intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ

Chia sẻ: Kim Huyễn Nhã | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn củng cố và nâng cao vốn kiến thức chương trình Vật lí 8 để chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, cùng tham gia giải đề thi để hệ thống kiến thức và nâng cao khả năng giải bài tập vật lí nhé! Chúc các bạn thành công!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ

  1. Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Giáo viên ra đề: Nguyễn Khương Vũ (Năm học 2020-2021) MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 45 phút A. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ (theo Công văn số 1749/SGDĐT-GDTrH ngày 13/10/2020 của Sở GDĐT Quảng Nam) 1. Phạm vi kiến thức: Từ bài 01 đến bài 08 theo SGK ( Kiến thức không kiểm tra : Thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 Bộ GDĐT) 2. Hình thức kiểm tra: Kết hợp TNKQ (50%) và TL (50%) 3. Thời gian làm bài : 45 phút 4. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNK TL Q 1. Nêu được dấu hiệu để nhận 1. Hiểu được tính tương đối của Biết cách viết được Tính được tốc biết chuyển động cơ học. chuyển động và đứng yên. công thức và tính độ trung bình 2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ 2. Hiểu được độ lớn vận tốc đặc trưng được tốc độ của của chuyển là đặc trưng cho sự nhanh, cho tính nhanh, chậm của chuyển chuyển động và các động không 1. Chuyển chậm của chuyển động. Nêu động. đại lượng có trong đều và các đại động cơ được đơn vị đo của tốc độ. 3. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ s lượng có trong công thức v  . học. 3. Nêu được thế nào là chuyển học và tính tương đối của chuyển t công thức động đều, chuyển động không động cơ học. s v tb  . đều và cho ví dụ. 4. Phân biệt được chuyển động đều và t 4. Nêu được tốc độ trung bình chuyển động không đều dựa vào khái là gì và cách xác định tốc độ niệm tốc độ. trung bình. Số câu 3 câu 1 câu 1 câu 0 0 1 câu 1 câu 7 câu Số điểm 1,5đ 1,0đ 0,5đ 0 0 0,5đ 1đ 4,5 đ Tỉ lệ % 15% 10% 5% 5% 10% 45%
  2. 1. Nêu được lực là một đại 1. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực 1.Biểu diễn được lực lượng vectơ. làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển bằng vectơ. 2. Nêu được thế nào là hai lực động của vật. 2. Đề ra được cách cân bằng. 2.Nêu được ví dụ về tác dụng của hai làm tăng ma sát có lợi lực cân bằng lên một vật đang chuyển và giảm ma sát có hại 2. Lực - động. ở một số trường hợp Quán tính. 3.Nêu được quán tính của một vật là cụ thể trong đời sống, gì?. Giải thích được một số hiện kĩ thuật. tượng thường gặp liên quan đến quán tính. 4. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. 5. Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. 6. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. Số câu 1 câu 0 3 câu 0 0 2 câu 0 0 6 câu Số điểm 0,5đ 0 1,5đ 0 0 1đ 0 0 3,0 đ Tỉ lệ % 5% 15% 10% 30% 1. Nêu được khái niệm áp lực, 1. Hiểu được tác dụng do áp lực gây 1. Vận dụng công thức áp suất của chất rắn và đơn vị ra. F p . đo áp suất là gì. 2. Hiểu được nguyên tắc làm tăng S 2. Nhận biết được công thức giảm áp suất chất rắn. 2. Vận dụng được 3. Áp suất. F 3. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự công thức p = d.h đối tính áp suất chất rắn p  . S tồn tại của áp suất chất lỏng. với áp suất trong lòng 4. Nêu được áp suất có cùng trị số tại chất lỏng. các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. Số câu 2 câu 0 0 1 câu 0 1 câu 0 0 4 câu Số điểm 1đ 0 0 1đ 0 0,5đ 0 0 2,5 đ Tỉ lệ % 10% 10% 5% 25% Tổng số câu 7 câu 5 câu 4 câu 1 câu 17 câu Tổng điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
  3. Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Giáo viên ra đề: Nguyễn Khương Vũ (Năm học 2020-2021) MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Một vật được coi là chuyển động so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động. B. vật đó thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2: Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì? A. Ô tô đi 1 km trong 36 giờ. B. Ô tô chuyển động được 36 giờ . C. Ô tô chuyển động được 36 km. D. Ô tô đi được 36 km trong 1 giờ. Câu 3: Vận tốc của tàu hỏa là 10m/s, của người đi xe máy là 34.000m/h và của ô tô là 48km/h. Sắp xếp sự chuyển động các phương tiện trên từ chậm hơn đến nhanh hơn là A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy B. Ô tô – tàu hỏa – xe máy C. Xe máy – tàu hỏa – ô tô D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa Câu 4: Một học sinh ngồi yên trên xe buýt đang di chuyển trên tuyến đường vành đai. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Học sinh chuyển động so với mặt đường B. Học sinh đứng yên so với mặt đường C. Học sinh chuyển động so với chiếc xe buýtD. Học sinh đứng yên so với dãy nhà bên đường Câu 5: Nói lực là đại lượng véctơ, vì A. lực có độ lớn, phương và chiều B. lực làm cho vật bị biến dạng C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực làm cho vật chuyển động Câu 6: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chậm dần thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc. B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc. C. Có phương vuông góc với vận tốc. D. Có phương bất kì so với vận tốc. Câu 7: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải chứng tỏ xe đột ngột A. giảm vận tốc B. tăng vận tốc C. rẽ sang trái D. rẽ sang phải Câu 8: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? A. Viên bi lăn trên cát B. Bánh xe đạp chạy trên đường C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động D. Khi viết phấn trên bảng Câu 9: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép B. Áp suất sẽ giảm khi diện tích bị ép tăng (với áp lực không đổi) C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực Câu 10: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?
  4. A. N/m2 B. N/cm2 C. N/m3 D. Pa B. TỰ LUẬN: (5điểm) Bài 1: (2,5 điểm) a/ Thế nào là chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? b/ Vận dụng: Đường đi từ nhà Nam đến trường THCS Nguyễn Huệ dài 4,8km. Nam xuất phát lúc 6 giờ 15 phút và đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s thì Nam đến trường lúc mấy giờ? c/ Sau khi đi được 1/3 quãng đường Nam ghé nhà Hùng và đợi Hùng 5 phút sau đó chở Hùng cùng đến trường với vận tốc trung bình 3,5m/s. Hỏi Nam và Hùng có trễ học không? (Cho rằng thời gian đi từ cổng đến nhà xe và lên lớp là 3 phút, vào lớp lúc 6 giờ 45 phút) Tính vận tốc trung bình của Nam trên cả quãng đường từ nhà đến trường. Bài 2: (1điểm) Khi treo một vật vào lực kế thì thấy lực kế chỉ một số đo 4 N. a/ Có những lực nào tác dụng lên vật. Những lực đó có đặc điểm gì? b/ Hãy biễu diễn các véc tơ lực trên. Bài 3: (1,5 điểm) a/ Vì sao mũi kim, mũi dùi được làm rất nhọn, còn chân bàn, ghế thường có đế rộng ra? b/ Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Hỏi người ta phải đặt vật như thế nào trên sàn để áp suất nó gây ra lên mặt sàn là 2800N/m2 ?
  5. C. ĐÁP ÁN VÀ BIỄU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B D C D A B C D C B B. TỰ LUẬN: (5đ) Bài 1: a/ Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian. (0,25đ) s Công thức tính tốc độ là v  , trong đó, v là tốc độ của vật, s là quãng đường đi được, t t là thời gian để đi hết quãng đường đó. (0,75đ) b/ Đổi đơn vị v = 4m/s = 4.3,6 = 14,4km/h; 3m/s = 10,8km/h 𝑠 Thời gian chuyển động của Nam là: t = = 4,8 : 14,4 = 1/3 h = 20 phút (0,25đ) 𝑣 Vậy Nam đến trường lúc 6 giờ 15 phút + 20 phút = 6 giờ 35 phút (0,25đ) 1 𝑠1 .4,8 c/ Thời gian chuyển động của Nam từ nhà đến nhà Hùng là: t1 = = 3 (0,25đ) 𝑣1 14,4 𝑠2 2/3.4,8 Thời gian chuyển động của Nam từ nhà Hùng đến trường là: t2 = = (0,25đ) 𝑣2 10,8 Nam và Hùng vào lớp lúc: 6 giờ 15 phút + t1 + 5 phút + t2 + 3 phút = 6 giờ 48 phút (trễ 3 phút) (0,25đ) Vận tốc trung bình của Nam trên cả quãng đường từ nhà đến trường là 𝑠 Vtb = = 4,8: 0,5 = 9,6 km/h (t = t1 + t2 + tnghỉ ) (0,25đ) 𝑡 Bài 2: a/ - Lực tác dụng lên vật gồm trọng lượng P của vật và lực F đàn hồi của lò xo lực kế, do vật treo đã nằm yên nên các lực này cân bằng nhau và có cường độ bằng số chỉ của lực kế; tức là : F = P = 4 N (0,5đ) b/ Nêu được P và biểu diễn (0,25đ) - Nêu được F và biểu diễn (0,25đ) Điểm đặt: O1 Điểm đặt: O1 Phương: thẳng đứng Phương: thẳng đứng Chiều: từ trên xuống Chiều: từ dưới lên Độ lớn: P = 4N Độ lớn: F = P = 4N Bài 3: a/ Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, nên dễ dàng đâm xuyên qua vải (0,5đ) Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, đế áp suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gãy. (0,5đ) 𝐹 𝑃 10𝑚 10.0,84 b/ Diện tích mặt bị ép là: S = = = = = 0.003 m2 (0,25đ) 𝑝 𝑝 𝑝 2800 Khi đặt đứng vật thì diện tích mặt bị ép: 2 2 Sđ = 5.6 = 30 cm = 0,003 m Ta thấy S = Sđ Vậy người ta phải đặt đứng đứng để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 2800 N/m2 (0,25đ)
  6. Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Giáo viên ra đề: Nguyễn Khương Vũ (Năm học 2020-2021) MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động. B. vật đó thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2: Vận tốc của một tàu hỏa là 10m/s. Điều đó cho biết gì? A. Tàu hỏa đi 10m trong 1 giây. B. Tàu hỏa chuyển động được 10 giây. C. Tàu hỏa chuyển động được 10m. D.Tàu hỏa đi được 1m trong 10 giây. Câu 3: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34.000m/h và của ô tô là 12m/s. Sắp xếp sự chuyển động các phương tiện trên từ chậm hơn đến nhanh hơn là A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy B. Ô tô – tàu hỏa – xe máy C. Xe máy – tàu hỏa – ô tô D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa Câu 4: Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếc va li đặt trên giá để hàng. Vậy va li có chuyển động A. Chuyển động so với thành tàu B. Chuyển động so với đầu máy C. Chuyển động so với người lái tàu D. Chuyển động so với đường ray Câu 5: Nói lực là đại lượng véctơ, vì A. lực làm cho vật thay đổi tốc độ B. lực làm cho vật bị biến dạng C. lực có độ lớn, phương và chiều D. lực làm cho vật chuyển động Câu 6: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và nhanh dần thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc. B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc. C. Có phương vuông góc với vận tốc. D. Có phương bất kì so với vận tốc. Câu 7: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngã người về phía sau chứng tỏ xe đột ngột A. giảm vận tốc B. tăng vận tốc C. rẽ sang trái D. rẽ sang phải Câu 8: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe B. Ma sát khi đánh diêm C. Ma sát tay cầm quả bóng D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường Câu 9: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép B. Áp suất sẽ tăng khi áp lực tăng (với diện tích bị ép không đổi) C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực Câu 10: Đơn vị nào sau đây là đơn vị tính áp suất? A. N/m2 B. N C. N/m3 D. kg/m3
  7. B. TỰ LUẬN: (5điểm) Bài 1: (2,5 điểm) a/ Thế nào là chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? b/ Vận dụng: Đường đi từ nhà Thư đến trường THCS Nguyễn Huệ dài 3,6km. Thư xuất phát lúc 6 giờ 15 phút và đi xe đạp với vận tốc trung bình 3m/s thì Thư đến trường lúc mấy giờ? c/ Sau khi đi được 2/3 quãng đường Thư ghé nhà Hoa và đợi Hoa 5 phút sau đó chở Hoa cùng đến trường với vận tốc trung bình 2,5m/s. Hỏi Thư và Hoa có trễ học không? (Cho rằng thời gian đi từ cổng đến nhà xe và lên lớp là 3 phút, vào lớp lúc 6 giờ 45 phút) Tính vận tốc trung bình của Thư trên cả quãng đường từ nhà đến trường. Bài 2: (1 điểm) Treo một vật có khối lượng 1,2kg vào một sợi dây, vật đang đứng yên a/ Có những lực nào tác dụng lên vật. Những lực đó có đặc điểm gì? b/ Hãy biễu diễn các véc tơ lực trên. Bài 3: (1,5 điểm) a/ Vì sao mũi kim, mũi dùi được làm rất nhọn, còn chân bàn, ghế thường có đế rộng ra? b/ Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Hỏi người ta phải đặt vật như thế nào trên sàn để áp suất nó gây ra lên mặt sàn là 2000N/m2 ?
  8. C. ĐÁP ÁN VÀ BIỄU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C A D D C A B D C A B. TỰ LUẬN: (5đ) Bài 1: a/ Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian. (0,25đ) s Công thức tính tốc độ là v  , trong đó, v là tốc độ của vật, s là quãng đường đi được, t t là thời gian để đi hết quãng đường đó. (0,75đ) b/ Đổi đơn vị v = 3m/s = 10,8km/h; v = 2,5m/s = 2,5.3,6 = 9km/h; 𝑠 Thời gian chuyển động của Thư là: t = = 3,6 : 10,8 = 1/3 h = 20 phút (0,25đ) 𝑣 Vậy Thư đến trường lúc 6 giờ 15 phút + 20 phút = 6 giờ 35 phút (0,25đ) 2 𝑠1 .3,6 c/ Thời gian chuyển động của Thư từ nhà đến nhà Hoa là: t1 = = 3 (0,25đ) 𝑣1 10,8 𝑠2 1/3.3,6 Thời gian chuyển động của Thư từ nhà Hoa là: t2 = = (0,25đ) 𝑣2 9 Thư và Hoa vào lớp lúc: 6 giờ 15 phút + t1 + 5 phút + t2 + 3 phút = 6 giờ 44 phút (sớm 1phút) (0,25đ) Vận tốc trung bình của Thư trên cả quãng đường từ nhà đến trường là 𝑠 Vtb = = 3,6: 0,44 = 8,18 km/h (t = t1 + t2 + tnghỉ ) (0,25đ) 𝑡 Bài 2: a/ - Lực tác dụng lên vật gồm trọng lượng P của vật và lực căng dây T, do vật treo đã nằm yên nên các lực này cân bằng nhau và có cường độ bằng số chỉ của lực kế; tức là: T = P = 10.m = 10.1,2 = 12 N (0,5đ) b/ Nêu được P và biểu diễn (0,25đ) - Nêu được F và biểu diễn (0,25đ) Điểm đặt: O1 Điểm đặt: O1 Phương: thẳng đứng Phương: thẳng đứng Chiều: từ trên xuống Chiều: từ dưới lên Độ lớn: P = 12N Độ lớn: F = P = 12N Bài 3: a/ Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, nên dễ dàng đâm xuyên qua vải (0,5đ) Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, đế áp suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gãy. (0,5đ) 𝐹 𝑃 10𝑚 10.0,84 b/ Diện tích mặt bị ép là: S = = = = = 0.0042 m2 (0,25đ) 𝑝 𝑝 𝑝 2000 Khi đặt nằm vật thì diện tích mặt bị ép: 2 2 Sn = 6.7 = 42 cm = 0,0042 m Ta thấy S = Sn Vậy người ta phải đặt đứng đứng để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 2000 N/m2 (0,25đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0