intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 90 phút I/. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: THỎ VÀ RÙA Xưa kia có một con thỏ chạy rất nhanh và một con rùa di chuyển rất chậm – nó lê bước, lê bước, lê bước… Một hôm, chúng gặp nhau trên một đồng cỏ. “Tôi có thể chạy nhanh hơn cậu rất nhiều”, thỏ nói với rùa. “Có lẽ cậu có thể”, rùa nói. Nó đã quá mệt mỏi với chuyện bị chòng ghẹo vì sự chậm chạp, nhưng nó biết một ngày nào đó nó sẽ dạy cho con thỏ huênh hoang này một bài học. “Hãy cùng đua một chuyến xem nào”, nó nói. “Một con rùa í ạch thì làm thế nào có thể thắng một cuộc đua với tôi cơ chứ?”, thỏ vừa nói vừa cười. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn, chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt một lát và ngủ một giấc trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Cùng lúc đó, rùa vẫn chậm chạp lê bước một cách kiên định. Nó không dừng lại hay nhìn ngó xung quanh và không lâu sau nó đã nhìn thấy điểm đích trước mắt. Cuối cùng thỏ cũng thức dậy nhưng đã quá muộn. Nó vừa nhảy vừa chạy thật nhanh. Khi đến nơi, nó nhìn thấy rùa đang bò qua vạch đích với nụ cười rạng rỡ trên mặt. Rùa đã thắng cuộc đua. (Theo Aesop) Câu 1: Truyện “Thỏ và rùa” thuộc thể loại nào? a/ Truyện cổ tích b/ Truyền thuyết c/ Truyện ngắn d/ Truyện ngụ ngôn Câu 2: Nhân vật nào là nhân vật chính trong truyện “Thỏ và rùa”? a/ Thỏ b/ Rùa c/ Thỏ, rùa d/ Thỏ, rùa, cáo Câu 3: Tình huống của truyện “Thỏ và rùa” là? a/ Thỏ và rùa gặp nhau trên đồng cỏ b/ Thỏ và rùa quyết định chạy đua
  2. c/ Thỏ chạy nhanh như tên bắn d/ Rùa đã thắng cuộc đua Câu 4: Trong câu “Nó đã quá mệt mỏi với chuyện bị chòng ghẹo...”, từ nào là phó từ? a/ nó b/ mệt mỏi c/ chuyện d/ quá Câu 5: Hãy kể tên 2 văn bản thuộc cùng thể loại với văn bản “Thỏ và rùa”. Câu 6: a/ Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu: Xưa kia có một con thỏ chạy rất nhanh và một con rùa di chuyển rất chậm – nó lê bước, lê bước, lê bước… b/ Tìm và nêu ý nghĩa của phó từ trong câu: Rùa đã thắng cuộc đua. Câu 7: Nêu bài học em rút ra từ câu chuyện trên. II/. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu . -------------- HẾT--------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. DUYỆT ĐỀ TPCM DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN SOẠN ĐỀ KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Minh Đức Lê Thị Thảo Hồ thị Mỹ Duyên
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA GHKI. NH 2023 – 2024 HUYỆN LONG ĐIỀN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI Thời gian làm bài: 90 phút Câu Điểm từng Nội dung (điểm) phần I. Đọc Câu 1: d/ Truyện ngụ ngôn 0.5 điểm hiểu (5.0điểm Câu 2: c/ Thỏ, rùa 0.5 điểm ) Câu 3: b/ Thỏ và rùa quyết định chạy đua 0.5 điểm Câu 4: d/ quá 0.5 điểm Câu 5: Kể tên 2 văn bản thuộc thể loại truyện ngụ ngôn: 1.0 điểm Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Chó sói và Chiên con, Hai người bạn và con gấu... Câu 6: a/ Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa 0.5 điểm liệt kê hết. 0.5 điểm b/- Phó từ: đã - Ý nghĩa: chỉ quan hệ thời gian 1.0 điểm Câu 7: Nêu bài học em rút ra từ câu chuyện trên. - Không nên chủ quan, kiêu ngạo coi thường người khác. - Sự kiên trì, nhẫn nại sẽ giúp ta có được thành công (chấp nhận những đáp án khác hợp lí)
  4. Câu 2. 1.Về hình thức Tạo lập a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết văn bản bài. (5.0 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự việc được kể lại 0.5 điểm điểm) trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 2. Về nội dung HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng 4.5 điểm thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả trong bài viết; sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. - Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc. - Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện - Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện. - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA GHKI. NĂM HỌC HUYỆN LONG ĐIỀN 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút TT Kĩ năng Nội Mức độ Tổng dung/đơ nhận % điểm n vị thức kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc - Thơ 4TN 2TN 1TL 0 50 hiểu bốn chữ, (Ngữ năm chữ liệu - Truyện ngoài ngụ ngôn SGK) - Nghị luận văn học - Phó từ - Dấu chấm lửng - Nghĩa
  6. của một số yếu tố Hán Việt, nghĩa của một số từ Hán Việt 2 Viết Viết bài 0 0 0 1 50 văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhận vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả ( hoặc viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học). Tổng 20%, 2,0 20%, 2,0 10%, 1,0 50%, 5,0 100% điểm, tỉ đ đ đ đ 10,0đ lệ
  7. ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HKI NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2023 – 2024 PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I. Đọc hiểu văn bản: 1.Tri thức Ngữ văn: - Thể loại: Thơ 4 chữ, 5 chữ; truyện ngụ ngôn; nghị luận văn học - Chủ đề 1, 2, 3 (Tiếng nói vạn vật; Bài học cuộc sống; Những góc nhìn văn chương). + Ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. *Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Cảm nhận và yêu vẻ đẹp thiên nhiên. - Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian , thời gian. - Nêu được ấn tượng chung về văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học; mục đích và nội dung chính của văn bản, chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Có lòng nhân ái, biết ứng xử nhân văn, thấu hiểu góc nhìn của mọi người. 2.Tri thức tiếng Việt: - Phó từ - Dấu chấm lửng - Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt, nghĩa của một số từ Hán Việt. *Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được đặc điểm, chức năng của phó từ. - Nhận biết được các công dụng của dấu chấm lửng - Xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của một số từ có yếu tố đó. II. Viết
  8. - Biết viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. - Biết viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhận vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả. - Biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2