intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TẠO MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 HUYỆN CHÂU ĐỨC NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I. YÊU CẦU Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức văn học, tiếng Việt, phương pháp làm bài tập làm văn theo thể loại phù hợp với phương thức biểu đạt nằm trong chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình lớp 8, học kỳ I. II. NỘI DUNG 1. Phần văn bản: a. Truyện và ký Việt Nam 1930 – 1945: - Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc đoạn trích): Lão Hạc – Nam Cao; Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố; Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng; Tôi đi học – Thanh Tịnh. - Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự việc, ý nghĩa giáo dục và những chi tiết đặc sắc trong các văn bản. - Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích truyện. 2. Phần Tiếng Việt: -Trường từ vựng: Đặc điểm, nhận biết trường từ vựng trong văn bản - Từ tượng hình, từ tượng thanh: Nhớ đặc điểm, nhận biết và biết cách sử dụng giá trị của chúng trong văn miêu tả. - Trợ từ, thán từ: đặc điểm, nhận biết và cách sử dụng. - Tình thái từ: đặc điểm, nhận biết và cách sử dụng. 3. Phần Tập làm văn: - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản: Chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết các đoạn văn trong văn bản. - Phương pháp tạo lập văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2022-2023
  3. Vận dụng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận Cộng Vận dụng cao dụng I/ ĐỌC – HIỂU: Chủ đề 1: - Nhận biết - Hiểu được đặc Văn học: tên những điểm, tính cách Truyện và ký tác phẩm của nhân vật, phát Việt Nam (đoạn trích) biểu cảm nghĩ về 1930 – 1945: tác giả. nhân vật. - Tôi đi học – - Hiểu, cảm nhận Thanh Tịnh. được những nét - Trong lòng đặc sắc về nội mẹ - dung và nghệ Nguyên Hồng thuật trong các - Tức nước vỡ văn bản bờ - Ngô Tất Tố - Lão Hạc – Nam Cao. Số câu Số câu: 2 Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 2 Số điểm Số điểm:2 Số điểm: Số điểm: 0 Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% 0 Tỉ lệ 0 % 2 Tỉ lệ 0 % Tỉ lệ 20 % Chủ đề - Phát hiện, xác 2:Tiếng Việt định được đặc - Trường từ điểm, chức năng vựng của các từ loại. -Từ tượng hình, từ tượng thanh. - Trợ từ, thán từ, -Tình thái từ Số câu Số câu: 2 Số câu: Số câu: 0 Số Số điểm Số điểm: 2 0 Số điểm: 0 câu: 2 Tỉ lệ % Tỉ lệ 20 % Số Tỉ lệ 0 % Số điểm: 0 điểm: Tỉ lệ 0 2 % Tỉ lệ 20 % II/ TẠO LẬP Tạo lập một VĂN BẢN: văn bản tự sự Chủ đề 3: kết hợp miêu Tập làm văn. tả, biểu cảm. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
  4. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,0 điểm): Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học” (Thanh Tịnh). Câu 2 (1,0 điểm): Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được cây gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. a/ Đọan văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? b/ Xác định chủ đề của đoạn văn trên. Qua đoạn trích em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu? Câu 3 (1,0 điểm) Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn thơ dưới đây và cho biết nó thuộc trường từ vựng nào? Nhưng mỗi năm mỗi vắng, Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu… ( Ông đồ- Vũ Đình Liên)
  5. Câu 4 (1,0 điểm) Tìm trợ từ, thán từ và tình thái từ (ghi rõ từ nào là trợ từ, thán từ, tình thái từ) trong đoạn văn dưới đây? Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này chỉ có một mình; trước kia khi bà chưa về với thượng đế, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! (Cô bé bán diêm - An-đéc-xen) Câu 5 (6,0 điểm) Hãy kể về một chuyến đi chơi mà em nhớ nhất. --------------Hết-------------
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: Ngữ văn 8 Câu 1 (1,0 điểm): Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế qua truyện ngắn Tôi đi học. Câu 2 (1,0 điểm): a. Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.(0,5 đ) b. - Chủ đề của đoạn: Sự phản kháng của chị Dậu. (0,25đ) - Chị Dậu là người phụ nữ nông dân khỏe mạnh, dũng cảm, gan dạ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. (0,25đ) Câu 3 (1,0 điểm): Học sinh tìm được 2 trong các trường từ vựng dưới đây, mỗi trường từ vựng được 0,5 điểm - Vật dụng: viết, giấy, mực, nghiên. - Cảm xúc: buồn, sầu - Màu sắc: đỏ, thắm Câu 4 (1,0 điểm): HS tìm đúng mỗi từ được (0,25đ) - Thán từ: ơi - Tình thái từ: với, biết bao. - Trợ từ: có Câu 5 (6,0 điểm): a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả về dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh trình bày theo những gợi ý sau: * Mở bài: Giới thiệu chung về chuyến đi chơi xa. (1đ) * Thân bài: - Chuyến đi chơi vào thời gian nào? Ở đâu? Lí do đi? Đi với ai? (0,5đ) - Trước khi đi chuẩn bị những gì? (0,5đ) - Trên đường đi có những gì: + Đường xá, nhà cửa, cây cối, núi non…(0,5đ) + Không khí trên xe như thế nào? (0,25đ) + Tâm trạng của em ra sao? (0,25đ) - Khi đến nơi cảnh vật như thế nào? Có gì đặc biệt? Tâm trạng của em có gì thay đổi? (0.5đ) - Em làm những viêc gì khi tới nơi đó? (1đ) - Lúc ra về em có gì luyến tiếc? (0,5đ) *Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi.(1đ)
  7. Biểu điểm: - Điểm 6: đảm bảo các yêu cầu trên. - Điểm 4: đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên. - Điểm 3: đảm bảo các yêu cầu về kiến thức. Có vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm nhưng còn hạn chế; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Điểm 2: bài viết sơ sài, nội dung kiến thức còn lan man. Vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa được phù hợp. Mắc khá nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Điểm 1: bài viết sơ sài, không vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm; hạn chế về diễn đạt, dùng từ … - Điểm 0: không đạt yêu cầu nào về các biểu điểm trên hoặc bài viết để giấy trắng. * Lưu ý: Giáo viên trong quá trình chấm bài cần trân trọng sự sáng tạo và cảm xúc của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2