intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THCS&THPT Trưng Vương

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THCS&THPT Trưng Vương” để giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Tài liệu đi kèm đáp án giúp các em so sánh kết quả và tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó đề ra phương pháp học tập hiệu quả giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THCS&THPT Trưng Vương

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH LONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS-THPT MÔN: ĐỊA LÍ 11 TRƯNG VƯƠNG Thời gian làm bài: 60 phút (bao gồm trắc nghiệm và tự luận) Đề thi gồm có: 05 trang ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (9.0 điểm) Câu 1: Kiểu địa hình chủ yếu ở đồng bằng Tây Xibia là A. đầm lầy. B. vùng trũng. C. đồng bằng xen lẫn nhiều núi sót. D. tất cả các dạng địa hình trên. Câu 2: Cho bảng số liệu: GDP của LB Nga qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015 GDP 967.3 363.9 259.7 582.4 1524.9 1326.0 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2015 là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ kết hợp. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ cột. Câu 3: Liên Bang Nga không phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam vì A. khác biệt về khí hậu. B. sông ngòi ít. C. đất nông nghiệp ít. D. chịu nhiều thiên tai. Câu 4: Liên bang Nga có nhiều sông lớn, nhưng sông nào được coi là biểu tượng của nước Nga và có giá trị nhiều mặt A. sông Lena. B. sông Obi. C. sông Vol ga. D. sông Yenissei. Câu 5: Khu vực Đông Nam Á biển đảo, thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh là do A. nằm trong vòng cung lửa Thái Bình Dương. B. nằm trong vành đai sinh khoáng. C. có nhiều đảo và quần đảo khác. D. có biển bao quanh. Câu 6: Yếu tố chính trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Nhật Bản là A. Thâm canh và áp dụng công nghệ hiện đại. B. Mở rộng diện tích đất sản xuất. C. Giảm sản lượng lương thực, tăng chăn nuôi. D. Thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Câu 7: Để xây dựng công nghiệp, hầu hết các nước Đông Nam Á thực hiện chiến lược tích lũy vốn từ A. nông nghiệp. B. viện trợ ODA. C. dịch vụ. D. FDI của nước ngoài. Câu 8: Tại sao vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế Nhật Bản không lớn? A. Do nông nghiệp không phải là ngành truyền thống. B. Do không chú trọng phát triển nông nghiệp. C. Do thiếu nguồn lao động trong xuất khẩu. D. Do diện tích đất nông nghiệp quá ít. Câu 9: Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là A. vì thiếu nguồn lao động trầm trọng. B. tranh thủ nguồn tài nguyên, sức lao động và thị trường tại chỗ. C. mở rộng ảnh hưởng về chính trị và tăng cường thế lực. D. vì thiếu tài nguyên, nhân lực trình độ thấp. Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu của Liên bang Nga A. đại bộ phận nằm trong vành đai khí hậu ôn đới. B. phần phía đông có khí hậu ôn hòa hơn phía tây. C. phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá. D. phần lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt. Câu 11: Các dòng biển nóng, lạnh đã mang đến cho Nhật Bản A. lượng mưa lớn quanh năm. Trang 1/5 - Mã đề thi 132
  2. B. lượng phù sa lớn bồi đắp cho các đồng bằng ven biển. C. nhiểu ngư trường lớn với các loại cá phong phú. D. khí hậu ôn hòa hơn, lượng mưa lớn hơn. Câu 12: Chính sách hạn chế dân số cứng rắn ở Trung Quốc hiện nay, sẽ dẫn đến khó khăn gì lớn nhất? A. Thiếu nguồn lao động. B. Số lượng nữ có xu hướng lớn hơn số lượng nam. C. Số lượng nam có xu hướng lớn hơn số lượng nữ. D. Bảo vệ an ninh quốc phòng. Câu 13: Đây là đảo có diện tích lớn nhất, chiếm 61 % tổng diện tích Nhật Bản A. Kyushu. B. Honshu. C. Hokkaido. D. Shikoku. Câu 14: Trung Quốc đang thực hiện chính sách công nghiệp mới và tập trung vào ngành công nghiệp trụ cột nào? A. Sản xuất máy bay và chế biến gỗ. B. Chế biến lương thực, thực phẩm và đóng tàu. C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, ô tô và xây dựng. D. Khai thác dầu khí và ô tô. Câu 15: Nguyên nhân chính Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế là A. phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao dân trí. B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. D. giải quyết tình trạng dư thừa lao động. Câu 16: Thách thức lớn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là A. thể chế chính trị của nước ta khác biệt với các nước. B. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. C. thời gian gia nhập ASEAN muộn hơn so với nhiều nước khác. D. sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các quốc gia. Câu 17: Các nước thành viên sáng lập ASEAN là A. Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin. B. Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Lào. C. Thái Lan, Xingapo, Malaixia,Philippin, Brunay. D. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Philippin, Mianma. Câu 18: Vị trí địa lý mang lại cho Trung Quốc khó khăn nhất là A. thiên tai thường xuyên xảy ra trên biển. B. nằm trong khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nên bị cạnh tranh. C. khó khăn trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng ở các vùng biên giới. D. giao lưu với các nước láng giềng tốn kém, chi phí cao. Câu 19: Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã gây khó khăn gì cho nền kinh tế Nhật Bản? A. Thiếu vốn tái đầu tư sản xuất. B. Hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài. C. Làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút. D. Cơ cấu kinh tế hai tầng bị phá bỏ. Câu 20: Cho bảng số liệu: GDP của Trung Quốc và thế giới qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1985 1995 2004 2010 2014 Trung Quốc 239 697.6 1649.3 6040 10701 Thế giới 12360 29357.4 40887.8 65648 78037 Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên? A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm. B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới hầu như không thay đổi. C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định. D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng. Câu 21: Đông Nam Á bao gồm các nước nằm ở A. bán đảo Đông Dương và quần đảo Philippin. B. bán đảo Trung - Ấn và quần đảo Philippin. Trang 2/5 - Mã đề thi 132
  3. C. bán đảo Trung - Ấn và quần đảo Mã Lai. D. bán đảo Đông Dương và quần đảo Mã Lai. Câu 22: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của biển để đánh bắt hải sản là A. phương tiện đánh bắt còn lạc hậu. B. thời tiết trong khu vực diễn biến rất thất thường. C. các nước chưa chú trọng vào hoạt động kinh tế biển. D. môi trường biển trong khu vực bị ô nhiễm trầm trọng. Câu 23: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản đa dạng nhưng cây trồng nào sau đây là chủ yếu? A. Mía và củ cải đường. B. Lúa mì. C. Cây cao su và đậu tương. D. Lúa gạo. Câu 24: Ngành công nghiệp nào sau đây của Liên Bang Nga được xác định là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước A. luyện kim màu. B. khai thác dầu khí. C. hóa chất. D. hàng không – vũ trụ. Câu 25: Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở Liên bang Nga là A. rừng lá cứng. B. rừng taiga. C. rừng lá rộng thường xanh. D. rừng hỗn giao lá rộng và lá kim. Câu 26: Để giải quyết hết nguồn lao động nông nghiệp ở nông thôn, Trung Quốc đã có những biện pháp nào ? A. Xuất khẩu lao động. B. Chuyển dân cư lên vùng Tân Cương và Tây Tạng. C. Xây dựng và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. D. Xây dựng các thành phố vệ tinh ở nông thôn. Câu 27: Miền tây có nhiều hoang mạc rộng lớn chủ yếu là do A. diện tích lớp phủ thực vật bị tàn phá nghiêm trọng. B. có nhiều bồn địa khuất gió. C. nằm sâu trong lục địa, khí hậu khô hạn. D. nằm sâu trong lục địa. Câu 28: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Liên Bang Nga hiện nay là A. Matxcova, Vladivostok. B. Moscow, Khabarovsk. C. Saint Petersburg, Vladivostok. D. Moscow, Saint Petersburg. Câu 29: Hậu quả lớn nhất gây ra cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của một số nước Đông Nam Á là A. sa sút các ngành công nghiệp truyền thống. B. phân hóa xã hội gay gắt. C. bùng nổ các tệ nạn xã hội. D. suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Câu 30: Nhận định nào sau đây không chính xác? A. Thập niên 90 của thế kỉ XX, Liên Bang Nga rơi vào thời kì khó khăn biến động. B. Liên Bang Nga từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết. C. Liên Bang Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc. D. Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, kinh tế Liên Bang Nga phát triển mạnh thập niên 90 TK XX. Câu 31: Ranh giới phân chia hai miền tự nhiên: miền Đông và miền Tây của Trung Quốc là: A. kinh tuyến 950Đ. B. kinh tuyến 1050Đ. C. kinh tuyến 1100Đ. D. kinh tuyến 1000Đ. Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á A. dân số đông. B. trình độ khoa học kĩ thuật của dân cư cao. C. tốc độ gia tăng dân số còn cao. D. số người trong độ tuổi lao động cao. Câu 33: Cho bảng số liệu Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a (đơn vị: Tỷ đô la) Năm 2010 2015 2017 2018 Xuất khẩu 184 182 205 219 Nhập khẩu 169 179 195 230 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Trang 3/5 - Mã đề thi 132
  4. Theo bảng số liệu, cho biết năm nào sau đây In-đô-nê-xi-a nhập siêu? A. Năm 2010. B. Năm 2015. C. Năm 2007. D. Năm 2018. Câu 34: Cho biểu đồ về GDP của Philipin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 và 2016. Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu GDP của Philipin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 và 2016. B. Giá trị GDP của Philipin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 và 2016. C. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Philipin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 và 2016. D. Tốc độ tăng trưởng cơ cấu GDP của Philipin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 và 2016. Câu 35: Cho biểu đồ Trang 4/5 - Mã đề thi 132
  5. Theo biểu đồ nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi GDP năm 2018 so với năm 2010 của Mailaixia và Xingapo? A. Xingapo tăng nhiều hơn Malaixia. B. Malaixia tăng nhiều hơn Xingapo. C. Malaixia tăng nhanh hơn Xingapo. D. Xingapo tăng gấp hai lần Malaixia. Câu 36: Sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp của các nước Đông Nam Á là do A. nguồn lao động dồi dào và có tiền công lao động thấp. B. nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao. C. sự suy giảm của các cường quốc khác. D. trình độ khoa học kĩ thuật cao. ----------- HẾT ---------- Trang 5/5 - Mã đề thi 132
  6. SỞ GD&ĐT VĨNH LONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS-THPT MÔN: ĐỊA LÍ 11 TRƯNG VƯƠNG Thời gian làm bài: 60 phút (bao gồm trắc nghiệm và tự luận) ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN 2. TỰ LUẬN (1.0 điểm) -- Hãy kể tên những loài thủy hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á? -------------------------------------------------------- HẾT --------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. GIÁM THỊ Số tờ Số thứ tự HỌ VÀ TÊN: .......................................................... bài thi LỚP: ........................... SBD: .................................. ………………………….. Giám khảo 1 Giám khảo 2 Điểm và lời phê …………………………… …………………………… BÀI LÀM ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
  7. SỞ GD-ĐT VĨNH LONG TRƯỜNG THCS-THPT TRƯNG VƯƠNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2