intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2014-2015 - THPT Hùng Vương - Mã đề 123

Chia sẻ: Lạc Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

21
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2014-2015 - THPT Hùng Vương - Mã đề 123 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2014-2015 - THPT Hùng Vương - Mã đề 123

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG KỲ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2014 – 2015 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN THI: HÓA HỌC 10. ____________________ Thời gian: 45 phút (không kể giao đề). Mã đề 123 Họ, tên thí sinh: …………………………………………………… (Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Câu 1: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng? A. Tác dụng với kim loại tạo muối halogenua. B. Tác dụng với hiđro tạo khí hiđro halogenua. C. Có đơn chất ở dạng phân tử X2. D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất. Câu 2: Dung dịch nước clo có chứa những chất nào? A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O. C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O. Câu 3: Cho phương trình phản ứng: FeO + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Sau khi cân bằng, hệ  số tối giản của các chất lần lượt là bao nhiêu? A. 2, 6, 2, 3, 4. B. 2, 6, 1, 3, 6. C. 2, 4, 1, 1, 4. D. 4, 8, 2, 2, 8. Câu 4: Vì sao khi điều chế khí clo trong công nghiệp ta phải dùng bình điện phân có màng ngăn cách  hai điện cực? A. Khí Cl2 không tiếp xúc với dung dịch NaOH. B. Thu được dung dịch nước Giaven. C. Bảo vệ các điện cực không bị ăn mòn. D. Khí Cl2 không tiếp xúc với khí H2. Câu 5: Bình thủy tinh chứa được các dung dịch axit nào? A. HCl, H2SO4, HNO3. B. HCl, H2SO4, HF, HNO3. C. HCl, H2SO4, HF. D. H2SO4, HF, HNO3. Câu 6: Mệnh đề nào sau đây đúng? A. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một gốc axit. B. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai gốc axit. C. Clorua vôi là muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit. D. Clorua vôi không phải là muối. Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm? A. 4FeS2 + 11O2 t 2Fe2O3 + 8SO2. B. S + O2  t  SO2. 0 0 C. 2H2S + 3O2  t0  2SO2 + 2H2O. D. Na2SO3 + H2SO4   Na2SO4 + H2O + SO2. Câu 8: Thuốc thử nào phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO2 và CO2? A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Ba(OH)2. D. Dung dịch Ca(OH)2. Câu 9: Hãy chỉ ra nhận xét sai, khi nói về khả năng phản ứng của O2? A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại. B. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim. C. O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp. D. Những phản mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử. Câu 10: Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H 2SO42M ở nhiệt độ  thường. Biến đổi nào sau  đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng? A. Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột. B. Tăng nhiệt độ lên đến 500C. C. Thay dung dịch H2SO42M bằng dung dịch H2SO41M. D. Tăng thể tích dung dịch H2SO42M lên 2 lần.                                                Trang 1/2 ­ Mã đề thi 123
  2. Câu 11: Axit sunfuric đặc nguội không phản ứng được với kim loại nào sau đây? A. Zn, Al. B. Fe, Al. C. Cu, Fe. D. Ag, Zn. Câu 12: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học? A. Nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. Nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. Nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 13: Cho phản ứng: 2SO2(k) + O2(k)   SO3(k)  ΔH= – 198kJ. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận   khi nào? A. Giảm nhiệt độ. B. Thêm vào SO3. C. Giảm áp suất. D. Tăng nhiệt độ. Câu 14: Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín: (1) N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3(k). (2) H2 (k) + I2 (k)  2HI (k). (3) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3(k). (4) 2NO2 (k)  N2O4 (k).  Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hóa học nào bị chuyển dịch? A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 15: Ý nào đúng khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng? A. Phản ứng không xảy ra nữa. B. Phản ứng vẫn tiếp tục xảy ra. C. Phản ứng chỉ xảy ra theo chiều thuận. D. Phản ứng chỉ xảy ra theo chiều nghịch. Câu 16: Cho phản ứng: Fe2O3(r) + 3CO(k)  2Fe(r) + 3CO2(k). Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, nếu tăng nồng Fe2O3(r) thì cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. C. Cân bằng không bị chuyển dịch. D. Phản ứng dừng lại. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có): KMnO4  (1)  Cl2 (2)  H2SO4  (3)  SO2  (4) Na2SO3 Câu 2 (2,0 điểm): Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt sau: NaNO 3, K2S,  Na2SO4, MgCl2, HCl. Câu 3 (2,0 điểm): Cho 15,52 gam hỗn hợp Mg và MgO phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,688 lít  khí H2S (đktc). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.  (1,0 điểm) b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.  (1,0 điểm) (Cho nguyên tử khối: H=1, Li=7, Na=23, K=39, Rb=85, Cs=133, F=9, Cl=35,5, Br=80, I=127, Ag=108,  Zn=65, Fe=56, Cu=64, O=16, S=32, Mg=24). ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 2/2 ­ Mã đề thi 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2