intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Đề minh họa)’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Thuận Thành số 1 (Đề minh họa)

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ MINH HỌA GIỮA KÌ 1 MÔN : SINH - LỚP 12 TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 NĂM HỌC: 2023-2024 Thời gian làm bài: 50 phút Đề số 1 Câu 1. Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut tương tác bổ sung hình thành nên. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Phép lai nào sau đây sẽ cho toàn hoađỏ: A. AAbbxAabb. B. aaBBx aaBb. C. aaBbx aabb. D. AABb x AaBB. Câu 2: Cho biết A quy định hoa đỏ; alen đột biến a quy định hoa trắng; B quy định hạt vàng; alen đột biến b quy định hạt xanh. Nếu A trội hoàn toàn so với a; alen B trội hoàn toàn so với b thì cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thể đột biến? A. AaBb. B. AABB. C. aaBB. D. AaBB. Câu3:ChobiếtalenAquyđịnhthâncaotrộihoàntoànsovớialenaquyđịnhthânthấp.Phéplai nào sauđâylà phép lai phân tích? A.AA×Aa. B. Aa×aa. C.aa×aa. D.Aa×Aa. Câu4: Loạiaxitnucleic đóngvaitrònhư“ngườiphiêndịch”củaquátrìnhdịchmãlà : A.ADN B. tARN C. rARN D. mARN Câu 5. Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình thân cao, hoa trắng? A.Aabb. B.aaBb. C.AABB. D.AaBb. 15 Câu 6: Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N ở cả hai mạch đơn, Nêu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lân nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15 ? A.4 B.6 C.2 D.8 Câu 7.Trường hợp nào sau đây không thuộc đột biến điểm? A. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. B. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit. C. Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit. D. Đột biến thay thế 2 cặp nuclêôtit. Câu 8. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu xoắn) có đường kính: A. 300nm. B. 11nm C. 30nm. D. 700nm Câu9. Cơthểcókiểu genaaBbgiảmphânbìnhthườngchotốiđabaonhiêuloạigiaotử? A.1. B.2. C.3. D.4. Câu10. Chobiếtmỗigenquyđịnhmộttínhtrạng,cácalentrộilàtrộihoàntoàn.Theolí thuyết, pháp lai nào sau đây cho đời con có ít loại kiểu hình nhất? A.AaBb×AaBb. B.AaBb×AABb. C.AaBb×AaBB. D.AABB×aaBb. Câu 11: Một số tế bào có kiểu gen , biết khoảng cách giữa alne A và B là 20 cM. Giảm phân xảy ra hoán vị gen, tính theo lí thuyết tỉ lệ giao tử AB chiếm tỉ lệ A.10% B.25% C.30% D.40% Câu 12: Một loài động vật, tiến hành lai thuận và lai nghịch cho kết quả như sau: Laithuận: ♂ Mắt đỏ × ♀Mắttrắng→ F1có 100%cáthểmắt trắng. Lainghịch: ♂ Mắttrắng×♀Mắt đỏ → F1 có 100%cáthể mắt đỏ. Nếu cho con đực F1ở phép lai nghịch giao phối với con cái F1 ở phép lai thuận, thu được F2. Theo líthuyết,sốcáthể mắt trắngởF2chiếm tỉ lệ là A.12,5%. B. 25%. C.50%. D.100%. Câu 13: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể ba. Thể ba này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbDdEe B. AaaBbDdEe C. AaBbEe D. AaBbDEe
  2. Câu 14. Để phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen Moocgan không sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Tựthụ phấn. B. Lai thuậnnghịch. C. Lai phân tích. D. Phân tích cơ thể lai. Câu 15. Triplet nào sau đây quy định côđon kết thúc? A. 3’ATG5’. B. 3’ATX5’. C. 3’AGT5’. D. 3’AXG5’. Câu 16. Trong quá trình phiên mã, loại nucleotit nào sau đây sẽ liên kết với nucleotit loại A của mạch gốc? A. T. B. U. C. G. D. X. Câu 17. Cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe là cơ thể dị hợp về bao nhiêu cặp gen? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa mã hóa loạiprotein nào sau đây? A. Protein ức chế. B. Protein enzim. C. Vùng vận hành. D. Vùng khởi động. Câu 19. Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kiểu gen AA và aa là kiểu gen đồng hợp. B. Kiểu gen Aa là kiểu gen dị hợp. C. Kiểu gen aa quy định kiểu hình thân thấp. D. Kiểu gen AA và kiểu gen aa đều quy định kiểu hình thân cao. Câu 20.Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên 3 cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp gen được kí hiệu Giả sử có một thể đột biến có kiểu gen làđây là dạng đột biến A. đảo đoạn NST B. mất đoạn NST C. lặp đoạn NST D. chuyển đoạn NST Câu 21. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể? A. Đột biến mất đoạn. B. Đột biến gen. C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ. D. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động. Câu 22. Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc của NST B. Đột biến cấu trúc có 4 dạng là mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn C. Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống D. Đột biến NST không phải là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá. Câu 23. Ở thú, xét một gen nằm I vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giởi tínhXcó hai alen (A và a). Cách Viếtkiểugen nào sauđây đúng? a A A A A A.X Y B. Aa C. X Y D.X Y Câu 24. Vaitrò của vùngkhởiđộngtrongcấu trúcoperon Lac là: A. Nơigắn cácenzymetham giadịchmãtổnghợp protein B. Nơigắn proteinức chếlàm ngăncản sự phiênmã C. Nơitổnghợpprotein ứcchế D. Nơimà ARNpolimerase bámvào khởiđầu phiênmã Câu 25. Trong điều kiện giảm phân không có đột biến, cơ thể nào sau đây luôn cho 2 loại giao tử? A.AaBb. B.XDEXde. C.XDEY. D.XDeXdE. Câu 26: Tinh trùng bình thường của 1 loài lưỡng bội có 10 NST thì đột biến thể một có số lượng NST là: A. 11 B. 21 C. 19 D.9 Câu 27: Cho P:AaBB xAAbb. Kiểu gen ở con lai được tự đa bội hóa thành (4n) là : A. AAAaBBbb B. AaaaBBbb C. AAAaBBBB và Aaaabbbb D. AAaaBBbb và AAAABBbb Câu28Theo líthuyết,phéplai nàosau đâycho đờicongồmtoàn kiểugendị hợp? A.Aa×Aa. B. AA×aa. C.Aa× aa. D. AA×Aa. Câu 29. Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhauđểhìnhthànhchiềucaocây.chorằngcứmỗigentrộilàmcâylùnđi20cm.Ngườitatiếnhànhlaicâythấpnhấtvớicây caonhấtcóchiềucao210cm,thuđượcF1.Chocáccá thể F1laivớinhau.CâyF2 cóchiều cao190cmchiếmtỉlệ
  3. A.3/64. B.1/16.C.9/64. D. 3/3 Câu 30. Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng ? A. Quá trình nhân đôi không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì có thể sẽ dẫn tới đột biến gen. B. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến. C. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến. D. ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen. Câu 31. Một gen có 5000 nucleotit và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến A. mất một cặp G-X. B. mất một cặp A -T. C. thay thế 1 cặp G –X bằng 1cặp A-T. D. thay thế 1 cặp A –T bằng 1 cặpG-X Câu 32. Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai? A. Hầu hết các đột biến đa bội lẻ đều có khả năng sinh sản hữu tính. B. Thể tam bội có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên gấp 3 lần so với dạng đơn bội. C. Thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản với các dạng lưỡng bội sinh ra nó. D. Trong tự nhiên, ở động vật rất ít xảy ra đột biến đa bội. Câu 33. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Phép lai ♂AAaaBBbb × ♀AaaaBbbb cho đời con có tối đa bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình? A. 12 kiểu gen, 2 kiểu hình. B. 12 kiểu gen, 4 kiểu hình. C. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình. D. 16 kiểu gen, 4 kiểu hình. Câu 34. Ở người, gen D quy định máu đông bình thường, gen d quy định máu khóđông. Gen này nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Một cặp vợchồng sinh được một người con trai bình thường và một con gái máu khó đông. Biếtrằngkhông xảy ra độtbiến, kiểu gen của cặp vợ chồng này là? D d d D d D A.X X × X Y B.X X × X Y D D d D D D C.X X × X Y D. X X ×X Y. Câu 35 Một cơ thể có kiểu gen . Kết luận nào sau đây đúng? A.Cặp gen Bb phân li độc lập với cặp gen Dd. B.Cặp gen Aa phân li độc lập với các cặp gen còn lại. C.Bộ NST lưỡng bội của cơ thể 2n = 12. D.Cơ thể này có 6 nhóm gen liên kết. Câu 36. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới. Ở phép lai P: ♂ Y x ♀, thu được F1. Theo lí thuyết, ở giới đực của F1 có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 20. B.10. C.15. D.40. Câu 37. Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử chiếm tỉ lệ 26%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen lần lượt là: A., 2% B. , 48% C. , 48% D. , 2% Câu 38:Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau: - Mạch bổ sung 5’...ATG... AAA... GTG XAT...XGA GTA TAA...3’ - Mạch mã gốc 3’...TAX... TTT... XAX GTA...GXT XAT ATT...5’ Số thứ tự nuclêôtit trên mạch mã gốc. 1 64 88 91 63 Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. B. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. C. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành
  4. phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. D. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit không thay đổi số lượng axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. Câu 39. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen là 36% ở cả 2 giới. Thực hiện phép lai (P) ♂Dd x ♀ Dd, , thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúng? I. Ở F1, kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ2,56%. II. Ở F1, kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ45,18%. III. Ở F1, kiểu hình A-bbdd chiếm tỉ lệ3,69%. IV. Ở F1, kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ37,2%. A. 1. B.2. C.3. D.4. Câu40: ởmộtloàiđộngvật,choconđực(X)lầnlượtlaivới3concáikhác.Quansáttínhtrạngmàulông, saunhiều lứađẻ, thu đượcsố lượngcáthểtươngứngvới cácphép lai như sau: Phéplai Lôngxám Lôngnâu Lôngtrắng 1 44 61 15 2 100 68 11 3 18 40 19 Theolí thuyết phátbiểu nào sauđâyđúng? A. ConđựcX có kiểuhình lôngtrắng. B. Tính trạngmàu lôngdi truyềntheoquyluậttươngtác átchế. C. Kiểu hình lôngnâuđượctạo ratừphép lai 1có thểdo3 loại kiểugen quyđịnh D. Chomộtconđựclôngnâuởphéplai2giaophốivớimộtconcáilôngnâuởphéplà3,thuđượcđờiconcó100%kiểu hình lôngnâu có xácsuất là50%. ------------------------------------------------------------------------ Đề số 2 Câu 1. Vật chất nào dưới đây được xem là vật chất di truyền cấp độ phân tử? A. Protein B. Lipit C. Axit nucleic D. Protein và axit nucleic Câu 2. Axit nucleic bao gồm: A. 4 loại là ADN, mARN, tARN và Rarn B. 2 loại là ADN và ARN C. Nhiều loại tùy thuộc vào bậc phân loại D. 3 loại là mARN, tARN và rARN Câu 3. Điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là: A. Về cấu trúc gen B. Về chức năng của protein do gen tổng hợp C. Về khả năng phiên mã của gen D. Về vị trí phân bố của gen Câu 4. Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã? A. mARN và rARN B. tARN C. tARN và rARN D. Tất cả các loại ARN Câu 5. Cho các loại vật chất di truyền sau đây: 1. ADN mạch kép 2. ADN mạch đơn 3. tARN 4. mARN 5. rARN Loại vật chất có liên kết hidro trong cấu trúc là: A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 5 Câu 6. Ở sinh vật nhân thực bộ ba mở đầu trên phân tử mARN là: A. 3’AGU5’ B. 5’AUG 3’ C. 3’AUG5’ D. 3’UAX5’ Câu 7. Gen là một đoạn ADN: A. Mang thông tin cấu trúc các phân tử protein B. Mang thông tin di truyền C. Mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác định D. Chứa bộ ba mã hóa các aa Câu 8. Mỗi gen mã hóa protein điển hình (gen cấu trúc) gồm vùng: A. Điều hòa, mã hóa, kết thúc B. Khởi động, mã hóa, kết thúc
  5. C. Điều hòa, vận hành, kết thúc D. Điều hòa, vận hành, mã hóa Câu 9. Bốn loại Nu phân biệt với nhau bởi thành phần nào dưới đây? A. Bazơ nitoric B. H3PO4 C. Đường C6 D. Đường C5 Câu 10. Hai chuỗi polinu trong phân tử ADN liên kết với nhau thông qua liên kết: A. Photphodieste B. Ion C. Peptit D. Hidro Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hóa B. Mã di truyền là mã bộ ba C. Mã di truyền có tính phổ biến D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật Câu 12. ARN vận chuyển mang aa mở đầu tiến vào riboxom có bộ ba đối mã là: A. UAX B. AUX C. AUA D. XUA Câu 13. Mã di truyền trên mARN được đọc theo : A. Một chiều từ 3’ đến 5’ B. Hai chiều tùy theo vị trí của enzim ’ ’ C. Một chiều từ 5 đến 3 D. Ngược chiều di chuyển của riboxom trên mARN Câu 14. Bộ ba đối mã có ở phân tử : A. ADN B. tARN C. rARN D. mARN Câu 15. Mã di truyền mang tính thoái hóa tức là: A. Tất cả các loài đều dùng chung một mã di truyền B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại aa C. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một loại aa D. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền Câu 16. Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa aa, đó là các bộ ba : A. AUG, UGA, UAG B. AUU, UAA, UAG C. AUG, UAA, UGA D. UAG, UAA, UGA Câu 17. Mã kết thúc của một gen nằm ở : A. Đầu vùng kết thúc B. Cuối vùng kết thúc C. Cuối vùng mã hóa D. Một vị trí bất kì trong vùng kết thúc Câu 18. Một chuỗi polipeptit có trình trự các aa như sau : Phenilalanin – Valin – Prolin – Histidin – Histidin Trong đó Phenilalanin và Histidin được mã hóa bởi 2 bộ ba, Valin và prolin được mã hóa bởi 4 bộ ba. Số cách mã hóa trên đoạn mARN đối với đoạn polipeptit nói trên là : A. 14 B. 16 C. 64 D. 128 Câu 19. Người ta tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm từ hai loại nu G và X với tỉ lệ 2 : 1, tần số của bộ ba GGX trong phân tử mARN này được dự đoán là : A. 4/27 B. 2/3 C. 2/27 D. 8/27 Câu 20. Đoạn Okazaki là : A. Đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN B. Một phân tử ARN thông tin được phiên mã từ mạch gốc của gen C. Từng đoạn ngắn của mạch ADN mới hình thành trong quá trình nhân đôi D. Các đoạn của mạch mới được tổng hợp trên cả hai mạch khuôn. Câu 21. Có thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân bình thường sinh 4 loại giao tử? A. AABbdd. B. AabbDd C. AabbDD. D. AaBbDd. Câu 22. Theo lí thuyết một cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo giao tử ABD chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? A. 25% B. 50% C. 6,25% D. 12,5% Câu 23. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân không xảy ra đột biến cho tối đa 4 loại giao tử? A. Aabb. B. AaBB C. AaBb. D. aaBB. Câu 24. Một cơ thể động vật có kiểu gen AABb, loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ: A. 1/8 B. ¼ C. 1/2 D. 1 Câu 25. Một cơ thể có kiểu gen AabbDd giảm phân tạo giao tử, biết rằng quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, loại giao tử chứa 3 alen lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 1/3 B. ½ C. 1/4 D. 1/8
  6. Câu 26. Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân không có đột biến sẽ sinh ra bao nhiêu loại giao tử? A. 4 B. 8 C. 6 D. 2 Câu 27. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử ab? A. AaBB. B. Aabb. C. AAbb. D. aaBB. Câu 28. Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể tạo ra là A. 1 và 16. B. 2 và 6. C. 1 và 6 D. 2 và 16 Câu 29. Loại giao tử AbdE có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây ? A. AABBDDEe B. AABbddEE C. AabbDdee D. aaBbDdEe Câu 30. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDD cho đời con có thể có nhiều nhất số kiểu gen và số kiểu hình lần lượt là: A. 18 ; 18 B. 18 ; 4 C. 9 ; 8 D. 18 ; 8. Câu 31. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là A. 4 kiểu hình,12 kiểu gen B. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen C. 8 kiểu hình, 12 kiểu genD. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen Câu 32. Theo quy luật phân ly độc lập, nếu F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) thì F2 có số kiểu gen là A. 3 B. 9 C. 2 D. 16 Câu 33. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội hoàn toàn. Khi P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì ở F2 có số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen là A. 1 B. 3n C. 4n D. 2n Câu 34. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1? A. AaBb × AaBb B. Aabb × AaBb C. Aabb × aaBb D. AaBb × aaBb. Câu 35. Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: (1) aaBbDd × AaBBdd (2) AaBbDd × aabbDd (3) AAbbDd × aaBbdd (4) aaBbDD × aabbDd (5) AaBbDD × aaBbDd (6) AABbdd × AabbDd . Theo lý thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai, đời con có 4 loại kiểu hình, mỗi loại chiếm 25% A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 36. Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma. B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính. C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY. D. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX Câu 37. Hai gen A và B cùng nằm trên một NST ở vị trí cách nhau 40cM. Nếu mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở phép lai AbaBAbaB ×× AbabAbab, kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A-B-) sẽ chiếm tỉ lệ A. 25% B. 35% C. 30% D. 20% Câu 38. Ở ruồi giấm, khi lai 2 cơ thể dị hợp về thân xám, cánh dài, thu được kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt ở đời lai chiếm tỉ lệ 9%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng). Tần số hoán vị gen là A. 40% B. 18% C. 36% D. 36% hoặc 40% Câu 39. Ở ngô tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen (A 1, a1, A2, a2, A3, a3), chúng phân li độc lập và cứ mỗi gen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm. Cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Khi giao phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất, cây lai thu được sẽ có chiều cao là: A. 90 cm B. 120 cm C. 160 cm D. 150 cm Câu 40. Một cặp NST tương đồng được qui ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào ? A. AA, O, aa B. Aa, a C. Aa, O D. AA, Aa, A, a ----------------------------------------------------------------
  7. Đề số 3 Câu 1. Trong quá trình nhân đôi ADN để tổng hợp nên các mạch mới cần phải có đoạn ARN mồi. Vì: A. ADN polimeraza chỉ kéo dài mạch khi có ARN mồi. B. ADN polimeraza chỉ kéo dài mạch khi có đầu 3’ OH tự do. C. Cần có ARN mồi để khởi động quá trình tái bản. D. ARN mồi tạo nơi bám cho ADN polimeraza hoạt động Câu 2. Mã di truyền là: A. Mã bộ ba được đọc liên tục trên mARN theo chiều 3’ – 5’.B. Mã bộ ba trên ADN. C. Mã bộ ba trên ADN được đọc liên tục. D. Mã bộ ba được đọc liên tục trên mARN theo chiều 5 ’ – 3’. Câu 3. Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng? A. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ 3’ trên mạch mang mã gốc. B. Bộ ba mở đầu mã hóa cho acid amin metionin. C. Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X. D. Mỗi acid amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa. Câu 4. Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc? A. 3' AGU 5'. B. 3' UAG 5'. C. 3' UGA 5'. D. 5' AUG 3 Câu 5. Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác nhưng số lượng và trình tự acid amin trong chuỗi polipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Mã di truyền là mã bộ ba. B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại acid amin. C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại acid amin. D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Câu 6. Sản phẩm của gen là: A. phân tử protein hay mARN. B. phân tử ARN hay chuổi polipeptit. C. polipeptit hay phân tử mARN, tARN, rARN. D. phân tử protein hay phân tử tARN, rARN. Câu 7. Cho các cấu trúc phân tử và các quá trình truyền đạt thông tin di truyền: 1. ADN mạch kép; 2. mARN ở nhân sơ và nhân chuẩn; 3. tARN; 4. rARN. 5. quá trình tái bản ở sinh vật nhân chuẩn.6. quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ. 7. quá trình dịch mã; 8. quá trình sao chép ngược ở virut. Nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit được thể hiện trong bao nhiêu cấu trúc phân tử và quá trình ở trên? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 8. Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá acid amin metionin. B. Codon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. C. Với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại codon mã hoá các acid amin. D. Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hoá cho nhiều loại acid amin Câu 9. Một vi khuẩn bị đột biến gen nên có khả năng tổng hợp được enzim phân giải lactozo ngay cả khi có hoặc không có lactozo trong môi trường. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên? 1. Đột biến đã xảy ra ở vùng vận hành làm cho protein ức chế không bám được. 2. Đột biến đã xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzim ARN polimeraza không bám vào được. 3. Đột biến đã xảy ra ở gen điều hòa làm cho protein ức chế mất chức năng. 4. Đột biến đã xảy ra ở nhóm gen cấu trúc. A. 1, 3. B. 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 10. Khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac ở E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Nếu gen Z nhân đôi 2 lần thì gen điều hòa có thể nhân đôi 2 lần. II. Nếu gen A phiên mã 5 lần thì gen Z cũng phiên mã 5 lần. III. Nếu gen điều hòa phiên mã 7 lần thì gen Z cũng phiên mã 7 lần.
  8. IV. Nếu gen Y nhân đôi 1 lần thì gen Z cũng nhân đôi 1 lần. A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Mặc dù không tiếp xúc với tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra. Vì sao? A. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp NST. B. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp NST. C. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp NST. D. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp NST. Câu 12.Ghép các cột A với B sao cho hợp lý Cột A Cột B 1. Quá trình dịch mã a. Diễn ra trong tế bào chất 2. Gen b. Diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào 3. Quá trình phiên mã sinh vật nhân thực c. Cấu trúc gồm có 3 vùng: điều hòa, mã hóa, kết thúc 4. Tính đặc hiệu của mã di truyền d. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin A. 1b, 2a, 3c, 4d.B. 1d, 2c, 3b, 4a. C. 1a, 2c, 3b, 4d. D. 1c, 2a, 3d, 4b. Câu 13. Quan sát hình vẽ sau: Cho biết, các chữ cái in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Hình vẽ trên minh họa cho cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? A. Chuyển đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 14. Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? A. Thay thế cặp G- X bằng cặp X - G B.Thay thế cặp A - T bằng cặp G-X. C. Mất một cặp G - X. D. Thêm một cặp A - T. Câu 15. Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n của cùng một loài tạo ra hợp tử 3n. Hợp tử này có thể phát triển thành thể A. Ba nhiễm. B. Tứ bội. C. Tam bội. D. Bốn nhiễm. Câu 16.Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có đường kính: A. 30 nm. B. 300 nm. C. 11 nm. D. 110 Câu 17. Cho các phát biểu sau đây: (1) Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. (2) Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau phát triển thành cây tứ bội. (3) Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ; tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp: (4) Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể. (5) Bệnh ung thư do đột biến dẫn đến sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.
  9. Số phát biểu đúng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18.Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này: A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xoma khác nhau và có kiểu hình khác nhau. B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xoma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. Câu 19.Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được ký hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân ly bình thường, cặp Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là: A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a. C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A Câu 20.Cho các phát biểu sau đây: (1) Đoạn nhiễmsắc thể bịđảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động. (2) Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi, nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản. (3) Thể đa bội lẻ có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1. (4) Một nhiễm sắc thể (ABCDEG.HKM) đã bị đột biến thành (ABCDCDEG.HKM). Dạng đột biến này thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. (5) Đột biến đảo đoạn thường làm xuất hiện nhiều gen mới, gây chết và làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. Số phát biểu đúng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 21.Quan sát dưới kính hiển vi một tế bào của một loài động vật có xương sống, bình thường. Cho các kết luận sau đây: (1) Tế bào trên đang ở kỳ giữa của nguyên phân. (2) Một tế bào sinh dưỡng bình thường của loài trên có 10 NST đơn. (3) Kết thúc quá trình phân bào theo hình trên, mỗi tế bào con có 5 NST đơn. (4) Tế bào trên đang ở kỳ giữa của giảm phân I. Số kết luận đúng là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 22.Một loài thực vật lưỡng bội, có bộ NST 2n = 12. Cho các kết luận sau đây: (1) Số dạng đột biến thể 3 nhiễm là 6 dạng, 6 dạng thể đột biến cho 6 dạng kiểu hình khác nhau. (2) Số dạng đột biến thể 1 nhiễm và 3 nhiễm xảy ra cùng lúc là 30 dạng. (3) 6 dạng đột biến thể một nhiễm đều có chung đặc điểm là có số lượng NST trong các tế bào giao tử là 11. (4) Một tế bào trên bị đột biến, khi tế bào này nguyên phân 3 lần môi trường cung cấp 126 NST đơn. Tế bào đột biến chắc chắn có bộ NST là 2n + 2. (5) Một tế bào trên bị đột biến, khi tế bào này nguyên phân người ta xác định ở kỳ giữa có 3 NST kép giống hệt nhau. Khả năng tế bào trên thuộc đột biến đa bội. Số kết luận đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 23. Ở thực vật: A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cơ thể 4n giảm phân cho giao tử 2n. Cho các giả thuyết và kết luận sau đây: (1) P: 4n (Aaaa) x 4n (AAaa) F1: 100% cây 4n có tỷ lệ kiểu hình là 11/12 cây hoa đỏ : 1/12 cây hoa trắng. (2) P: 4n (AAaa) x 4n (AAAa) F1: 100% cây 4n, 4 kiểu gen, 100%cây hoa đỏ. (3) P: 4n (AAaa) x 4n (aaaa) F1: 3 kiểu gen (đồng hợp chiếm 1/36), 2 kiểu hình 5 cây đỏ : 1 cây trắng. (4) P: 4n (AAaa) x 4n (AAaa) F1: 5 kiểu gen (đồng hợp chiếm 1/36), 2 kiểu hình là 35 cây đỏ : 1 cây trắng. (5) P: 4n (Aaaa) x 4n (Aaaa) F1: 4 kiểu gen (đồng hợp chiếm ¼), 2 kiểu hình là 3 cây đỏ : 1 cây trắng. Số kết luận đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 A a Câu 24. Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính X X .Trong quá trình giảm phân phát sinh
  10. giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân ly trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: A. XAXa, XaXa, XA, Xa, O. B. XAXA, XAXa, XA, Xa, O. C. XAXA, XaXa, XA, Xa, O. D. XAXa, O, XA, XAXA. Câu 25. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là: A. 27/256 B. 1/16C. 81/256 D. 3/ 256. Câu 26. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch ? A. ♀AaBb × ♂AaBb và ♀AABb × ♂aabb B. ♀aabb × ♂AABB và ♀AABB × ♂aabb C. ♀AA × ♂aa và ♀Aa × ♂aa D. ♀Aa × ♂aa và ♀aa × ♂AA Câu 27. Trong các kiểu gen sau, có bao nhiêu kiểu gen dị hợp ? (1).Aa (2).AAbb (3). AABb 4). AaBBXMXm A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 28. Sự di truyền của các tính trạng chỉ do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định có đặc điểm gì? A. chỉ di truyền ở giới đồng giao tử B. Chỉ di truyền ở giới đực. C. Chỉ di truyền ở giới cái. D. Chỉ di truyền ở giới dị giao tử. Câu 29. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 1 : 1? A. AaBb × AaBb. B. AaBb × aaBb. C. Aabb × aaBb. D. AaBB × aaBb Câu 30. Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa). B. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA). C. Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (AA). D. Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (Aa) Câu 31. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb × aabb. (2) aaBb × AaBB. (3) aaBb × aaBb. (4) AABb × AaBb. (5) AaBb × AaBB. (6) AaBb × aaBb. (7) AAbb × aaBb. (8) Aabb × aaBb. Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình? A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 32. Cơ thể nào sau đây có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen? A. AaBBdd B. aaBBdd. C. aaBBDd D. AaBbdd Câu 33. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không có alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, con gái bị bệnh. Điều nào sau đây là chính xác ? A. Con gái nhận gen gây bệnh từ cả bố và mẹ B. Con gái nhận gen gây bệnh từ bố C. Con gái nhận gen gây bệnh từ ông nội D. Con gái nhận gen gây bệnh từ mẹ Câu 34. Kiểu gen nào sau đây viết không đúng? A. AaBb B. XABXab C. D. Câu 35. Cơ thể có kiểu gen Ab/aB với tần số hoán vị gen là 10%. Theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử AB là A. 45% B. 10% C. 40% D. 5% Câu 36. F1 dị hợp tử về 2 cặp gen. Cho F1 tự thụ phấn. Nếu 2 cặp gen trên tác động theo kiểu cộng gộp để hình thành tính trạng, F2 có thể cho tỉ lệ kiểu hình A. 13:3 B. 12:3: 1. C. 9:3:3: 1 D. 1:4:6:4:1. Câu 37. Ở cây hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Biết không phát sinh đột biến mới, khả năng sống của các tổ hợp gen là như nhau. Phép lai giữa cây hoa hồng với hoa trắng sẽ xuất hiện tỷ lệ kiểu hình: A. 1 hồng : 1 trắng. B. 1 đỏ : 1 trắng. C. 1 đỏ : 1 hồng. D. 1 đỏ : 2 hồng: 1 trắng. Câu 38. Người ta nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbddEe tạo thành các dòng đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hoá để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lý thuyết, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau? A. 6. B. 12. C. 8. D. 16
  11. Câu 39. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân ly độc lập quy định; khi kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là A. AaBb × aabb. B. AaBB × Aabb. C. AaBb × aaBb. D. AABb × aaBb Câu 40. Khi cho đậu hà lan hạt vàng x hạt xanh được F 1: 100% hạt vàng. Cho F1 lai F1 được F2: 3/4vàng : ¼ xanh. Xác định kiểu gen F1 và quy luật di tuyền? A. 1AA: 1 aa: quy luật phân li. B. 100%Aa: quy luật phân li. C. 1Aa: 1 aa: quy luật phân li độc lập. D. 100%Aa: quy luật phân liđộc lập =------------------------------------------------------------------- Đề số 4 Câu 1. Nội dung nào sau đây đúng về thể ba nhiễm? A. Thể ba nhiễm được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử 2n và n. B. Trong tế bào sinh dưỡng, chỉ có một cặp nhiễm sắc thể nào đó có 3 nhiễm sắc thể. C. Trong tế bào sinh dưỡng, ở mỗi cặp nhiễm sắc thể đều có 3 nhiễm sắc thể. D. Thể ba nhiễm được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử (n + 2) và n. Câu 2. Theo lý thuyết, cơ thể mang kiểu gen: AaXbY giảm phân bình thường cho bao nhiêu loại giao tử sau đây? (1) Aa (2) AXb (3) AY (4) XbY (5) aa (6) aY A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 3.Trong cơ chế phiên mã, enzim ARN polimeraza có vai trò A. tổng hợp mARN theo chiều 3' → 5'. B. làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc. C. nối các đoạn Okazaki. D. tổng hợp ADN theo chiều 3'→ 5'. Câu 4.Đột biến điểm gồm các dạng nào sau đây? A.Mất, thêm, thay thế nhiều cặp nuclêôxôm B.Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôxôm. C. Mất, đảo vị trí, thay thế nhiều cặp nuclêôtit. D. Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 5.Trong cơ chế hoạt động của ôperôn Lac, enzim ARN polimeraza liên kết với bộ phận nào sau đây? A. Vùng vận hành. B. Gen cấu trúc. C. Gen điều hòa. D.Vùng khởi động. Câu 6.Trật tự nào sau đây đúng khi nói về các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực? A.Nuclêôxôm → sợi cơ bản →sợi nhiễm sắc → ống siêu xoắn → crômatit. B.Nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc →crômatit →ống siêu xoắn. C.Nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → ống siêu xoắn → crômatit. D.Nuclêôxôm → sợi cơ bản → ống siêu xoắn → sợi nhiễm sắc → crômatit. Câu 7. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có hai loại kiểu gen? A. AA × aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × AA. Câu 8.Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhận thấy gen qui định cánh cụt đồng thời qui định một số tính trạng khác: đốt thân ngắn, lông cứng hơn, trứng đẻ ít …, đây là hiện tượng A. tương tác bổ sung. B. di truyền liên kết. C. tương tác cộng gộp. D. tác động đa hiệu của gen. Câu 9. Trên phân tử mARN, bộ 3 kết thúc có vai trò A. mã hóa axit amin mêtiônin. B. mã hóa axit amin foocmin mêtiônin. C. làm tín hiệu kết thúc phiên mã. D. làm tín hiệu kết thúc dịch mã. Câu 10. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể có kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen đang xét? A. AaBbDd. B. aaBBdd. C. AabbDD. D. AABbDD. Câu 11.Ở cây hoa phấn, tính trạng màu lá do gen trong tế bào chất qui định. Ở phép lai thuận: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh → F1: 100% cây lá đốm. Phép lai nghịch: ♂ lá đốm x ♀ lá xanh sẽ cho F1 có kiểu hình nào sau đây?
  12. A. 100% cây lá xanh. B. 75% lá đốm: 25% lá xanh. C. 100% cây lá đốm. D. 75% lá xanh: 25% lá đốm. Câu 12. Ở người, bệnh hay hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến gen gây nên? A. Đao. B. Tơcnơ. C. Claiphentơ. D. Phêninkêto niệu. Câu 13. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về cơ chế nhân đôi ADN? A.Trên mạch khuôn (3' → 5'), mạch mới được tổng hợp không liên tục. B. EnzimADN - pôlimerara xúc tác cho quá trình tháo xoắn của ADN. C. EnzimADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 3 '→ 5'. D.Trên mạch khuôn (3' → 5'), mạch mới được tổng hợp liên tục. Câu 14. Ở người, tính trạng máu khó đông do alen lặn h trên NST X qui định, alen H qui định máu đông bình thường. Ở một gia đình có bố và mẹ đều không bị bệnh mang kiểu gen: ♂ X HY x ♀ XHXh. Cho biết không phát sinh đột biến mới. Nhận xét nào sau đây sai khi nói về các con của cặp vợ chồng này? A. Con trai không bị bệnh đã nhận giao tử XH của mẹ. B. Con trai bị bệnh đã nhận giao tử Xh của mẹ. C. Con gái của gia đình này có thể bị bệnh hoặc không. D. Con gái có thể nhận giao tử XH hoặc Xh của mẹ. Câu 15. Hiện tượng liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm nào sau đây? A.Làm tăng tần số xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Các gen trên các NST khác nhau có hiện tượng di truyền cùng nhau. C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen liên kết. D.Tạo điều kiện cho các gen quý trên các NST trong cặp tương đồng tổ hợp với nhau. Câu 16. Dạng đột biến nào sau đây làm cho một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và nối lại? A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 17. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, có bao nhiêu loại thể ba nhiễm có thể được hình thành? A. 7. B. 8. C. 15. D. 24. Câu 18.Khi thực hiện quá trình nhân đôi một lần của gen D, đã cần số nuclêôtit môi trường cung cấp để lắp ghép bổ sung với mạch 1 là 150 T, 500 X, 400 G, 300 A. Theo lý thuyết, số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen D bằng bao nhiêu? A. A=400, X=500, T=300, G=150. B.T=400, G=500, A=300, X=150. C.T=300, X=400, A=150, G=500. D. A=300, G=400, T=150, X=500. Câu 19. Cho biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và không xảy ra đột biến gen, theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen và tần số hoán vị nào sau đây đã tạo ra loại giao tử ab = 24%? A. ( f=48%). B. ( f=24%). C. ( f=48%). D. ( f=24%). Câu 20. Ở một loài thực vật, hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập cùng quy định tính trạng màu sắc hoa.Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho lai giữa hai cây (P): Hoa đỏ (AaBb) x hoa trắng ( Aabb). Cho biết đột biến không xảy ra, theo lí thuyết có bao nhiêu kết quả sau đây phù hợp với phép lai trên? (1) F1 có số cây hoa đỏ. (2) F1 có 4 kiểu gen khác nhau qui định cây hoa trắng. (3) Tỉ lệ số cây thuần chủng ở F1 là .
  13. (4) F1 có 6 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 21: Phép lai AaBb x AABb phân li độc lập cho tỉ lệ kiểu hình A.1:1 B.1:1:1:1 C.3:3:1:1 D.3:1 Câu 22 Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi A.chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc. B.ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. C.prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. Câu 23: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac? A.Vùng vận hành (O) B.Vùng khởi động (P) C.Gen điều hoà (R) D.Các gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 24: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm: 1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. 2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. 3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. 4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ 3/. 5. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y 6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6.C. 1, 3, 4, 5, 6.D. 1, 2, 3, 4, 6. Câu 25: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? (1)Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá tình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực. (2)Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. (3)Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. (4)Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’UUG3’ trên phân tử mARN A.(2), (3). B. (1), (4). C.(2),(4) D.(l), (3) Câu 26: Phân tích thành phần hoá học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là A.ADN có cấu trúc mạch đơn. B.ADN có cấu trúc mạch kép. C.ARN có cấu trúc mạch đơn. D.ARN có cấu trúc mạch kép. 4 Câu 27.Một gen có khối lượng 72.10 đ.v.c và có hiệu số G – A = 380.Mỗi loại nu trong gen đó là: A. A = T = 790; G = X = 410 B. A = T = 410; G = X = 790 C. A = T = 510; G = X = 690 D. A = T = 310; G = X = 890. Câu 28: Mã di truyền có những đặc điểm nào sau đây ? 1.Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng 2.Mã di truyền có tính liên tục 3.Trên mARN ,mã di truyền được đọc theo chiều 5/ - 3/ 4.Mã di truyền có tính dư thừa 5.Mã di truyền có tính đặc hiệu 6.Mã di truyền có tính phổ biến 7.Mã di truyền có tính độc lập Phương án đúng là? A.1,2,3,4,5,6,7 B.1,2,3,4,5,6 C.2,3,4,5,6 D.2,3,4,5,6,7 Câu 29: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là: A. T = 801; G = 399. B. T = 799; G = 401. C. T = 399; G = 801. D.T = 401;G = 799.
  14. Câu 30: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng A.thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. B.thay thế cặp G-X bằng cặp X-G. C.thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. Câu 31. Cho các trường hợp sau: (1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit. (2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit. (3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit. (4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit. (5) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin (6) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axitamin. Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 32: Phép lai nào sau đây cho đời con có 3 loại kiểu gen? A. AA x Aa B. Aa x aa C. Aa x Aa D. AA x aa Câu 33: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen? A. AAbb. B. AaBb. C. aabb. D. aaBb. Câu 34. Thể đột biến nào sau đây được tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa? A. Thể song nhị bội. B. Thể tam bội. C. Thể tứ bội. D. Thể ba. Câu 35: Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở: A. Con cái XX, con đực là XO. B. Con cái XO, con đực là XY. C. Con cái là XX, con đực là XY. D. Con cái XY, con đực là XX. Câu 36: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. Câu 37: Trong các phát biểu sau đây về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên thường rất thấp. (2) Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác. (3) Gen đột biến có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác. (4) Đa số đột biến gen là có hại khi biểu hiện. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 38. Hai cặp gen Aa và Bb di truyền liên kết với nhau trong trường hợp A. hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. B. hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST. C. hai cặp gen này nằm ở tế bào chất. D. một cặp gen nằm ở tế bào chất, một cặp gen nằm ở trên NST. Câu 39. Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cơ sở để dẫn tới hoán vị gen. II. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân của sinh sản hữu tính mà không xảy ra trong nguyên phân. III. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể. IV. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp. A. 1. B.2. C.3. D.4. Câu 40. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG.HI. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.
  15. -------------------------------------------------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2