intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra các lớp theo kế hoạch của trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn % vị kĩ năng1 điểm Nhận biết Thông Vận Vận hiểu dụng dụng cao Đọc hiểu 1 - Phương thức Hiểu - Ứng xử - Xác định PTBĐ; - biểu đạt; Sự phát nghĩa của từ và giải thích của bản triển về nghĩa phương thức thực câu nói thân từ của từ; Phương hiện. trích từ vấn đề đặt châm lịch sự; VB. ra trong Cách dẫn trực - Nhận biết PCHT đoạn tiếp và gián tiếp. - Nhận biết và ghi ra trích. - Giải thích câu lời dẫn trực tiếp. nói trích từ VB. - Trình bày cách ứng xử của bản thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích. Số câu 3 1 1 0 5 Tỉ lệ % 30% 10% 10% 50% điểm Viết Viết bài văn tự 2 sự kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm. Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10% 20% 10% 10% 50% điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội % dung/đơn Nhận Thông Vận Vận điểm vị kĩ biết hiểu dụng dụng cao năng1 Đọc hiểu 1 - Phương Câu 4: Câu 1: Biết Câu 5: thức biểu xác định Hiểu - đạt; Sự phát giải thích - Trình PTBĐ; bày cách triển về nghĩa của câu nói nghĩa của trích từ ứng xử từ và của bản từ; Phương phương VB. châm lịch thân từ thức thực vấn đề đặt sự; Cách hiện. dẫn trực ra trong tiếp và gián Câu 2: đoạn tiếp. Nhận biết trích. - Giải thích PCHT câu nói Câu 3: trích từ VB. - Trình bày Nhận biết cách ứng xử và ghi ra của bản lời dẫn trực thân từ vấn tiếp. đề đặt ra trong đoạn trích. Số câu 3 1 1 0 5 Tỉ lệ % 30% 10% 10% 50% điểm Viết Viết bài Viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm. 2 văn tự sự kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm. Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10% 20% 10% 10% 50% điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  3. PHÒNG GD&ĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC - HIỂU(5.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu vào giấy làm bài: Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói: - Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. (Theo “Câu chuyện về những hạt muối”- vietnamnet.vn, 17/06/2015). Câu 1(1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Từ “đắng chát” trong câu cuối của văn bản cần hiểu như thế nào và được chuyển nghĩa theo phương thức gì? Câu 2(1.0 điểm): Trong câu nói: “Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy” chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 3(1.0 điểm): Văn bản trên chủ yếu dùng cách dẫn nào? Ghi lại 02 trong những lời dẫn đó? Câu 4(1.0 điểm): Vì sao người thầy cho rằng:“Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích”? Câu 5(1.0 điểm): Khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, em sẽ có những thái độ ứng xử cần thiết nào? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN(5.0 điểm)
  4. Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em. -------------------- Hết ------------------ NHÓM TRƯỞNG CM GIÁO VIÊN RA ĐỀ Lê Thị Ngọc Hà Lê Thị Ngọc Hà KT. HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG Trương Văn Chín
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI – Ngữ văn 9 1. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm; - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn; - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ; - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số đúng theo quy định. 2. Đáp án và thang điểm PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. Câu 1 - Phương thức biểu đạt: Tự sự 0.5 ĐỌC - - Từ “đắng chát” ở đây có thể hiểu là một cuộc sống 0.25 HIỂU buồn bã, nhiều cay đắng, khó khăn. - Từ “đắng chát” được chuyển nghĩa theo phương thức 0.25 ẩn dụ. Câu 2 Trong câu nói trên, chàng trai đã tuân thủ phương 0.5 châm lịch sự. Vì: Cách nói thể hiện sự tôn kính với thầy mình. 0.5 Câu 3 - Văn bản trên chủ yếu dùng cách dẫn trực tiếp. 0.5 - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. 0.25 - Cốc nước mặn chát. 0.25 - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. - ……
  6. Câu 4 - Ý nghĩa của câu “Nhưng với những người tâm hồn 1.0 chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích". Vì: HS trả lời theo định hướng sau: Mức 1: Đó là những người có lối sống khép kín, tâm 1.0 hồn nghèo nàn, cuộc sống đơn điệu, thiếu sự từng trải. Vì vậy họ dễ bi quan, chán nản khi gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Chẳng khác nào như cốc nước nhỏ bỏ thêm thìa muối. Mức 2: Có những người cũng chỉ biết buồn sầu hạn hẹp, không biết lạc quan để vượt qua những khó khăn. 0.5 Mức 3: Người không cảm nhận hết được giá trị và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. 02.5 Mức 4: Không trả lời được. 0 Câu 5 Thái độ cần thiết để ứng xử với những khó khăn 1.0 thử thách trong cuộc sống: * HS nêu cách giải quyết của riêng mình. Song đảm bảo tính hợp lý và nhân văn: (Có thể đảm bảo từ 2 ý GV ghi điểm tối đa, mỗi ý 0.5đ) - Lạc quan, tự tin. - Tiếp nhận nỗi buồn, sự vấp ngã với tâm thế: thất bại là mẹ thành công. - Biến nỗi buồn thành động lực để vượt qua khó khăn. II. TẠO LẬP VĂN BẢN(5.0 điểm) *Đề: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và miêu tả nội tâm. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Học sinh nắm vững kỹ năng làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và miêu tả nội tâm. 2. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: 0.25 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết giới thiệu kỉ niệm đáng nhớ(kỉ niệm vui, buồn hoặc một lỗi lầm, …) khiến em nhớ mãi với người thân, bạn bè, thầy cô,... Phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và miêu tả nội tâm khi kể. Phần kết bài: Suy nghĩ và cảm nhận của bản
  7. thân qua câu chuyện. b) Bài văn có kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm khi kể. 0.25 c) Tái hiện một kỉ niệm đáng nhớ theo định hướng sau: I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc: 0.5 - Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ. - Ấn tượng về kỉ niệm đó. II. Thân bài 0.5 1. Giới thiệu kỉ niệm - Đây là kỉ niệm vui, hay buồn? (hoặc lỗi lầm gì?) - Xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào? 2. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 0.5 - Kỉ niệm đáng nhớ đó liên quan đến ai? - Người đó như thế nào? (Kết hợp miêu tả) 3. Diễn biến của câu chuyện 1.0 - Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào? - Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện; - Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện(Miêu tả nội tâm); 4. Kết thúc câu chuyện 1.0 - Câu chuyện kết thúc như thế nào? - Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện. III. Kết bài 0.5 Câu chuyện là một kỉ niệm đáng nhớ. Nó đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm ( lỗi lầm) này. d) Sáng tạo: Văn có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện tình cảm sâu sắc. 0.25 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu, …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2