intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK1 Sinh 10 (2011 – 2012) trường THPT Nguyễn Hiền (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

195
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo 2 đề thi học kỳ 1 Sinh 10 2011 – 2012 trường THPT Nguyễn Hiền kèm đáp án. Tài liệu này giúp giáo viên định hướng cách ra đề thi và giúp học sinh ôn tập để làm bài hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK1 Sinh 10 (2011 – 2012) trường THPT Nguyễn Hiền (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NẴNG Năm học: 2011 – 2012 Trường THPT Nguyễn Hiền MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM (4.0đ): Học sinh chọn các chữ cái A; B; C hoặc D chỉ phương án đúng của các câu sau, ghi vào giấy làm bài (ghi theo MÃ ĐỀ I). Câu 1. Các loại Nuclêôtit trong phân tử ADN là: A. X, G, U, A. B. A, U, G, X. C. A, T, U, X. D. A, G, T, X. Câu 2. Hoàn thành cấu trúc đoạn ADN sau: mạch 1: - G - T - T - G - A - A- X- T - A - mạch 2? A. - X - A - A - X - X - T - G - A - A - B. - X -T - A - T - T - G - G - A - T - C. - X - A - A - X - T - T - G - A – T - D. - X -T - T - T - T - G - G - A - T - Câu 3. Trong tự nhiên, prôtêin có mấy bậc cấu trúc khác nhau? A. Một bậc. B. Ba bậc. C. Hai bậc. D. Bốn bậc Câu 4. Chức năng của ADN là: A. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. B. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. C. trực tiếp tổng hợp prôtêin. D. là thành phần cấu tạo của màng tế bào. Câu 5. Thành phần hoá học của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào nhân thực là? A. ADN và prôtêin. B. ARN và gluxit. C. Prôtêin và lipit. D. ADN và ARN. Câu 6: Ribôxôm được cấu tạo từ: A. prôtêin. B. rARN và prôtêin. C. ADN và ARN. D. ARN. Câu 7. Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ? A. Vi khuẩn. B. Tế bào thực vật. C. Tế bào động vật. D. Virut. Câu 8. Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào xương Câu 9. Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là? A. Trong tế bào chất có nhiều loại bào quan. B. chứa nhiều colesteron C. Có thành tế bào bằng xenlulôzơ, chứa lục lạp. D. chứa lipít. Câu 10. Ở một loài tảo biển, nồng độ iốt trong tế bào tảo cao gấp 1000 lần nồng độ iốt trong nước biển nhưng iốt vẫn được vận chuyển từ nước biển qua màng vào trong tế bào tảo. Đó là hình thức vận chuyển gì? A. Thụ động. B. Chủ động. C. Thực bào. D. Ẩm bào Câu 11. Bào quan điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là? A. Nhân tế bào. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Ribôxôm. Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai? 1. Ribôxôm ở tế bào nhân thực đã có màng bao bọc.
  2. 2. Tế bào nhân sơ chứa lưới nội chất trơn, tế bào nhân thực chứa lưới nội chất hạt. 3. Tế bào nhân thực lớn hơn tế bào nhân sơ. 4. Đa số tế bào nhân sơ có thành peptiđôglican. A. 1; 3. B. 2; 4. C. 1; 2. D. 2; 3 Câu 13. Khi nhỏ dung dịch H2O2 lên lát khoai tây sống ta thấy có phản ứng xảy ra. Vậy cơ chất và sản phẩm của enzim catalaza là gì? A. Cơ chất là khoai tây, sản phẩm là H2O và O2. B. Cơ chất là H2O2, sản phẩm là O2. C. Cơ chất là H2O2, sản phẩm là H2O và O2. D. Cơ chất là khoai tây, sản phẩm là O2. Câu 14. Các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” là nhờ: A. màng sinh chất có phôtpholipit kép. B. màng sinh chất có côlesterôn. C. màng sinh chất có prôtêin. D. màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin. Câu 15. Hiện tượng gì xảy ra khi cho tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì vẩy hành vào dung dịch quá nhược trương? A. cả 2 loại tế bào cùng trương lên, vỡ ra. B. cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng chỉ có tế bào biểu bì vẩy hành bị vỡ ra. C. cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng không vỡ ra. D. cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng chỉ có tế bào hồng cầu bị vỡ ra. Câu 16. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt được gọi là ...(1)...., các ....(1).... xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc ...(2).... (1) và (2) lần lượt là? A. tilacôit, grana. B. grana, tilacôit. C. tilacôit, diệp lục. D. diệp lục, tilacôit. II. TỰ LUẬN: (6.0đ) Câu 1. Em hãy trình bày cấu tạo và chức năng của phân tử ATP? (1.5đ) Câu 2. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? (2.5đ) Câu 3. Hiện tượng gì xảy ra khi ta nhỏ 1 giọt H2O2 (oxy già) vào lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây đã luộc chín? Giải thích? (2.0đ) ------------HẾT------------
  3. SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NẴNG Năm học: 2011 – 2012 Trường THPT Nguyễn Hiền MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ II I. TRẮC NGHIỆM (4.0đ): Học sinh chọn các chữ cái A; B; C hoặc D chỉ phương án đúng của các câu sau, ghi vào giấy làm bài (ghi theo MÃ ĐỀ II). Câu 1. Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào cơ tim. B. Tế bào xương. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào hồng cầu. Câu 2. Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là? A. Có thành tế bào bằng xenlulôzơ, chứa lục lạp. B. chứa lipít. C. Trong tế bào chất có nhiều loại bào quan. D. chứa nhiều colesteron Câu 3. Thành phần hoá học của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào nhân thực là? A. Prôtêin và lipit. B. ADN và ARN. C. ARN và gluxit. D. ADN và prôtêin. Câu 4. Các loại Nuclêôtit trong phân tử ADN là: A. X, G, T, A. B. A, T, U, X. C. A, G, U, X. D. A, X, U, T. Câu 5. Ở một loài tảo biển, nồng độ iốt trong tế bào tảo cao gấp 1000 lần nồng độ iốt trong nước biển nhưng iốt vẫn được vận chuyển từ nước biển qua màng vào trong tế bào tảo. Đó là hình thức vận chuyển gì? A. Thụ động. B. Chủ động. C. Thực bào. D. Ẩm bào Câu 6. Các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” là nhờ: A. màng sinh chất có prôtêin. B. màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin. C. màng sinh chất có colesteron. D. màng sinh chất có phôtpholipit kép. Câu 7. Hiện tượng gì xảy ra khi cho tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì vẩy hành vào dung dịch quá nhược trương? A. cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng chỉ có tế bào hồng cầu bị vỡ ra. B. cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng chỉ có tế bào biểu bì vẩy hành bị vỡ ra. C. cả 2 loại tế bào cùng trương lên, vỡ ra. D. cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng không vỡ ra. Câu 8. Khi nhỏ dung dịch H2O2 lên lát khoai tây sống ta thấy có phản ứng xảy ra. Vậy cơ chất và sản phẩm của enzim catalaza là gì? A. Cơ chất là khoai tây, sản phẩm là H2O và O2. B. Cơ chất là H2O2, sản phẩm là O2. C. Cơ chất là khoai tây, sản phẩm là O2. D. Cơ chất là H2O2, sản phẩm là H2O và O2. Câu 9. Bào quan điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là? A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Nhân tế bào. D. Ribôxôm. Câu 10. Trong tự nhiên, prôtêin có mấy bậc cấu trúc khác nhau? A. Một bậc. B. Ba bậc. C. Bốn bậc. D. Hai bậc Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai? 1. Ribôxôm ở tế bào nhân thực đã có màng bao bọc.
  4. 2. Tế bào nhân thực lớn hơn tế bào nhân sơ. 3. Đa số tế bào nhân sơ có thành peptiđôglican. 4. Tế bào nhân sơ chứa lưới nội chất trơn, tế bào nhân thực chứa lưới nội chất hạt. A. 1; 3. B. 2; 4. C. 1; 4. D. 2; 3 Câu 12. Chức năng của ADN là: A. trực tiếp tổng hợp prôtêin. B. là thành phần cấu tạo của màng tế bào. C. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. D. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 13. Ribôxôm được cấu tạo từ: A. prôtêin. B. ADN và ARN. C. rARN và prôtêin. D. ARN. Câu 14. Hoàn thành cấu trúc đoạn ADN sau: mạch 1: - G - X - T - G - A - T- X- T - A - mạch 2? A. - X - G - A - X - T - T - G - A - T - B. - X -G - A - T - X - G - A - A - T - C. - X - G - A - X - T - A - G - A – T - D. - X -G - T - T - T - G - G - A - T - Câu 15. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt được gọi là ...(1)...., các ....(1).... xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc ...(2).... (1) và (2) lần lượt là? A. tilacôit, diệp lục. B. diệp lục, tilacôit. C. tilacôit, grana. D. grana, tilacôit. Câu 16. Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ? A. Tế bào thực vật. B.Vi khuẩn. C. Tế bào động vật. D. Virut. II. TỰ LUẬN: (6.0đ) Câu 1. Em hãy trình bày cấu tạo và chức năng của phân tử ATP? (1.5đ) Câu 2. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? (2.5đ) Câu 3. Hiện tượng gì xảy ra khi ta nhỏ 1 giọt H2O2 (oxy già) vào lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây đã luộc chín? Giải thích? (2.0 đ) ------------HẾT------------
  5. SỞ GD - ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NẴNG Năm học: 2011 – 2012 Trường THPT Nguyễn Hiền MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM. Mỗi đáp án đúng 0,25đ ĐỀ I Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D C D B A B A C C B A C C D D A ĐỀ II Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A D A B B A D C C C D C C C B II. TỰ LUẬN: 6.0đ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 - Phân tử ATP (Ađênôzin triphôtphat) cấu tạo gồm 3 thành phần: 1.5đ + 1 bazơ nitơ Ađênin 0.25 + 1 đường ribôzơ 0.25 + 3 nhóm phôtphat 0.25 -Chức năng của ATP + Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào. 0.25 + Vận chuyển chủ động các chất qua màng. 0.25 + Sinh công cơ học. 0.25 Câu 2 Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. 2.0đ Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động 2.0 Nguyên nhân Do sự chênh lệch nồng độ Do nhu cầu của tế bào... Nhu cầu năng Không cần năng lượng Cần năng lượng lượng Hướng vận chuyển Theo chiều gradien nồng Ngược chiều gradien nồng độ độ Chất mang Không cần chất mang Cần chất mang Kết quả Đạt đến cân bằng nồng độ Không đạt đến cân bằng nồng độ Câu 3 2.5đ - Khi ta nhỏ 1 giọt H2O2 (oxy già) vào lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây đã luộc chín: + khoai tây sống: sủi bọt khí màu trắng, nhiều. 0.5 + khoai tây chín: không có hiện tượng gì. 0.5
  6. - Giải thích: lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây đã luộc chín có lượng khí thoát ra khác nhau là do hoạt tính của enzim ở 2 lát khoai tây 0.5 khác nhau. 0.5 + ở lát khoai tây sống: ở nhiệt độ thường enzim catalaza có hoạt tính mạnh. 0.5 + ở lát khoai tây chín: enzim đã bị nhiệt độ cao phân hủy (luộc chín), làm mất hoạt tính. ------------HẾT------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2