intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đinh Châu, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đinh Châu, Điện Bàn” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đinh Châu, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD& ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ĐT ĐIỆN BÀN NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG Môn : GDCD – LỚP 7 THCS ĐINH Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) CHÂU Họ và tên: ..................... ......................... Lớp: .................... ............................ ....... PHÒNG: ........... Chữ kí GV coi k/tra Điểm (bằng số) Điểm (bằng chữ) Chữ kí GV SBD: .................. chấm Số tờ: ................. I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là A. đánh đập. B. quan tâm. C. sẻ chia. D. cảm thông. Câu 2: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì? A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. D. Tác động từ các game có tính bạo lực. Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường? A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập. C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn. D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật. Câu 4. Cách xử lí nào sau đây là đúng khi đang xảy ra bạo lực học đường? A. Tìm cách báo cho bố, mẹ, thầy cô hoặc công an biết để xử lí B. Quan sát xung quanh, tìm người hỗ trợ hoặc tìm đường thoát thân C. Đánh trả để tự vệ khi bị bạo lực, rủ người để đáp trả bằng bạo lực D. Kết bạn với những bạn tốt, không tụ tập bạn bè, chỗ đông người Câu 5. Quản lí tiền là gì? A. Là quản lí tài chính bản thân B. Là biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả C. Là quản lí thu, chi của gia đình D. Là quản lí kế hoạch tài chính cá nhân Câu 6. Hãy chọn câu trả lời đúng cho ý nghĩa của việc quản lí tiền? A. Học sinh nên tập trung vào học tập, không nên quan tâm đến tiền bạc. B. Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận. C. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều. D. Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đủ đầy. Câu 7. Để quản lí tiền hiệu quả ta cần: A. Sử dụng tiền hợp lí và biết cách thu chi trong gia đình B. Lên kế hoạch trong việc sử dụng tiền C.Sử dụng tiền hợp lí, đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền, học cách kiếm tiền phù hợp D. Lên kế hoạch sử dụng tiền hợp lí Câu 8. Đâu là biểu hiện của việc biết quản lí tiền? A. Làm được bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu B. Vay tiền để đi chơi cùng bạn bè C. Chỉ mua những thứ cần thiết.
  2. D. Thường xuyên mua sắm đồ đạc không cần thiết Câu 9: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là A. tệ nạn xã hội. B. vi phạm đạo đức. C. vi phạm quy chế. D. vi phạm pháp luật. Câu 10. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc. B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý. D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá. C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội? A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội. B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. C. Sống giản dị, lành mạnh. Giúp đỡ lẫn nhau D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái. Câu 12. Em có thể làm những việc nào sau đây để góp phần phòng chống tệ nạn xã hội? A. Không tham gia, không nghe bạn bè lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, không hút thuốc lá B. Không kết bạn rộng rãi, không giao lưu, chỉ chơi với những bạn quen thuộc với mình, C. Sống giản dị, tham gia tích cực các hoạt động tại trường, lớp, trang bị kĩ năng sống. D. Không tham gia hoạt động chung đông người, chăm chú học tập để có kết quả cao. Câu 13. Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình? A. Đi thưa về gửi. B. Lá lành đùm lá rách. C. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã. D. Lời chào cao hơn mâm cỗ. Câu 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây? A. Luật trẻ em. B. Luật lao động. C. Luật tố tụng hình sự. D. Luật Hôn nhân và gia đình. Câu 15: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ? A. Không giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà B. Làm theo lời cha mẹ bất kể đúng hay sai C. Chỉ chăm sóc khi cha mẹ già, yếu D. Kính trọng, yêu thương cha mẹ. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy nêu các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Câu 2 (2,0 điểm). Em tán thành hay không tán thành với quan điểm nào dưới đây? Giải thích vì sao? a. Nếp sống của gia đình có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. b. Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con. Câu 3 (2,0 điểm). Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng. Hoàng tự nhủ : "Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng ; với lại mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa". a. Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu em là bạn của Hoàng và biết chuyện, em sẽ làm gì để giúp bạn? ---------------------Hết------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0