intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GD - ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN: HÓA HỌC 12 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ............. Mã đề 122 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1. Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên: A. cho nước cứng tác dụng với dung dịch muối ăn bão hòa. B. cho nước cứng tác dụng với dung dịch HCl dư sau đó đun sôi kĩ dung dịch để đuổi khí. C. đun nóng, để lắng, lọc cặn. D. để lắng, lọc cặn. Câu 2. Trong các kim loại sau, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Ca. B. Ba. C. Mg. D. Be. Câu 3. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. NaCl. B. NaOH. C. Na2SO4. D. NaNO3. Câu 4. Kim loại nào sau đây tác dụng với axit HCl và khí Clo không cho cùng loại muối clorua kim loại? A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 5. Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO 3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là A. 76,70%. B. 53,85%. C. 51,72%. D. 56,36%. 2+ Câu 6. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe ? A. [Ar]3d4. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d5. D. [Ar]3d3. Câu 7. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3 thấy có A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. B. kết tủa trắng xuất hiện. C. bọt khí bay ra. D. bọt khí và kết tủa trắng. Câu 8. Cho 7,8g hỗn hợp Mg và Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7g. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là A. 0,6 mol. B. 0,8 mol. C. 0,7 mol. D. 0,5 mol. Câu 9. Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là A. Fe2O3; 65%. B. Fe3O4; 75%. C. Fe2O3; 75%. D. FeO; 75%. Câu 10. Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 0,64. B. 2,16. C. 2,80. D. 4,08. Câu 11. Cho sắt dư lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, AlCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc nóng. Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (II) là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 12. Cho khí CO dư khử hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe3O4và CuO thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại . Khí thoát ra cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 5 gam kết tủa. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là A. 3,12 gam. B. 3,21 gam. C. 3,23 gam. D. 3,22 gam. Câu 13. X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là A. Al. B. Cu. C. Ag. D. Fe. Câu 14. Cho các chất sau: (1) Cl2, (2) I2, (3) HNO3 loãng, (4)H2SO4 đặc, nguội. Khi cho Fe tác dụng với chất nào trong số các chất trên (dư) đều tạo được hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa +3? A. (1), (2). B. (1), (3), (4). C. (1), (3), D. (1), (2), (3). Câu 15. Dãy các kim loại nào sau đây đều tan được trong nước: A. K; Ba; Al; Li. B. Na; Mg; Ca; Rb. Mã đề 122 Trang 1/3
  2. C. Li; K; Cs; Ba. D. Na; K; Be; Ba. Câu 16. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Na và Fe. B. Al và Mg. C. Mg và Zn. D. Cu và Ag. Câu 17. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân AgNO3. (b) Nung FeS2 trong không khí. (c) Nhiệt phân KNO3. d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư). (e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư). (h) Nung Ag2S trong không khí. (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư). Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 18. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + e) bằng A. 33. B. 23. C. 36. D. 18. Câu 19. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml ddịch hỗn hợp HNO 3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam chất rắn, Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 trong các phản ứng. Giá trị của m là A. 34,10. B. 28,70. C. 29,24. D. 30,05. Câu 20. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 5. B. 7. C. 6. D. 4. Câu 21. Không thể điều chế trực tiếp FeCl3 trong phòng thí nghiệm bằng cách thực hiện phản ứng. A. Fe2O3 + HCl. B. FeCl2 + Cl2. C. Fe + HCl. D. Fe + Cl2. Câu 22. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch A. NaCl, H2SO4. B. KCl, NaNO3. C. NaOH, HCl. D. Na2SO4, KOH. Câu 23. Điện phân muối clorua của kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là A. LiCl. B. KCl. C. NaCl. D. RbCl. . Câu 24. Sắt có thể phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. CuSO4. B. NaOH. C. FeCl2. D. H2SO4 đặc, nguội. Câu 25. Phương trình phản ứng nào sau đây chứng minh tính bazơ của natri hydrocacbonat ? A. NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2. B. NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O. C. Na2CO3 + H2O+ CO2 2NaHCO3. D. 2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2. Câu 26. Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A 1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C 1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa: A. 1 đơn chất và 2 hợp chất. B. 2 đơn chất và 2 hợp chất. C. 3 đơn chất. D. 2 đơn chất và 1 hợp chất. 2+ Câu 27. Cấu hình electron của ion Mg (Z = 12) là A. 1s2 2s22p6 3s3. B. 1s2 2s22p6 3s2. 2 2 6 C. 1s 2s 2p . D. 1s2 2s12p6. Câu 28. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa 2 kim loại kiềm vào nước thu được dung dịch A và 336ml H2 (ở đktc). Cho 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,02M và H2SO4 0,01M vào A thu được 1 lít dung dịch B. pH của dung dịch B là: A. 2. B. 13. C. 12. D. 1. Câu 29. Cho 0,1 mol hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 9g. B. 10g. C. 11g. D. 8g. Câu 30. Khi điện phân Al2O3 nóng chảy, thì A. ở catot, nguyên tử Al bị khử. B. ở catot, ion Al3+ bị khử . Mã đề 122 Trang 1/3
  3. C. ở anot, nguyên tử Al bị oxi hoá . D. ở anot, ion Al3+ bị oxi hoá. ------ HẾT ------ Mã đề 122 Trang 1/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2