intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông

  1. UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI TRƯỜNG PTDTBT TH PÚNG LUÔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Yêu Mức Mức Mức Mạch Tổng cầu 1 2 3 TT kiến cần thức TN TL TN TL TN TL TN TL đạt 1 Đọc '- Đọc Số thành đúng câu tiếng văn Câu kết bản, số hợp tốc độ Số 4 kiểm phù điểm tra hợp nghe (khoả nói ng 80 - 90 tiếng trong 1 phút) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, nhịp thơ. - Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. - Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời của
  2. mỗi nhân vật trong - Các Số 4 1 2 1 5 3 câu câu hỏi Câu 1,2,3, 5 6.7 8 liên số 4 quan nội dung văn bản. - Các Đọc vấn đề hiểu 2 về văn LTVC bản Số : 2 0.5 2.5 1 2.5 3.5 điểm Nhận biết danh từ, động từ, đặt câu có động từ. Học Số sinh câu viết Câu được số bài văn kể Tập lại 3 làm một văn câu Số chuyệ 10 điểm n đã đọc hoặc đã nghe. Số 4 1 2 1 5 3 câu Tổng Số 2 0.5 2.5 1 2.5 17.5 điểm
  3. UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBTTH PÚNG LUÔNG NĂM HỌC 2023-2024 Môn: TIẾNG VIỆT Thời gian: 40 phút I. KIỂM TRA ĐỌC : 1. Đọc thành tiếng Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: Bốn anh tài, Trống đồng Đông Sơn, Bãi ngô, Cây gạo, Sầu riêng, Hoa học trò, Cây trám đen sách Tiếng việt tập 2 – Lớp 4 ( chương trình 2006 ) 2. Đọc hiểu MỘT ƯỚC MƠ Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô,... Và luôn ao ước sẽ có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng và ánh mắt mừng vui của mọi người. Nhưng tôi là con một gia đình nghèo, đông anh em. Tôi phải quyết định nghỉ học và xin làm việc trong một tiệm bánh. Từ đó ước mơ của tôi cũng lụi tàn dần. Lớn lên, như bao người phụ nữ khác, tôi lấy chồng, sinh con. Tôi quyết tâm không để các con mình thất học, phải sống khổ sở như tôi. Và hai vợ chồng tôi đã làm việc cật lực để nuôi dạy các con thành tài. Duy chỉ có cô con gái út Lin-đa là có vấn đề. Lin-đa từ nhỏ đã ốm yếu, khó nuôi, nên ít có trường nào nhận dạy bé lâu dài. Không đành lòng nhìn con đi theo vết xe đổ của mình, tôi bắt đầu hỏi thăm và tìm hiểu. Cuối cùng, tôi cũng kiếm được trường, đăng kí không chỉ cho Lin-đa mà còn cho cả tôi cùng học nữa. Tôi muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ nó và sâu xa hơn là tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình. Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. Hai mẹ con tôi luôn động viên, an ủi và giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ thế cho đến ngày chúng tôi tốt nghiệp. Thật không ngờ, đến cuối đời, tôi mới được sống cho mình, cho hạnh phúc và ước mơ của mình. (Đặng Thị Hòa) Câu 1: Tác giả của câu chuyện đã có ước mơ gì?
  4. A. Được mẹ hối thúc gọi dậy đi học. B. Được mọi người khen học giỏi. C. Được đi học. D. Được làm cô giáo. Câu 2: Vì sao tác giả lại không được đến trường như bao bạn khác? A. Vì tác giả học kém. B. Vì nhà tác giả nghèo. C. Vì nhà tác giả nhiều người không đi học. D. Vì chiến tranh đã phá nát trường học. Câu 3: Vì sao tác giả lại đi học cùng con gái mình? A. Vì tác giả muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ con trong quá trình học tập. B. Vì tác giả muốn tiếp tục thực hiện ước mơ được đi học của mình. C. Vì tác giả là người nuông chiều con cái, và con gái hay ốm đau, bệnh tật. D. Cả A và B. Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Không chôn vùi những ước mơ, quyết tâm và nỗ lực thì ta sẽ đạt được điều ta mơ ước. B. Thật hạnh phúc khi ta thực hiện được những ước mơ. C. Hãy mơ mộng một chút cho cuộc đời thêm tươi đẹp. D. Luôn nghĩ về quá khứ khi còn đi học để cuộc đời tươi đẹp hơn. Câu 5: Các từ sau đây đâu là động từ A. Màu nâu B. Màn sương C. Quần áo D. Thoăn thoắt Câu 6: Em có những ước mơ nào? Để thực hiện những ước mơ đó, em cần phải làm gì từ bây giờ? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 7: Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) và gạch chân dưới danh từ, động từ trong câu sau: Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Câu 8: Đặt một câu trong câu có sử dụng một động từ. ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. II. KIỂM TRA VIẾT Tập làm văn
  5. Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC: 2023-2024 I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 ĐIỂM 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) - HS đọc 1-2 đoạn trong các bài: Bốn anh tài, Trống đồng Đông Sơn, Bãi ngô, Cây gạo, Sầu riêng, Hoa học trò, Cây trám đen. (Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng /1 phút) (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước). - HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 80-90 tiếng/ phút. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. ( 4 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng). Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. ( 3 điểm) - Các trường hợp khác tùy mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm cho phù hợp. 2. Đọc hiểu: (6 điểm) CÂU 1 (0,5 đ ) 2 (0,5 đ) 3(0,5 đ) 4 (0,5 đ) 5 ( 0,5đ ) Ý ĐÚNG C B A D D Câu 6: (1,5 điểm) HS viết được ước mơ của bản thân. Câu 7 (1 điểm) ( Mỗi từ xác định đúng 0,25 điểm ) Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. DT ĐT DT ĐT Câu 8 ( 1 điểm ) Đặt đúng câu có sử dụng 1 động từ. B. KIỂM TRA VIẾT: 2. Tập làm văn: (10 điểm) - Học sinh viết được bài văn từ 8 đến 10 câu có 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) theo gợi ý ở đề bài kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Câu văn dùng từ đúng, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, bài viết sáng tạo. (10 điểm) - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt và chữ viết, giáo viên cho các mức điểm 9,5; 9; 8,5; 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5…
  7. Bài đọc số 1: Bốn anh tài Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ. Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh. Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. TRUYỆN CỔ DÂN TỘC TÀY Bài đọc số 2: Trống đồng Đông Sơn Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,... Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,... Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,... Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân. Theo NGUYỄN VĂN HUYÊN
  8. Bài đọc số 3: Bãi ngô Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh. Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về. Nguyên Hồng Bài đọc số 4: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Theo Vũ Tú Nam)
  9. Bài đọc số 5: Sầu riêng Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. Mai Văn Tạo BÀI ĐỌC SỐ 6: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Theo XUÂN DIỆU
  10. Bài đọc số 7: Cây trám đen Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang. Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt. Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm. Theo VI HỒNG, HỒ THUỶ GIANG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2