intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Khối Nâng cao)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Khối Nâng cao)” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Khối Nâng cao)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC LỚP 11 NÂNG CAO  Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1:  Tác nhân trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng là: A.  Nhiệt độ B.  Gió C.  nước D.  Ánh sáng Câu 2:   Nước vận chuyển ở thân chủ yếu A.  qua mạch gỗ. B.  từ mạch gỗ sang mạch rây. C.  qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. D.  từ mạch rây sang mạch gỗ. Câu 3:  Quá trình thoát hơi nước không có vai trò nào sau đây? A.  Tạo động lực phía trên để kéo nước từ rễ lên lá. B.  Tạo động lực để vận chuyển các chất từ lá xuống rễ. C.  Giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng. D.  Làm khí khổng mở để hút CO2 cung cấp cho quang hợp.   Câu 4:  Trong tự nhiên, nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây là từ:  A.  đất B.  nước C.  phân bón D.  không khí Câu 5:  Hình thức quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu là A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Hợp tác D. Hoại sinh Câu 6:   Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào? A.  Cây thân gỗ.          B.  Cây thân cột.     C.  Cây thân bò.      D.  Cây bụi thấp và cây thân thảo.  Câu 7: Ý nào sau đây không phải nguồn cung cấp nitơ cho cây trồng: A.  Do các tồn dư của mùa màng và phế thải của động vật B.  Phân bón hóa học do các nhà máy phân đạm cung cấp C.  Khí của nhà máy ở các khu công nghiệp D.  Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất bởi các vi sinh vật đất Câu 8:  Khi nói về các nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, câu nào sau đây  có nội dung đúng? A.  Đất là nguồn cung cấp duy nhất các dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. B.  Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng ion. C.  Cần bón phân cao hơn mức tối ưu cho cây để cây luôn có đủ dinh dưỡng khoáng cần thiết D.  Các muối khoáng trong đất chỉ tồn tại ở dạng hòa tan cho cây dễ hấp thụ Câu 9:   Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương  thức nào? A.  Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng. B.  Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng. C.  Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng  lượng. D.  Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ. Câu 10: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:  A. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).  B. Lực liên kết giữa các phân tử nước. C. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. D. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).  Câu 11:  Chọn ý đúng và đầy đủ về vai trò của nitơ đối với đời sống ở thực vật trong các ý sau: Trang 1/4 ­ Mã đề 003
  2. A.  Nitơ chủ yếu tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của cơ thể. B.  Nitơ tham gia cấu tạo nên ATP, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào. C.  Nitơ chỉ là thành phần của enzim, tham gia xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. D.  Nitơ vừa là thành phần cấu trúc của hầu hết các hợp chất hữu cơ trong cơ thể, lại vừa đóng  vai trò quan trọng trong các quá trình trao đổi chất. Câu 12: Điều kiện tiên quyết để rễ cây hấp thụ được muối khoáng là A. trong đất phải có sự chênh lệch nồng độ các chất khoáng. B. rễ cây hấp thụ muối khoáng phải theo cơ chế thụ động và chủ động. C. muối khoáng phải được hòa tan trong nước thành các ion. D. muối khoáng phải được vận chuyển vào tế bào lông hút nhờ ATP. Câu 13:  Một trong những điều kiện giúp rễ hấp thụ nước thuận lợi là: A.  đất tơi xốp, nồng độ ôxi cao và độ ẩm đất thấp B.  đất thông thoáng, có nhiều khoáng hòa tan và độ pH cao C.  đất thông thoáng, nồng độ của dịch đất ưu trương so với nồng độ trong dịch bào D.  đất tơi xốp, thế nước của dịch đất cao hơn thế nước trong dịch bào Câu 14: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây? A. toàn bộ bề mặt cơ thể.         B. chóp rễ. C. lông hút của rễ.       D. khí khổng. Câu 15:  Điều không đúng về vai trò của quá trình thoát hơi nước là: A.  giúp vận chuyển nước, ion khoáng từ rễ lên lá một cách dễ dàng B.  khí khổng mở, giúp dòng khí CO2 từ không khí đi vào lá C.  hạ nhiệt độ cho lá, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường D.  tạo lực đẩy, là động lực chính cho dòng mạch rây Câu 16:  Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện của quá trình cố định nitơ khí quyển? A.  Được cung cấp năng lượng ATP B.  Có các lực khử mạnh C.  Thực hiện trong điều kiện có đủ oxi.           D.  Có sự tham gia của enzin nitrogenaza Câu 17:  Vì sao khi chuyển một cây gỗ to đi trồng ở một nơi khác, người ta phải ngắt đi rất nhiều  lá?  A.  Hạn chế bộ lá bị hỏng khi vận chuyển.     B.  Giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước C.  Giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển. D.  Hạn chế hiện tượng cành bị gãy khi vận chuyển. Câu 18:  Khi bón lượng phân cao quá mức cho cây sẽ không dẫn đến hậu quả nào? A.  Cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn nên năng suất cao hơn. B.  Làm xấu lí tính của đất và giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. C.  Khi bị rửa trôi sẽ gây ô nhiễm nguồn nước D.  Gây độc hại với cây và gây ô nhiễm nông phẩm. Câu 19:   Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng? A.  Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. B.  Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây. C.  Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét. D.  Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây. Câu 20:  Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây  là hiện tượng gì? A.  Ứ giọt.                 B.  Nước mưa đọng trên lá. C.  Rỉ nhựa.   D.   Rỉ nhựa và ứ giọt. Câu 21:  Điểm khác giữa thoát hơi nước qua khí khổng so với thoát hơi nước qua lớp cutin là thoát  Trang 2/4 ­ Mã đề 003
  3. hơi nước qua khí khổng:  A.  có thể điều chỉnh được nhờ cơ chế đóng mở khí khổng và vận tốc thoát hơi nước lớn. B.  có vận tốc thoát hơi nước nhỏ và không thể điều chỉnh được C.  không thể điều chỉnh được mà chỉ phụ thuộc vào số lượng khí khổng có trên lá. D.  thường tăng khi cường độ ánh sáng tăng cao và môi trường thiếu nước Câu 22:   Ở  cây xanh, khi thiếu một trong các nguyên tố  nitơ (N) hay magiê (Mg) lá cây lại bị vàng.  Điều này được giải thích là do: A.  N, Mg là nguyên tố vi lượng hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục B.  N, Mg là thành phần của diệp lục C.  N, Mg là các nguyên tố đa lượng tham gia cấu tạo tế bào. D.  N, Mg tham gia quá trình quang hợp. Câu 23:  Cho các thông tin sau: (1). Với các loại rau xanh cần bón lượng phân đạm vừa đủ để tăng năng suất lá. (2). Nếu lượng phân bón vượt quá mức tối ưu rất dễ làm xấu đi tính chất lí hóa của đất. (3). Nên hạn chế sử dụng phân bón vi sinh vì trong phân chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho cây. (4). Dung dịch phân bón qua lá cần có nồng độ cao để lá cây dễ hấp thụ. (5). Cần bón phân đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ thành phần dinh dưỡng. Số lượng thông tin đúng là: A.  5. B.  3. C.  2. D.  4. Câu 24:  Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào  của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau:  Cây A B C D Lượng nước hút vào 26g 31g 34g 33g Lượng nước thoát ra 29g 28g 32g 30g Theo suy luận lí thuyết, cây nào bị héo? A.  Cây C B.  Cây B C.  Cây D D.  Cây A Câu 25:  N tham gia cấu tạo nên bao nhiêu hợp chất sau đây? I. Protein.  II. Enzim.  III. Axitnucleic.  IV. Diệp lục. A.  4 B. 3 C.  2 D.  1 Câu 26:   Ở  những vùng đất có hiện tượng xâm thực nước biển, người ta nhận thấy một số loại  cây trồng không sống được trên vùng đất nhiễm mặn đó. Điều này được giải thích là do :  A.  đất mặn nghèo chất dinh dưỡng nên cây không thể hút được khoáng. B.  cây không thể hút được nước do áp suất thẩm thấu của rễ thấp hơn môi trường. C.  cây bị sốc ion Na+, lượng Na+ xâm nhập vào nhiều làm cây mất nước và chết. D.  cây không thể hút khoáng do các ion Na+ bám chặt vào rễ cây gây cản trở. Câu 27: Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây? A. qua lông hút rễ         B.  qua lá  C. qua than            D. qua bề mặt cơ thể Câu 28: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế  bào chất vì:  A. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác B. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được D. Tế bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1(2điểm):     Hình ảnh sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn cung cấp ni tơ cho cây Trang 3/4 ­ Mã đề 003
  4. a. Hãy chú thích đúng vào các vị trí 4, 5, 7, 11  b. Hãy cho biết điều kiện của quá trình cố định ni tơ khí quyển bằng con đường sinh học     Câu 2 (1điểm):       Giai thich khi bon nhiêu phân hoa hoc thi cây bi heo  ̉ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2