intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG Năm học: 2022 - 2023 Họ và tên: …………………………………… Môn: GDCD 9 Lớp: …… SBD............ Thời gian làm bài: Chữ kí của giám thị Điểm bài thi Chữ kí của giám khảo A. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D trước mỗi phương án em cho là đúng. Câu 1. Những người nào sau đây có quan hệ phạm vi ba đời? A. Cha mẹ, anh chị em ruột, cháu chắt. B. Cha mẹ, anh chị em ruột,anh chị em con chú, con bác. C. Cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em con cậu, con cô. D. Cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì. Câu 2. Tảo hôn có nghĩa là ? A. Kết hôn trước tuổi qui định. B. Kết hôn nhiều lần. C. Kết hôn quá tuổi qui định. D. Những người đã ly hôn kết hôn lại với nhau. Câu 3. Nói “kinh doanh là quyền tự do của mỗi công dân có nghĩa là công dân có quyền kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào tùy thích không cần ai cho phép”, câu này là ? A Đúng. B. Sai. Câu 4. Theo Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2003 qui định mặt hàng nào được miễn thuế? A. Rượu từ 40 độ trở lên. B. Sản xuất nước sạch, thuốc chữa bệnh. C. Sản xuất sách, báo, đồ dùng dạy học. D. Nông sản chưa qua chế biến, sản xuất muối. Câu 5. Người nào sau đây được xem là người sử dụng lao động? A. Làm việc trong cơ quan nhà nước. B. Mở quán ăn tại nhà. C. Đi xuất khẩu lao động. D. Mở xưởng có thuê mướn nhân công. Câu 6. Thuế có nguồn gốc từ đâu? A. Ngân sách Nhà nước. B. Lương của công nhân viên chức nhà nước. C. Từ nguồn viện trợ của nuớc ngoài. D. Là một phần thu nhập của công dân và cá tổ chức kinh tế… B. TỰ LUẬN: Câu 1: (4đ). Lao động là gì? Nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân có nghĩa là như thế nào? Trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động? Câu 2: (3đ). Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân là gì? Nêu những hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? BÀI LÀM
  2. Đáp án và biểu điểm A/ .TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A B C D D A. TỰ LUẬN: (7 Điểm) Câu 1: - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 0,5đ - Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 0,5đ Nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân vì: - Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhâp cho bản thân và gia đình. 1đ - Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 0,5đ - Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân. 0,5đ Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động. - Tuyên truyền,vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 0,5đ - Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái, trái pháp luật trong viêc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động. 0,5đ Câu 2: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền: - Tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội. 0,5đ - Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước, của xã hội. 0,5đ Các hình thức tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Tham gia trực tiếp: Trực tiếp tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước. 1đ - Tham gia gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. 1đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2