intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 2, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA CUỐI HK2 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp: ................... Mã đề 123 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. Câu 1: Cho phương trình hóa học phản ứng oxi hóa hợp chất Fe(II) bằng oxi không khí: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 Kết luận nào sau đây là đúng? A. Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá. B. O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá. C. Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá. D. Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá. Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Điện phân MgCl2 nóng chảy; (b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư; (c) Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3; (d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư; (e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl3. B. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl2. C. Cu có khả năng tan trong dung dịch PbCl2. D. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3. Câu 4: Hòa tan 30 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 13,2. B. 16,8. C. 25,2. D. 4,8. Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra sự ăn mòn điện hóa học? A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch HNO3 loãng. B. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl. C. Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4. D. Đốt dây Mg trong bình đựng khí O2. Câu 6: Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion A. K+; Na+; CO32− ; HCO3− . B. Mg2+; Ca2+; HCO3− . C. Mg2+; Ca2+; SO42− . D. Mg2+; Na+; HCO3− . Câu 7: Nhúng thanh kim loại Fe vào các dung dịch sau: FeCl 3; CuCl2; H2SO4 (loãng) + CuSO4; H2SO4 loãng; AgNO3. Số trường hợp thanh kim loại sắt tan theo cơ chế ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 8: Điện phân dung dịch có màng ngăn xốp hỗn hợp CuSO 4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan Trang 1/3 - Mã đề 123
  2. trong dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 8686. B. 2023. C. 6776. D. 7766. Câu 9: Ở điều kiện thích hợp, kim loại sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo thành muối sắt (II)? A. AgNO3. B. HNO3 loãng. C. Cl2. D. S. Câu 10: Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. H2SO4 loãng, nguội. C. HCl. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng: Al2 (SO 4 )3 X Y Al Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây? A. Al(OH)3 và Al2O3. B. Al(OH)3 và NaAlO2. C. NaAlO2 và Al(OH)3. D. Al2O3 và Al(OH)3. Câu 12: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl 3, thu được kết tủa keo trắng. Chất X là A. KOH. B. NH3. C. NaOH. D. HCl. Câu 13: Cho 19,04 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe 3O4 và FeCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y và 2,016 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H 2 là 15. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 dư, thu được 92,27 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 2,8 lít hỗn hợp khí gồm CO 2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12,86. B. 12,88. C. 12,82. D. 12,84. Câu 14: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là: A. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3. C. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, NaOH, Na2CO3. Câu 15: Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa? A. HCl. B. Na2CO3. C. NaOH. D. Na2SO4. Câu 16: Cho các phản ứng sau: (a) Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4. (b) Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. (c) Fe tác dụng với dung dịch HCl. (d) FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư). Số phản ứng tạo ra muối sắt(III) là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 17: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch HCl là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 18: Tên của quặng chứa FeCO3 là A. Xiđerit. B. Pirit. C. Hemantit. D. Manhetit. Câu 19: Dùng khí CO (vừa đủ) để khử 1,2 gam hỗn hợp CuO và Fe 2O3 thu được 0,88 gam hỗn hợp hai kim loại. Tính thể tích CO2 (đktc) thu được sau phản ứng là A. 0,448 lít. B. 0,336 lít. C. 0,224 lít. D. 0,112 lít. Câu 20: Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.12H2O được gọi là phèn chua nếu M là kim loại nào? A. Na. B. Ag. C. K. D. Li. Câu 21: Cho hỗn hợp bột gồm Al, Cu vào dung dịch chứa AgNO 3 và Fe(NO3)3 sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y chứa 3 muối. Các cation trong dung dịch Y là: Trang 2/3 - Mã đề 123
  3. A. Al3+, Fe3+, Cu2+. B. Fe3+, Ag+, Cu2+. C. Al3+, Fe3+, Fe2+. D. Al3+, Fe2+, Cu2+. Câu 22: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ có màng ngăn), ở cực âm (catot) xảy ra A. sự oxi hoá phân tử H2O. B. sự khử phân tử H2O. + C. sự khử cation Na . D. sự oxi hoá cation Na+. Câu 23: Dãy ion được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là A. Ag+, Fe3+, H+, Cu2+, Fe2+, Zn2+. B. Zn2+, Fe2+, H+, Cu2+, Fe3+, Ag+. C. Fe3+, Ag+, Fe2+, H+, Cu2+, Zn2+. D. Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+, Zn2+. Câu 24: Dẫn 1,456 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và Ca(OH) 2 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 6,5 gam. B. 2,5 gam. C. 2,0 gam. D. 1,5 gam. Câu 25: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K, Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 26: Cho hỗn hợp gồm 0,27 gam Al và 0,84 gam Fe vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO 3)2 0,1M và AgNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 4,96. B. 3,44. C. 5,44. D. 5,06. Câu 27: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Mg, Zn, Cu. B. Fe, Cu, Ag. C. Ba, Ag, Au. D. Al, Fe, Cr. Câu 28: Sắt ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của ion Fe3+ là A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]4s13d4. D. [Ar]4s23d3. Câu 29: Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là A. Pb. B. W. C. Cr. D. Os. Câu 30: Chất nào sau đây còn được gọi là vôi tôi? A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. Ca(OH)2. D. CaO. ------ HẾT ------ Ghi chú: 1) Học sinh không được dùng bảng tuần hoàn! 2) Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm! Trang 3/3 - Mã đề 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2