intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 4)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 4)’ sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn sinh viên có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi hết môn Kỹ thuật điện 2 có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề 4)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TCDTNT-GDTX BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN ĐỀ SỐ: 04 Môn thi : Kỹ thuật điện II Mã môn học : MH 12 Khóa/Lớp : ĐCN_KVII-02 Ngày thi : 17 / 10 /2019 Thời gian làm bài : 60 phút ĐỀ BÀI: Câu 1: (6 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cách sử dụng đồng hồ vặn năng, cho ví dụ về cách đo điện trở Câu 2: (4 điểm) Anh (chị) hãy nêu khái niệm, phân loại, cấu tạo, ký hiệu, nguyên lý hoạt động của cầu dao? Chú ý : Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Người ra đáp án Nguyên Thị Phương Nga Đề số: 04 TỔ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  2. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TCDTNT-GDTX BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN ĐỀ SỐ: 04 Môn thi : Kỹ thuật điện II Mã môn học : MH 12 Khóa/Lớp : ĐCN_KVII-02 Ngày thi : 17 / 10 /2019 Thời gian làm bài : 60 phút TT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1 6 điểm * Cách sử dụng. a. Hiệu chỉnh trước khi đo. 1 - Bước 1: Đặt đồng hồ đúng vị trí . - Bước 2: Các que đo phải cắm đúng cực tính: + Que dương (màu đỏ) = âm nguồn pin. + Que âm (màu đen) = dương nguồn pin. - Bước 3: Chỉnh “không” đồng hồ (nếu kim lệch khỏi vạch chỉ 0) bằng cách xoay nhẹ nút điều chỉnh đối với quả đối trọng nằm ở giữa mặt đồng hồ. + Quy ước: Thang đọc là phần kim chỉ thị. Thang đo là công tắc chuyển mạch. b. Đo dòng điện. 1 - Chuyển thang đo về vị trí đo dòng điện (mA, A) sao cho trị số dòng cần đo không vượt quá giới hạn thang đo. - Khi đo dòng điện mắc nối tiếp ampe kế vào mạch cần đo để I đi qua nó. - Khi đo ta phải cố định que đo trước rồi mới cấp nguồn cho mạch. => Công thức: Giá trị đo = (thang đo × giá trị kim đang chỉ thị trên thang đọc) / giới hạn cực đại thang đọc. c. Đo điện áp. 1
  3. - Nếu đo điện áp một chiều thì chuyển thang đo của đồng hồ về phần đo điện áp một chiều (- , mV, V). - Nếu đo điện áp xoay chiều thì chuyển thang đo về vị trí đo điện áp xoay chiều (~, mV, V). - Nếu chưa ước lượng được giá trị điện áp cần đo thì đặt thang đo xoay chiều lớn nhất để đảm bảo an toàn cho thiết bị rồi từ giá trị cụ thể đưa về thang đo thích hợp. - Khi đo mắc volmét song song với mạch cần đo. Khi cần đo ở nhiều vị trí khác nhau trên mạch ta cần cố định một que đo (que mass) que đo còn lại lần lượt đưa tới những điểm cần đo. d. Đo dòng điện 1 => Công thức: Số đo = Số đọc x (thang đo/ vạch đọc) B1: Chuyển núm xoay vể thang đo phù hợp (một trong các thang ở khu vực ACV; màu đỏ). B2: Tiến hành đo: Chấm 2 que đo vào 2 điểm cần đo. B3: Đọc trị số: Số đo sẽ được đọc ở các vạch còn lại trên mặt số (trừ vạch ) theo biểu thức nh sau: B4: Số đo = Số đọc x (thang đo/ vạch đọc) Ví dụ: Đặt ở thang 50V – AC; đọc trên vạch 100 thấy kim đồng hồ chỉ 8 V thì số đo là: Số đo* 50 100 20V 250 Chú ý: + Thang đo phải lớn hơn giá trị cần đo. Tốt nhất là giá trị cần đo khoảng 70% giá trị thang đo. + Phải cẩn thận tránh va quẹt que đo gây ngắn mạch và bị điện giật e. Đo điện trở. - Chuyển thang đo về thang đo điện trở (Ω), thang đo điện trở 1 dùng để đo cách điện, thông mạch. - Trước khi đo thang nào phải chỉnh “không” thang đó bằng cách chập hai que đo của đồng hồ với nhau rồi vặn núm chỉnh 0. - Khi đo điện trở ta sử dụng nguồn pin bên trong của đồng hồ nên tuyệt đối không được đưa nguồn ngoài vào. => công thức: Số đo = Số đọc x thang đo Cách đo điện trở: B1 : Cắm que đo đúng vị trí: đỏ (+); đen (-). B2 : : Chuyển núm xoay vể thang đo phù hợp (một trong các
  4. thang đo điện trở B3 : Chập 2 que đo và điều chỉnh núm (Adj) cho kim chỉ đúng số 0 trên vạch B4 :Tiến hành đo: chấm 2 que đo vào 2 đầu điện trở cần đo B5 : Số đo = Số đọc x thang đo Ví dụ : Núm xoay đặt ở thang x10; đọc được 26 thì giá trị điện trở 0.5 đo được là: Số đo = 26 x10 = 260 . Ví dụ 2 : Núm xoay đặt ở thang x10K; đọc đợc 100 thì giá trị điện trở đo đợc là: Số đo = 100 x10K = 1000 K = 1M . Chú ý: 0.5 - Mạch đo phải ở trạng thái không có điện - Điện trở cần đo phải được cắt ra khỏi mạch. - Không được chạm tay vào que đo. - Đặt ở thang đo nhỏ, thấy kim đồng hồ không lên thì chưa vội kết luận điện trở bị hỏng mà phải chuyển sang thang đo lớn hơn để kiểm tra. Tơng tự khi đặt ở thang đo lớn, thấy kim đồng hồ chỉ 0 thì phải chuyển sang thang lớn hơn 2 Câu 2 4 điểm Khái niệm, phân loại 1 * Khái niệm: Cầu dao là loại KCĐ đóng, cắt mạch điện bằng tay ở lưới điện hạ áp. Cầu dao được dùng rất phổ biến trong mạch điện dân dụng và công nghiệp ở dải công suất nhỏ với tần suất đóng cắt bé. * Phân loại - Theo kết cấu: cầu dao được chia ra các loại: 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực. - Theo cấu tạo của tay nắm: cầu dao 1 ngả, cầu dao 2 ngả. - Theo điện áp định mức: loại 250V, 500V.
  5. - Theo điều kiện bảo vệ: loại có lắp và loại không có nắp. - Theo yêu cầu sử dụng: loại có cầu chì bảo vệ ngắn mạch, loại không có cầu chì bảo vệ. 2. Cấu tạo ký hiệu 1.5 Phần chính của cầu dao là lưới dao và hệ thống kẹp lưỡi được làm bằng hợp kim của đồng. Ngoài ra còn có vỏ, đế được làm bằng vật liệu cách điện và chịu nhiệt, các đầu nối dây được làm bằng hợp kim đồng. Cấu tạo của cầu dao * Ký hiệu - Loại không có cầu chì bảo vệ: - Loại có cầu chì bảo vệ: 3. Nguyên lý hoạt động 1.5 * Nguyên lý hoạt động.
  6. - Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch điện được đóng ngắt. Trong quá trình ngắt mạch thường xảy ra hồ quang tại đầu lưỡi dao và điểm tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi, người sử dụng cần phải kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp thật nhanh để dập tắt hồ quang. - Do thao tác bằng tay không thể nhanh nên người ta làm thêm lưỡi dao phụ. Lúc dẫn điện, lưỡi dao phụ và lưỡi dao chính được kẹp trong ngàm. Khi ngắt điện, tay kéo lưỡi dao chính ra trước còn lưỡi dao phụ vẫn kẹp trong ngàm. Lò xo liên kết giữa hai lưỡi dao được kéo căng ra tới một mức nào đó sẽ kéo lưỡi dao phụ bật nhanh ra khỏi ngàm. Do đó, hồ quang được kéo dài nhanh và được dập tắt một cách nhanh chóng. Cấu tạo cầu dao có lưỡi dao phụ Người ra đáp án Nguyễn Thị Phương Nga Đáp án đề số: 04 TỔ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ (Ký và ghi rõ họ tên)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2