cho trẻ những kiến thức ở trường lớp, sách vở. C. Trao tình yêu, lời ru và chăm sóc bé ân cần. D. Dạy cho trẻ hiểu biết: biết ngoan và biết nghĩ. Câu 9: Từ “bế bồng” thuộc loại từ nào sau đây? A. Từ đơn. B. Từ ghép. C. Từ láy. D. Từ phức. Câu 10: Trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, sự xuất hiện của người mẹ mang lại điều gì cho trẻ? A. Tình yêu. B. Lời ru. C. Tình yêu và lời ru. D. Tình yêu và sự chở che. Câu 11: Phương án nào dưới đây nêu đúng nhất khái niệm "truyện đồng th“ại"? A. Truyện đồ”g thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người. B. Truyện đồng thoại là truyện có nhân vật là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. C. Truyện đồng thoại là truyện có nhân vật thường là con người, nhưng cũng có khi là thần tiên, cũng có thể là siêu nhân, người máy. D. Truyện đồng thoại là truyện viết về những sự việc và những nhân vật kì lạ. Câu 12: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”? A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Nghị luận. D. Tự sự. Câu 13: Bài học phù hợp nhất rút ra từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là gì? A. Không nên hung hăng, tự phụ, coi thường người khác mà cần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau. B. Nên kiêu căng tự phụ, có như vậy mới thể hiện tài năng của mình. C. Nếu gây họa sẽ bị trừng phạt. D. Không nên hung hăng, hống hách gây họa cho mọi người. Câu 14: Tìm các từ láy được sử dụng trong các câu sau: “Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?” A. Nông nỗi, ngông cuồng. B. Nông nỗi, cơ sự, ngông cuồng. C. Nông nỗi, hối hận, dại dột. D. Nông nỗi, ngông cuồng, dại dột. Câu 15: Tác phẩm nào không cùng chủ đề với văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”? A. Nếu cậu muốn có một người bạn. B. Bắt nạt. C. Điều không tính trước. D. Mây và sóng.
  3. Câu 16: Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” có các nhân vật chính nào sau đây? A. Hoàng tử bé và Cáo. B. Cáo và chùm nho. C. Hoàng tử bé và vườn hoa hồng. D. Cáo và thợ săn. Câu 17: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”? A. So sánh, điệp từ. B. Nhân hóa, ẩn dụ. C. So sánh, nói quá. D. Nhân hóa, so sánh. Câu 18: Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn"? A. Sử dụng b”ện pháp nghệ thuật phóng đại. B. Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính tượng trưng. C. Xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm trạng. D. Sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện. Câu 19: Trong tác phẩm “Nếu cậu muốn có một người bạn”, sau cuộc chia tay, sự vật nào khiến cáo liên tưởng đến hoàng tử bé? A. Những đám mây. B. Con rắn. C. Màu lúa mì. D. Giọng nói. Câu 20: Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” được trích từ tác phẩm nào? A. Hoàng tử bé. B. Dế Mèn phiêu lưu kí. C. Cô bé bán diêm. D. Chiếc lá cuối cùng. Câu 21: Câu văn “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần” có nghĩa là gì? A. Trái tim quan trọng hơn đôi mắt. B. Trái tim luôn có lí lẽ riêng của nó. C. Chỉ có đôi mắt mới nhìn ra được vẻ đẹp của vạn vật. D. Thứ cốt lõi phải được cảm nhận bằng trái tim chứ không phải đôi mắt. Câu 22: Dòng nào dưới đây nói không đúng về nội dung của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”? A. Trẻ em mới là người được sinh ra đầu tiên trên trái đất, không phải cha mẹ hay thầy cô giáo. B. Trẻ em là sinh ra rất nhỏ bé và yếu đuối, cần được chăm sóc, dạy dỗ và che chở.
  4. C. Mọi vật sinh ra trên trái đất đều là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. D. Mọi vật sinh ra trên trái đất là dành cho những trẻ em ngoan và học giỏi. Câu 23: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong truyện “Bài học đường đời đầu tiên” là gì? A. Miêu tả sinh động tâm trạng, tích cách nhân vật. B. Khắc họa một cách sinh động tích cách, tâm trạng của nhân vật và giúp câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. C. Nhấn mạnh tính nhạc của đoạn trích. D. Giúp câu chuyện hấp dẫn với nhiều bài học phong phú. Câu 24: Nghĩa của từ “đơn điệu” được dùng trong câu văn “Cuộc sống của mình thật đơn điệu” là gì? A. Ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán. B. Có khá nhiều sự thay đổi, lặp đi lặp lại. C. Ít có sự thay đổi nhưng không hề tẻ nhạt. D. Ít có sự thay đổi. Câu 25: Đâu không phải là bài học được rút ra từ văn bản "Nếu cậu muốn c“ một người bạn"? A. Cần nhìn ”hận mọi thứ bằng trái tim. B. Tình bạn mang đến cho con người niềm hạnh phúc. C. Không cần phải đề phòng những người xung quanh. D. Để có tình bạn đẹp, chúng ta cần phải kiên nhẫn, quan tâm, chia sẻ và thấu hiểu nhau. ĐÁP ÁN 1. A 2.A 3.A 4.C 5.A 6.A 7.A 8.D 9.B 10.C 11.A 12.D 13.A 14.C 15.D 16.A 17.D 18.B 19.C 20.A 21.D 22.D 23.B 24.A 25.C
  5. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Năm học 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 1 II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi: Xương Rồng và Cúc Biển Xương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu nhưng vẫn đồng ý. Một hôm, đàn bướm nọ bay ngang qua, kêu lớn: - Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá! Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười. Nhiều lần được khen, lão vui vẻ ra mặt. Thời gian trôi qua, hết xuân đến hè, hoa Cúc Biển tàn úa. Vài chú ong nhìn thấy liền cảm thán: - Thế là đến thời hoa Xương Rồng tàn héo! Nghe mọi người chê, Xương Rồng liền gân cổ cãi: - Ta chẳng bao giờ tàn héo cả. Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy! Cúc Biển chẳng nói gì nhưng không cười nữa. Đợi chị gió bay qua, nó xin chị mang mình theo đến vùng đất khác. Mùa xuân đến, bướm ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương Rồng nữa. Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước. (Trích từ tập sách Giọt sương chạy trốn - Lê Luynh, NXB Kim Đồng 2020). Câu 1 (0,5 điểm): Vì sao Cúc Biển muốn sống cùng Xương Rồng nhưng cuối cùng Cúc Biển lại bỏ đi? Câu 2 (1,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Câu 3 (3 điểm): Sáu tháng không tới trường vì dịch bệnh Covid-19 là một quãng thời gian không thể nào quên đối với mỗi học sinh chúng ta. Hãy viết bài văn ngắn, kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em trong việc học trực tuyến mà em đã và đang trải qua. ----------------------HẾT---------------------
  6. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Năm học 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 2 II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...] (Trích “Những chiếc áo ấm”- Võ Quảng) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 (1,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Câu 3 (3 điểm): Sáu tháng không tới trường vì dịch bệnh Covid-19 là một quãng thời gian không thể nào quên đối với mỗi học sinh chúng ta. Hãy viết bài văn ngắn, kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em trong việc học trực tuyến mà em đã và đang trải qua. ----------------------HẾT---------------------
  7. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2021 - 2022 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Đề 1 Thời gian làm bài: 60 phút PHẦN NỘI DUNG Điểm PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) - Cúc Biển muốn sống cùng Xương Rồng để có người bầu bạn 0,25 điểm Câu 1 - Nhưng cuối cùng Cúc Biển lại bỏ đi vì Xương Rồng sống ích (0,5 điểm) kỉ và không biết quí trọng tình bạn. 0,25 điểm - Gọi tên: Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản là biện 0,5 điểm pháp nhân hóa - Việc sử dụng biện pháp nhân hóa các loài thực vật như Xương Rồng, Cúc Biển, đàn bướm, chị gió,… đều có những suy nghĩ,cử Câu 2 chỉ hành động như con người để: (1,5 điểm) + Ngầm nhân cách hóa chúng giống như con người cho thấy được 1,0 điểm bài học cuộc sống về cách sống yêu thương, chia sẻ. + Và để nhận ra những con người không biết yêu thương chia sẻ sẽ chỉ có thể sống buồn bã, cô độc một mình. a. Hình thức: - Bài văn đảm bảo dung lượng, bố cục đầy đủ ba phần, diễn đạt 0,5 điểm mạch lạc, chính xác… b. Nội dung: Kể về một trải nghiệm đáng nhớ trong thời gian học trực tuyến của em. - Giới thiệu trải nghiệm của em 0,5 điểm - Kể diễn biến câu chuyện + Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện… Câu 3 + Tâm trạng, ngôn ngữ cử chỉ, thái độ của bản thân em và (3,0 điểm) những người xung quanh em 1,5 điểm + Kể lại sự việc trong câu chuyện. + Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của em trước giai đoạn học trực tuyến khó quên này. GV có thể linh hoạt chấm, hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất định hướng. c. Sáng tạo: Cách diễn đạt hay, biết kết hợp yếu tố miêu tả và 0,5 điểm biểu cảm trong bài văn tự sự.
  8. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2021 - 2022 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Đề 2 Thời gian làm bài: 60 phút PHẦN NỘI DUNG Điểm PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 điểm (0,5 điểm) - Gọi tên: Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản là biện 0,5 điểm pháp nhân hóa Câu 2 - Việc sử dụng biện pháp nhân hóa các loài động vật như Thỏ, (1,5 điểm) Nhím đều có những suy nghĩ,cử chỉ hành động như con người. Qua đó ta thấy được tình bạn tốt giữa Thỏ va Nhím. Nhím đã 1,0 điểm sẵn sàng giúp đỡ bạn trong hoàn cảnh khó khăn a. Hình thức: - Bài văn đảm bảo dung lượng, bố cục đầy đủ ba phần, diễn 0,5 điểm đạt mạch lạc, chính xác… b. Nội dung: Kể về một trải nghiệm đáng nhớ trong thời gian học trực tuyến của em. - Giới thiệu trải nghiệm của em 0,5 điểm - Kể diễn biến câu chuyện Câu 3 + Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện… (3,0 điểm) + Tâm trạng, ngôn ngữ cử chỉ, thái độ của bản thân em và những người xung quanh em 1,5 điểm + Kể lại sự việc trong câu chuyện. + Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của em trước giai đoạn học trực tuyến khó quên này. GV có thể linh hoạt chấm, hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất định hướng. c. Sáng tạo: Cách diễn đạt hay, biết kết hợp yếu tố miêu tả và 0,5 điểm biểu cảm trong bài văn tự sự.
  9. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Năm học 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 60 phút II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1 và 2: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng (Trích “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ) Câu 1 (0,5 điểm): Qua cái nhìn của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào? Câu 2 (1,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Câu 3 (3 điểm): Sáu tháng không tới trường vì dịch bệnh Covid-19 là một quãng thời gian không thể nào quên đối với mỗi học sinh chúng ta. Hãy viết bài văn ngắn, kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em trong việc học trực tuyến mà em đã và đang trải qua.
  10. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM–TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 60 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tổng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao PHẦN I (5 điểm): TRẮC NGHIỆM (Ngữ liệu trong chương trình) - Nhận biết được - Hiểu và lí giải tác giả, tác phẩm, được những yếu phương thức tố về nội dung, biểu đạt, ngôi kể, nghệ thuật của nhân vật chính và văn bản. một số chi tiết - Nêu được tác trong văn bản. dụng của biện - Nhận biết được pháp nghệ thuật thể loại và các tu từ. đặc trưng của thể - Rút ra được bài loại. học từ văn bản. - Nhận biết được kiến thức tiếng việt ở một đơn vị ngôn ngữ cụ thể trong văn bản. Câu: 1 đến 20 Câu: 21 đến 25 Số câu: 25 Số điểm:4 điểm Số điểm: 1 điểm Số điểm: 5 Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 50% PHẦN II (5 điểm): TỰ LUẬN (Ngữ liệu ngoài chương trình) Nêu được nội dung/ ý nghĩa/ đặc điểm của Câu 1 hình ảnh, chi tiết, … trong văn bản. Hiểu và phân tích được tác Câu 2 dụng của biện pháp tu từ: nhân hóa. Biết vận Biết vận Câu 3 . dụng những dụng những kiến thức đã kiến thức đã
  11. học để tạo học để tạo lập một văn lập một văn bản hoàn bản hoàn chỉnh. chỉnh, sáng tạo. Số câu Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Số điểm Số điểm:2 Số điểm: 2,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: 5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 50% Tổng số Số câu: 20 Số câu: 7 Số câu:1 Số câu: 1 Số câu: 28 câu Số điểm: 4 Số điểm: 30 Số điểm: 2,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: 10 Tổng điểm Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 100 % Tỉ lệ %
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2