intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân ” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GDĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: HÓA HỌC - Lớp 12 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Mã đề 132 Họ và tên học sinh:…………………………………... SBD:…………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Cu = 64; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Mg = 24. I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Crom không phản ứng với chất nào sau đây? A. Dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng B. Dung dịch HNO3 đặc, đun nóng C. Dung dịch NaOH đặc, đun nóng D. Dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng Câu 2: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. Pirit B. Hematit C. Manhetit D. Xiđerit Câu 3: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 4: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Mg. B. Al. C. Li. D. Ca. Câu 5: Khi điện phân hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3; HNO3 thì thứ tự xảy ra sự khử của những ion là? A. Ag+; Cu2+; H+ B. Ag+; H+; Cu2+ C. Cu2+; Ag+; H+ D. Cu2+; H+; Ag+ Câu 6: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. điện phân dung dịch CaCl2. B. nhiệt phân CaCl2. C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. D. điện phân CaCl2 nóng chảy. Câu 7: Hai kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn. Câu 8: Khi cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl (dư) thể tích H 2 sinh ra là 2,24 lít (ở đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là A. 2,8 gam B. 3,2 gam C. 6,4 gam D. 5,6 gam Câu 9: Cho dãy các kim loại: Fe, K, Mg, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử mạnh nhất là A. Fe. B. Ag. C. K. D. Mg. Câu 10: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe (Z = 26)? A. [Ar]3d8. B. [Ar] 4s23d6. C. [Ar]3d64s2. D. [Ar]3d74s1. Câu 11: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là A. 8. B. 14. C. 12. D. 16. Câu 12: Cho các chất: Na2O, CuO, Al(OH)3, Al2O3. Số chất lưỡng tính là A. 4. B. 2. C. 1 D. 3. Câu 13: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch A. NaNO3. B. K2SO4. C. KNO3. D. NaOH. Trang 1/3 - Mã đề 132
  2. Câu 14: Cho m gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Na vào nước dư thu được 4,48 lít H 2 (đktc) và còn dư 10 gam chất rắn. Giá trị m là A. 12,7. B. 25. C. 19,2. D. 15. Câu 15: Dãy gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là A. Fe, Al. B. Pb, Ag. C. Cu, Fe. D. Zn, Mg. Câu 16: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là A. H2. B. CO. C. Al. D. Cu. Câu 17: Cho phản ứng nhiệt nhôm: aAl + bFe 3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là A. 25. B. 24. C. 26. D. 27. Câu 18: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. Cr(OH)2 B. Cr2O3 C. Cr(OH)3 D. Al2O3 Câu 19: Công thức của oxit kim loại M thuộc nhóm IIA là A. MO. B. M2O. C. MO2. D. M2O3 Câu 20: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là A. Fe(OH)3. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. Fe2O3. Câu 21: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hoá crom đến mức oxi hoá nào sau đây? A. +2 B. +3 C. +4 D. +6 Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội. B. Nhôm có khả năng tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ. C. Nhôm có khả năng tác dụng được với nước ở điều kiện thường. D. Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn đồng. Câu 23: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là A. Fe + dung dịch HCl. B. Cu + dung dịch FeCl2. C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl3. Câu 24: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Li, K, Ba B. Zn, Na, Ba C. Fe, K, Ca D. Be, Na, Ca Câu 25: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là: A. CO và CO2. B. SO2 và NO2. C. CH4 và NH3. D. CO và CH4. Câu 26: Cấu hình electron lớp ngoài cùng nào ứng với kim loại kiềm? A. ns2np5 B. ns2np2 C. ns2np1 D. ns1 Câu 27: Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương? A. Kẽm. B. Canxi. C. Photpho. D. Sắt. Câu 28: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Trang 2/3 - Mã đề 132
  3. Câu 1 (1,0 điểm): Hãy hoàn thành phương trình phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có). a) Na + H2O b) Ba + Cl2 c) Al + HCl d) Al + NaOH + H2O Câu 2 (1,0 điểm): Hoà tan m gam Mg trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Viết phương trình phản ứng và tính m? Câu 3 (0,5 điểm): Hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: NaOH, HCl, FeCl 2 bằng phương pháp hóa học. Câu 4 (0,5 điểm): Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 10 gam Fe 2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được m gam hổn hợp X gồm 3 oxit sắt. Cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 0,5M (vừa đủ) thu được dd Y và 1,12 lít NO (đktc) duy nhất. Tính thể tích CO đã dùng (đktc) và m. ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2