intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 357

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

33
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 357 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 357

  1.  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017­2018            TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ                            MÔN: VẬT LÍ 10                   Thời gian làm bài: 60 phút                 (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0+at thì A. a ngược dấu v. B. v luôn luôn dương. C. a luôn luôn dương. D. a luôn cùng dấu v. Câu 2: Một vật rắn chịu tác dụng của ba lực, vật rắn cân bằng khi A. giá của ba lực đó giao nhau tại một điểm, độ lớn ba lực bằng nhau. B. hợp của hai trong ba lực phải cùng độ lớn với lực còn lại. C. ba lực cùng nằm trong một mặt phẳng, hợp của hai lực cân bằng với lực còn lại. D. tổng độ lớn của ba lực đó phải bằng không. Câu 3: Một lực F truyền cho vật có khối lượng m 1 gia tốc 1 m/s2, cho vật có khối lượng m2 gia tốc 3  m/s2. Nếu hai vật dính vào nhau dưới tác dụng của lực này thì gia tốc thu được là A. 4 m/s2. B. 1,3 m/s2. C. 0,75 m/s2. D. 2 m/s2. Câu 4: Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 300 N, một thúng ngô nặng 200 N. Đòn gánh   dài 1,5 m. Bỏ qua khối lượng đòn gánh. Đòn gánh ở trạng thái cân bằng thì vai người đó đặt cách đầu   thúng gạo và lực tác dụng lên vai là A. 30 cm. B. 40 cm. C. 60 cm. D. 50 cm. Câu 5: Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi được quãng đường 10,8 km hết 0,5 h. Tốc độ  của xe đạp là A. 6 m/s B. 21,6 m/s C. 60 m/s D. 5,4 m/s Câu 6: Kết luận nào dưới đây là sai khi nói về ngẫu lực? A. Mômen ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay. B. Ngẫu lực có tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến. C. Khi giá của lực đi qua trục quay thì vật cân bằng. D. Đơn vị của mô men ngẫu lực  là N.m. Câu 7: Một thùng gỗ  có trọng lượng 240 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà nhờ  một lực đẩy   nằm ngang có độ lớn 53 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng gỗ và sàn nhà là A. 0,02. B. 0,12. C. 0,44. D. 0,22. Câu 8: Một lực 10 N có thể được phân tích thành hai lực thành phần vuông góc với nhau, có độ lớn A. 2 N và 8 N. B. 3 N và 7 N. C. 5 N và 5 N. D. 6 N và 8 N. Câu 9: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s.   Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là? A. 100m B. 50m C. 25m D. 500m Câu 10: Công thức tính quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều là 1 1 A. s = v0t +  at2 (a, v0 ngược dấu). B. x = x0 + v0t +  at2 (a, v0 cùng dấu). 2 2 1 2  1 2  C. x = x0+ v0t +  at (a, v0 ngược dấu). D. s = v0t +  at (a, v0 cùng dấu). 2 2                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 357
  2. Câu 11: Một vật được ném ngang với vận tốc ban đầu 20 m/s từ độ  cao 80 m. Lấy g = 10 m/s 2. Tầm  bay xa của vật là A. 65 m. B. 80 m. C. 160 m. D. 40 m. Câu 12: Treo vào lò xo một vật có khối lượng 1 kg, độ cứng của lò xo là 100 N/m, lấy g = 10 m/s2 thì  độ dãn của lò xo là A. 10 cm. B. 10 m. C. 1 cm. D. 0,1 cm. Câu 13: Điều kiện nào sau đây là nói lên hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng? A. Tất cả đều sai B. Hợp lực của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba. C. Ba lực phải đồng phẳng D. Ba lực phải đồng phẳng, đồng qui  Câu 14: Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là: mm mm m1m2 m1m2 A.  Fhd G. 1 2 2 . B.  Fhd G. 1 2 . C.  Fhd . D.  Fhd . r r r r2 Câu 15: Một bánh xe quay đều 50 vòng trong 1s. Chu kỳ, tốc độ góc của bánh xe là A. 2 s và 100 rad/s. B. 0,2 s và 314 rad/s C. 0,02 s và 100 rad/s D. 0,02 s và 314 rad/s Câu 16: Trọng tâm là điểm đặt của A. lực. B. trọng lực. C. trọng lượng. D. lực hấp dẫn. Câu 17: Biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn được diễn tả bằng biểu thức mm mm mm mm A.  F = G 1 2 2 . B.  F = 1 2 . C.  F = 1 2 2 . D.  F = G 1 2 . r Gr Gr r Câu 18: Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính R = 12 m, với tốc độ dài 43,2  km/h. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là A. 0,12 m/s2 B. 1 m/s2 C. 12 m/s2 D. 1,2 m/s2 Câu 19: Một vật có khối lượng m ở độ  cao h so với mặt đất  thì gia tốc rơi tự do sẽ được tính theo   công thức GmM GM GM GM A.  g = B.  g = C.  g = D.  g= R2 R2 ( R + h) ( R + h) 2 Câu 20: Cặp “lực và phản lực” trong định luật ba Niu Tơn có độ lớn A. khác nhau và tác dụng vào cùng một vật. B. như nhau và tác dụng vào cùng một vật. C. như nhau và tác dụng vào hai vật. D. khác nhau và tác dụng vào hai vật. Câu 21: Hệ qui chiếu gồm A. vật làm mốc, hệ toạ độ gắn với vật làm mốc, một đồng hồ và một mốc tính thời gian. B. hệ toạ độ, đồng hồ và mốc tính thời gian C. vật làm mốc, hệ toạ độ gắn với vật làm mốc D. vật làm mốc và một đồng hồ Câu 22: Một ô tô khối lượng 1200 kg (coi là chất điểm), chuyển động với vận tốc 36 km/h trên một   chiếc cầu võng xuống coi như cung tròn bán kính 50 m. Lấy g = 10 m/s 2. Lực hướng tâm tác dụng lên  ô tô lên mặt cầu tại điểm thấp nhất là A. 9600 N. B. 12000 N. C. 14400 N. D. 2400 N. Câu 23: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì tăng tốc đến vận tốc 10 m/s sau khi đi được  quãng đường 50 m. Gia tốc vật thu được là A. 3 m/s2 B. 0,2 m/s2 C. 1,5 m/s2 D. 0,75 m/s2 Câu 24: Công thức nào sau đây biểu thị lực hướng tâm ? A. F = mω2r B. F = ma C. F = μN D. F = k |Δl|                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 357
  3. Câu 25: Công thức định luật hai Niu Tơn F A.  a = F . B.  m = . C.  F = a . D.  a = − F . m a m m Câu 26: Một vật có khối lượng 4 kg ở trên mặt đất có trọng lượng là 40 N. Khi chuyển động tới một  điểm cách tâm trái đất là 2R (R là bán kính trái đất) thì có trọng lượng là A. 80 N. B. 10 N. C. 4 N. D. 20 N. Câu 27: Hai ô tô chuyển động từ  một địa điểm theo 2 hướng khác nhau trên cùng một đường thẳng  với vận tốc 40 km/h và 60 km/h. Vận tốc của ô tô thứ nhất so với ô tô thứ hai có độ lớn là A. 100km/h B. 40 km/h C. 60 km/h D. 20 km/h Câu 28: Phương trình nào sau đây là phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. x = 20 – 5t + 2t2 B. x = 2t2  ­ 5t C. x = ­5t – 2t2 D. x = 5t – 2t2 Câu 29: Kết luận nào không đúng khi nói về mômen lực? A. Mômen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó. B. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật. C. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. D. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. Câu 30: Một vật được thả rơi từ độ cao h xuống đất, vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là 2h A. v = 2gh. B. v =  . C. v =  gh . D. v =  2gh . g Câu 31: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ  đá bóng với một   lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ ban đầu là A. 0,1 m/s. B. 10 m/s. C. 0,01 m/s. D. 2,5 m/s. Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chuyển động thẳng, biến đổi đều A. gia tốc biến đổi theo thời gian. B. gia tốc trung bình bằng gia tốc tức thời. C. quãng đường đi biến đối theo hàm bậc hai đối với thời gian. D. vận tốc biến đổi theo hàm bậc nhất đối với thời gian. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu hỏi (3 điểm): Một vật rơi tự do từ độ cao 125 m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. a. Tìm quãng đường vật đi được, vận tốc chuyển động của vật sau thời gian 4 s kể từ lúc bắt đầu rơi. b. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 5. c. Sau bao lâu kể từ lúc bắt đầu rơi vật sẽ chạm đất?  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2