intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN VẬT LÝ - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45Phút; (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị mô tả sự phụ thuộc của độ dịch chuyển vào thời gian có dạng A. đường thẳng. B. đường gấp khúc. C. đường tròn. D. đường cong. Câu 2: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động thẳng và không đổi chiều. B. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều hai lần. C. chuyển động tròn. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều một lần. Câu 3: Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều? A. II và IV. B. I và IV. C. II và III. D. I và III. Câu 4: Em hãy chọn đáp án đúng. Đâu là một phép đo gián tiếp? A. Phép đo thể tích của một cái hộp hình chữ nhật. B. Phép đo chiều dài của một cái hộp hình chữ nhật. C. Phép đo chiều rộng của một cái hộp hình chữ nhật. D. Phép đo chiều cao của một cái hộp hình chữ nhật. Câu 5: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động như hình vẽ. Vật chuyển động A. cùng chiều dương với tốc độ 20 km/giờ. B. ngược chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. C. cùng chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. D. ngược chiều dương với tốc độ 20 km/giờ. Câu 6: Hành động nào không tuân thủ quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Trước khi làm thí nghiệm với bình thủy tinh, cần kiểm tra bình có bị nứt vỡ hay không. B. Dùng tay không để làm thí nghiệm. C. Bố trí dây điện gọn gàng. Trang 1/4
  2. D. Trước khi cắm, tháo thiết bị điện, sẽ tắt công tắc nguồn. Câu 7: Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc xe chạy từ A đến B trên đường 1 đường thẳng. Xe này có tốc độ là A. 45 km/h. B. 30 km/h. C. 60 km/h. D. 15 km/h. Câu 8: Độ dịch chuyển là A. một đại lượng vô hướng, cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. B. một đại lượng vectơ, cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. C. một đại lượng vô hướng, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. D. một đại lượng vectơ, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. Câu 9: Biểu thức nào sau đây xác định giá trị vận tốc ? A. d/t. B. dt. C. s/t. D. v/t. Câu 10: Kết quả của một phép đo được viết là v 3,14 0,12 (m/s). Sai số tỉ đối của phép đo là A. 3,81%. B. 3,84%. C. 3,83%. D. 3,82%. Câu 11: Một học sinh bơi trong bể bơi thiếu niên dài 30 m. Học sinh bắt đầu xất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì quay lại bơi tiếp về đầu rồi nghỉ. Quãng đường mà học sinh bơi được là A. 60 m. B. 30 m. C. 0 m. D. - 60 m. Câu 12: Sai số tuyệt đối của phép đo là A. tổng sai số ngẫu nhiên và sai số tỉ đối. B. tổng sai số tỉ đối và sai số dụng cụ. C. tổng sai số ngẫu nhiên, sai số dụng cụ và sai số tỉ đối. D. tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ. Câu 13: Đâu không phải là đặc điểm của vecto vận tốc? Vecto vận tốc có A. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của vận tốc. B. hướng là hướng của độ dịch chuyển. C. gốc nằm trên vật chuyển động. D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của tốc độ. Câu 14: Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mất 0,25 h, sau đó trở về nhà trong thời gian 0,2 h. Hai địa điểm cách nhau 9 km. Coi quỹ đạo đi được là đường thẳng. Tốc độ trung bình của người đó là A. 20 km/h. B. 40 km/h. C. 40,5 km/h. D. 40 m/s. Câu 15: Công thức cộng vận tốc A. . B. . C. . D. . Câu 16: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm A. các hiện tượng tự nhiên. B. các chuyển động cơ học và năng lượng. C. các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. vật chất và năng lượng. Trang 2/4
  3. Câu 17: Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. B. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. C. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. D. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. Câu 18: Đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe 1 và 2 được biểu diễn như hình bên. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách vị trí xuất phát của xe 2 một khoảng A. 60 km. B. 30 km. C. 40 km. D. 80 km. Câu 19: Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ trong một chuyển động? A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là km/h. C. Có phương xác định. D. Không thể có độ lớn bằng 0. Câu 20: An đi bộ từ nhà đến trường, nhà cách trường 1,5 km. Do quên tập tài liệu nên An quay về nhà để lấy. Độ dịch chuyển của An trong quá trình trên là A. 2,25 km. B. 0 km. C. 3 km. D. 1,5 km. Câu 21: Tốc độ trung bình của chuyển động cho biết A. hướng của chuyển động. B. sự thay đổi vị trí của vật. C. độ nhanh, chậm của chuyển động. D. tốc độ tại một thời điểm xác định. Câu 22: Một học sinh tiến hành đo tốc độ trung bình của viên bi thép chuyển động trên máng nghiêng và thu được kết quả thí nghiệm như bảng sau. Tốc độ trung bình của viên bi có giá trị Quãng đường: s = 50 cm Lần đo Giá trị trung bình Thời gian Lần 1 Lần 2 Lần 3 t(s) 0,867 0,878 0,860 A. 57,670 cm/s. B. 58,140 cm/s. C. 56,948 cm/s. D. 57,604 cm/s. Câu 23: Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. B. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. C. Nghiên cứu về thuyết tương đối. D. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. Câu 24: Theo đồ thị sau đây, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian Trang 3/4
  4. A. từ 0 đến t2. B. từ 0 đến t3. C. từ t1 đến t2. D. từ 0 đến t1. Câu 25: Trong thí nghiệm thực hành đo tốc độ của vật chuyển động, sử dụng hai cổng quang điện để đo A. tốc độ tức thời của viên bi thép. B. tốc độ trung bình của viên bi thép. C. đường kính của viên bi thép. D. thời gian chuyển động của viên bi thép. Câu 26: Quá trình nào sau đây là quá trình phát triển của Vật lí? A. Tiền vật lí Vật lí trung đại Vật lí hiện đại. B. Tiền vật lí Vật lí cổ đại Vật lí hiện đại. C. Vật lí cổ điển Vật lí trung đại Vật lí hiện đại. D. Tiền vật lí Vật lí cổ điển Vật lí trung đại. Câu 27: Để xác định tốc độ của một vật chuyển động đều, một người đã đo quãng đường vật đi được bằng (16,0 0,4)m trong khoảng thời gian là s. Tốc độ của vật là A. m/s. B. m/s. C. m/s. D. m/s. Câu 28: Chọn câu trả lời đúng? Để đo được tốc độ chuyển động của vật bằng dụng cụ thực hành thì ta cần đo A. chu vi của vật. B. độ dịch chuyển của vật. C. thời gian di chuyển của vật. D. đường kính của vật. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Một người bơi dọc theo chiều dài 80 m của bể bơi hết 25 s, rồi quay lại chỗ xuất phát trong 32 s. Xác định vận tốc trung bình và tốc độ trung bình trong suốt quãng đường bơi đi và về. Câu 2. (0,5 điểm) Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 54km mất khoảng thời gian 3h. Vận tốc của dòng chảy là 6km/h. Tính vận tốc của canô đối với dòng chảy. Câu 3. (1,5 điểm) Hai người đi mô tô xuất phát cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km, chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B. Vận tốc người xuất phát từ A là 50km/h và người từ B là 40km/h. Coi chuyển động của họ là thẳng đều. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. a) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe và vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của hai xe. b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. ------ HẾT ------ Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2