intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ninh Hiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ninh Hiệp”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ninh Hiệp

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ TRƯỜNG THCS NINH HIỆP MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2021 – 2022 ĐỀ 1
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ TRƯỜNG THCS NINH HIỆP MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2021 – 2022 ĐỀ 2: TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI 1 Phần I (6.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “... Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất…”. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I) 1. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó. 2. Xác định hình thức ngôn ngữ sử dụng trong đoạn văn? Vì sao em xác định như vậy? 3. Qua đoạn trích trên, em thấy anh thanh niên là người như thế nào? 4. Cho câu chủ đề: “Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc”. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm sáng tỏ nội dung câu chủ đề, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu bị động (Gạch chân, chỉ rõ một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động) Phần II (4.0 điểm): Cho đoạn trích sau: “…Ta vẫn thấy những người chỉ hành động có điều kiện, chọn dễ dàng thay vì vất vả, không mấy khi quan tâm “gian khổ sẽ dành phần ai”, song cũng thấy những người đã chọn gian khổ, sống khác đi. Trong rất nhiều người tốt thực sự tôi được gặp, họ không hề đắn đo giữa thiệt hơn, tin rằng việc mình đang làm chắc chắn cần phải làm và hành động không điều kiện. Họ tin rằng điều mình đang làm cần cho ai đó… Tôi cũng thấy tinh thần ấy trong hành động của thiếu tướng Nguyễn Văn Man, đại tá Nguyễn Hữu Hùng, chủ tịch huyện Phong Điền Nguyễn Văn Bình và các cộng sự của họ khi quyết định đi tới thủy điện Rào Trăng 3. Tôi tin có bao người trên trái đất này thì có bấy nhiêu khái niệm về cuộc sống, về sự hài lòng. Hạnh phúc với tôi được dồn năng lượng cho những việc mình tin là cần và đúng, sẵn sàng và không hối tiếc…” (Trích Sống khác đi – Hồng Phúc, Báo VnExpress.net, ngày 19/10/2020) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
  3. 2. Đoạn trích có đề cập đến quan điểm “sống khác đi”. Theo tác giả thì “sống khác đi” là sống như thế nào? 3. Từ việc đọc hiểu đoạn trích trên và chứng kiến bao việc làm mà người dân Việt Nam ta trao nhau trong hoạn nạn, em hãy viết một văn bản nghị luận khoảng 3/4 trang giấy bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. ................... Hết ..................... Ghi chú: Điểm phần I: 1. (1.0 điểm); 2. (1.0 điểm); 3. (0.5 điểm) 4. (3.5 điểm) Điểm phần II: 1(0.5 điểm); 2 (1.0 điểm); 3 (2.5 điểm) Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
  4. TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 2 (Học sinh làm bài ra giấy kiếm tra) Phần I. (6.0 điểm) Cho câu thơ sau: ... “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” 1. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ. 2. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 3. Trong khổ thơ trên có một từ nhiều nghĩa. Đó là từ nào? Hãy chỉ rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đó và cho biết chuyển nghĩa theo phương thức nào? 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách Tổng phân hợp nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép theo yêu cầu câu 1. Trong đoạn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp (gạch chân). Phần II. (4.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. ông lão lặng đi, tưởng nhưđến không thở đư- ợc. Một lúc lâu, ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...” 1. Những câu văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Dấu ba chấm trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 3. Đoạn văn thể hiện tâm trạng như thế nào của nhân vật? 4.Từ sự hiểu biết của em về tác phẩm và xã hội, hãy viết một đoạn văn không quá một trang giấy trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của mỗi con người. ................... Hết ..................... Ghi chú:Điểm phần I: 1. (0.5 điểm); 2.(1.0 điểm);3. (1.5 điểm) 4. (3.0 điểm) Điểm phần II: 1(0.5 điểm); 2 (0.75 điểm); 3 (0.75 điểm); 4 (2.0 điểm). Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! UBND HUYỆN GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM
  5. TRƯỜNG THCS NINH HIỆP BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ I Năm học 2021 – 2022 ĐỀ 1 BIỂU CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM PHẦN I: 6.0 điểm - Ngôi kể thứ 3 nhưng điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật ông họa 0.5 sĩ và đôi khi đặt vào nhân vật cô kĩ sư. - Tác dụng của ngôi kể: 0.5 + Câu chuyện có vẻ đẹp chân thật và khách quan nhưng vẫn nổi bật Câu 1 chất trữ tình + Qua cái nhìn của các nhân vật, tác giả còn thể hiện được những suy ngẫm của chính mình về con người, cuộc sống. => Làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Ca ngợi những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ làm việc cống hiến cho quê hương, đất nước. - Hình thức ngôn ngữ: Đối thoại. 0.5 - Vì: Câu 2 + Là lượt lời của nhân vật anh thanh niên trong cuộc trò chuyện với 0.25 ông họa sĩ và cô kĩ sư. + Được thốt ra bằng lời và có gạch đầu dòng. 0.25 - Anh thanh niên là người thành thật, khiêm tốn; 0.25 Câu 3 - Có suy nghĩ đúng đắn về công việc; yêu nghề, có tinh thần trách 0.25 nhiệm cao với công việc Câu 4 Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1.0đ 1. Về hình thức: 0.5đ - Đúng hình thức đoạn văn T – P – H, đúng số câu, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi 0.25đ - Viết đúng và chỉ rõ một câu bị động. 0.25đ - Viết đúng và chỉ rõ một lời dẫn trực tiếp. 2. Về nội dung: 2.5đ Nhân vật anh thanh niên là người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc * Hoàn cảnh sống và công việc 0.75 - Hoàn cảnh sống: Anh thanh niên 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ làm bạn với “cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. - Công việc: + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. + Nhiệm vụ hàng ngày là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. => Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc rất vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, lòng kiên trì. * Yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc: 0.75 - Là người có suy nghĩ đẹp: + Quan niệm đúng đắn, sâu sắc về công việc: Với anh, công việc
  6. giống như một người bạn, anh không thể tách rời công việc; anh chỉ tìm thấy niềm vui khi anh gắn với công việc có ý nghĩa ấy; mục đích công việc của anh là vì nhân dân, vì đất nước, vì quê hương, vì cuộc kháng chiến của cả dân tộc... + Quan niệm về hạnh phúc: hạnh phúc vì được đóng góp, được cống hiến, được làm người có ích cho xã hội. - Là người có hành động đẹp: 0.75 + Anh đã vượt qua những gian khổ của hoàn cảnh để làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm rất cao. + Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ trong suốt những năm tháng làm việc một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người => Anh thanh niên là tấm gương tiêu biểu cho những con 0.25 người ở Sa Pa, là hình tượng lao động mới trong xã hội mới: dám nghĩ, dám làm không ngại gian khó. * Lưu ý: Đoạn văn quá dài, quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0.5 điểm PHẦN II: 4.0 điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0.5 - Sống khác đi: hành động vì người khác, vô tư, không tính toán Câu 2 1.0 thiệt hơn, sẵn sàng nhận việc gian khổ, sống biết chia sẻ Câu 3 * Hình thức: 0.5 đ - Đủ dung lượng đoạn (¾ trang), đúng hình thức đoạn văn hoặc bài văn. - Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả * Nội dung: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình 2.0 đ 1. Dẫn dắt vào vấn đề và khẳng định ý kiến đúng 0.25 2. Giải thích: 0.25 + Cho: Là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương.. .của mỗi chúng ta dành cho những người xung quanh mình + Nhận: Là sự tiếp thu, thừa hưởng thành quả hoặc lợi ích từ phía người khác + Sống … mình: Cuộc sống chỉ thực sự đúng nghĩa khi con người biết cho đi, biết giúp đỡ, chia sẻ, đóng góp cho cộng đồng... không toan tính, vụ lợi. => Giữa “cho” và “nhận” luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau. Muốn nhận được điều tốt đẹp ta phải biết “cho” đi những điều tốt đẹp. 3. Bàn luận: 1.0 + Ý nghĩa của lối sống biết cho đi: Làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn: tạo niềm vui cho bản thân và người xung quanh; thấy bình an và hạnh phúc trong tâm hồn; nhận được sự quý mến của mọi người; con người gắn kết với nhau, xã hội ngày càng phát triển… + Biểu hiện của việc cho đi: Cho đi về vật chất hoặc sẻ chia về tinh thần. + Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh. 4. Mở rộng: 0.25 + Phê phán những con người sống vô cảm, ích kỉ…, tác hại của lối sống vụ lợi chỉ biết nhận.
  7. + Tỉnh táo trong việc cho đi: Đúng đối tượng, đúng việc... 5. Rút ra bài học nhận thức và hành động. 0.25 Lưu ý: - Khuyến khích bài viết có sáng tạo nhưng phải hợp lí, thuyết phục. - Không cho điểm đoạn văn có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực, hoặc viết hoàn toàn lạc đề. - Đoạn văn quá dài, quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0.5 điểm
  8. TRƯỜNG THCS NINH HIỆP ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ______________________ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút PHẦN I: (6 điểm) Câu 1: - Chép chính xác = > 0,5 đ Câu 2: - Nêu tên tác giả => 0,25 đ - Nêu tên tác phẩm => 0,25 đ - Hoàn cảnh sáng tác => 0,5 đ Câu 3: - Từ nhiều nghĩa : “Nhóm” = > 0,25 đ - Nghĩa gốc: là hoạt động làm cho lửa bén và cháy lên = > 0,5 đ - Nghĩa chuyển: khơi dậy, nhóm dậy tình yêu thương, niềm tin = >0,5 đ - Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ = > 0,25 đ Câu 4: Đoạn văn (3 điểm) * HT (1,0 điểm): - Viết đúng đoạn văn Tổng phân hợp - Viết đủ số câu, các câu có sự liên kết chặt chẽ. - Có sử dụng một câu ghộp, lời dẫn trực tiếp * ND : LĐ1: Suy ngẫm của cháu về bà (1,5đ) - Cuộc đời bà lận đận, phải chịu bao nhọc nhằn vất vả - Bà đã khơi dậy, nhóm dậy trong cháu bao tình cảm tốt đẹp: + Tình cảm ruột thịt nồng ấm + Tình đoàn kết xóm làng, quê hương + Bà đã khơi dậy, thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân trong cháu + Bà đã chắp cánh ước mơ để cháu bay cao, bay xa
  9. - Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, biểu tượng cho lớp cha ông truyền ngọn lửa của lòng yêu đời, yêu cuộc sống, của niềm tin cho thế hệ mai sau LĐ2: Suy ngẫm về bếp lửa : Kì lạ và thiêng liêng ( 0,5đ) PHẦN II (4 điểm) Câu 1: - Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả. = >0,5 điểm. Câu 2: - Nêu được công dụng của dấu ba chấm : để chỉ ý chưa nói hết, còn ngập ngừng của nhân vật.= > 0,75 đ Câu 3: Học sinh nêu được tâm trạng bàng hoàng, sững sờ, đau đớn của nhân vật khi nghe tin dữ. = > 0,75 đ Câu 4: 2 điểm.Đoạn văn đảm bảo được những yêu cầu sau: - Về hình thức : + Không quá 1 trang giấy + Cách trình bày đoạn văn: tự lựa chọn phương pháp lập luận , có kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động hấp dẫn - Về nội dung: Học sinh viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về lòng tự trọng cần có ở mỗi con người: + Hiểu thế nào là lòng tự trọng? + Vai trò của nó trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi con người + Phê phán 1 số người thiếu lòng tự trọng = > Tác hại ? + Liên hệ với cuộc sống hiện tại... BGH duyệt Nhóm trưởng CM Giáo viên ra đề Hồ Chiến Thắng Nguyễn T.Hồng Vân Nguyễn Thị Phượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2