intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quảng Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quảng Thành”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quảng Thành

  1. TRƯỜNG THCS QUẢNG THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 (Đề gồm có 01 trang) MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I/ PHẦN VĂN HỌC : Ngữ liệu ngoài chương trình có nội dung tương tự với các truyện ngụ ngôn đã học dưới đây: Truyện ngụ ngôn: 1/ Ếch ngồi đáy giếng, 2/ Thầy bói xem voi, 3/ Hai người bạn đồng hành và con gấu - Nhận biết được tri thức thể loại. Các sự việc, nhân vật,cốt truyện. - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong truyện. II. PHẦN TIẾNG VIỆT : 1/ Phó từ 2/ Dấu chấm lửng Ghi chú: - Xác định được phó từ, mở rộng phó từ và hiểu ý nghĩa của chúng, tác dụng của dấu chấm lửng. Xem lại tất cả các bài tập của phần: hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng . III. PHẦN TẬP LÀM VĂN : Viết: Biết cách viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả Bài viết thể hiện bài văn cân đối , phân định rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài của phân môn tập làm văn.
  2. TRƯỜNG THCS QUẢNG THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ NGỮ VĂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Châu Đức, ngày 17 tháng 10 năm 2023 MA TRẬN NGỮ VĂN 7- KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT NĂM HỌC: 2023 - 2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận Chương Nội dung/ thức TT / Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Nhận Vận Chủ đề kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc - Truyện Nhận biết: hiểu: ngụ ngôn - Nhận biết được thể loại, đề Ngữ liệu tài, chi tiết tiêu biểu của văn ngoài 5 TN 3TN 2TL bản. chương trình - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được phó từ, dùng Tiếng phó từ để mở rộng câu; công việt: dụng dấu chấm lửng. Phó từ, Thông hiểu: dấu chấm - Nắm được nhân vật, sự việc lửng chính, cốt truyện, giải thích ý nghĩa chi tiết tiêu biểu. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp / bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. 2 Viết Kể lại sự Nhận biết: 1TL*
  3. việc có thật Thông hiểu: liên quan Vận dụng: đến nhân Vận dụng cao: vật hoặc sự Viết được bài văn kể lại sự kiện lịch việc có thật liên quan đến nhân sử. vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. Tổng 3TN 3TN 3TL 1 TL Tỉ lệ % 1.5 1.5 3.0 40 Tỉ lệ chung TC 10: 100%
  4. TRƯỜNG THCS QUẢNG THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 (Đề gồm có 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (6.0 điểm): Đọc văn bản sau: RÙA VÀ THỎ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa: - Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à? - Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn? Thỏ vểnh tai tự đắc: - Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. [...] Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó. (Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten) Lựa chọn đáp án đúng, riêng câu 7 đến câu 9 tự luận: (4 điểm) Câu 1. Nhân vật chính trong truyện trên là ai? A. Rùa B. Thỏ C. Rùa và Thỏ D. Sên Câu 2. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Thần thoại C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 3. Sắp xếp các sự việc sau theo diễn biến của cốt truyện (1). Rùa cố sức chạy thật nhanh còn Thỏ nhởn nhơ trên đường. (2). Thỏ chê Rùa chậm chạp, Rùa thách đấu chạy thi với thỏ. (3). Rùa đã đến đích trước Thỏ. (4). Lúc Thỏ nghĩ đến cuộc thi cắm cổ chạy nhưng không kịp. A. 2-1-4-3 B. 1-2-3-4 C. 4-3-1-2 D. 3-4-2-1
  5. Câu 4. Chi tiết “Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh.” có ý nghĩa gì? A. Rùa hiểu rõ năng lực bản thân và luôn kiên trì, cố gắng hết sức để khắc phục nhược điểm của mình. B. Rùa hiểu rõ năng lực bản thân và thích thể hiện nhằm thắng Thỏ trong cuộc thi. C. Rùa là một người nông nổi và háo thắng. D. Cả ba đáp án trên dều sai. Câu 5. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. Câu 6. Dấu chấm lửng được sử dụng trong văn bản trên có công dụng gì? A. Mô phỏng âm thanh kéo dài ngắt quãng. B. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. C. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng. D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Câu 7: Cho hai câu sau: A.Trời tối. B.Bọn trẻ đá bóng ngoài sân. Dùng phó từ để mở rộng các câu trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa giữa các câu đã cho và câu mở rộng trong từng trường hợp.(gợi ý: nhận xét dựa trên ý nghĩa của phó từ) ? Câu 8: Bài học rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn trên là gì? Câu 9: Nếu đặt mình vào vị trí là một người bạn của chú Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ khuyên Thỏ điều gì sau khi cuộc thi kết thúc? II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử của dân tộc mà em được biết. Lưu ý: Các em đọc kĩ đề và giám thị không giải thích gì thêm HẾT
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 Gợi ý: HS sẽ mở rộng câu, nhận xét dựa trên ý nghĩa của phó từ.Giáo viên linh 1.0 động ghi điểm Ví dụ: a. Trời tối.  Trời đã tối (chỉ thời gian)  Trời tối quá! (chỉ mức độ) b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.  Bọn trẻ đang đá bóng ngoài sân. (chỉ thời gian)  Bọn trẻ không đá bóng ngoài sân. (chỉ sự phủ định) 8 Bài học rút ra từ câu chuyện “ Thỏ và Rùa”: 1.0 - Thói khoe khoang, kiêu ngạo, chủ quan có thể khiến ta thất bại. - Phải luôn kiên trì, chăm chỉ, cố gắng hết sức để khắc phục những hạn chế của mình. 9 - GV linh động phần này: Học sinh có thể đưa ra được hai lời khuyên cho điểm 10 tối đa. - Gợi ý:+ Từ câu chuyện “ Thỏ và Rùa” khuyên nhủThỏ bỏ thói khoe khoang, kiêu ngạo, chủ quan. + Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn, khi gặp khó khăn, thất bại không được nản chí mà phải biết rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện bản thân. + Cần khiêm tốn, có ý chí, kiên trì, chăm chỉ.
  7. II VIẾT 4,0 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài nêu được vấn đề, thân 0,25 bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có 0,25 thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. c. HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự. Mở bài: - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. - Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan. Thân bài: - Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện. - Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan 2.5 đến nhân vật/ sự kiện lịch sử. + Bắt đầu, diễn biến, kết thúc + Sử dụng được một số bằng chứng; kết hợp kể chuyện với miêu tả. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. 0,5 HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2