intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mỹ Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mỹ Đức”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Mỹ Đức

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 MÔN KHTN 6 (Thời gian làm bài 90 phút) I. Khung ma trận 1. Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì II 2. Thời gian làm bài: 90 phút. 3. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). 4. Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi), mỗi câu 0,2 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm gồm 4 câu. 5. Chi tiết khung ma trận
  2. KHUNG MA TRẬN MỨC ĐỘ Tổng số Chủ đề Điểm số ĐÁNH ý/câu GIÁ Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đa dạng 1 thế giới 3 2 1 5 3.0 (2 đ) sống Lực 3 2 1(2đ) 1 5 3.0 ( 15 tiết) Năng lượng 2 3 1 điểm 1 5 2.0 (10 tiết) Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt 1 2 3 1 5 2,0 Trăng, hệ ( 1 đ) Mặt Trời và Ngân Hà (4 tiết) Tổng số 4 20 ý/câu Điểm số 6 4 Tổng số 10 điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm
  3. II. BẢN ĐẶC TẢ
  4. Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TL TN (Số T ( (câu) (câu) ý) Phần 1: Đa dạng thế giới sống Nội dung A: Đa dạng thực vật và vai trò của thực vật, thực hành phân chia (8 tiết) Đơn vị Nhận biết – Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, nhận biết được C 1. kiến thức các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); 1: Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật Đa dạng có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, thực vật có hoa (Hạt kín). và vai trò - Nêu được các vai trò của thực vật trong đời sống và của thực trong tự nhiên. vật, thực Thông hiểu – Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống C2. hành và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ phân môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, chia trồng cây gây rừng, ...). nhóm - Phân biệt được các đại diện thuộc các nhóm thực vật thực vật Vận dụng – Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. Vận dụng cao NỘI DỤNG B: Đa dạng động vật (10 tiết) Đơn vị Nhận biết – Nhận biết được các nhóm động vật không xương 21 C3 kiến thức sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu 2: vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân
  5. Đa dạng mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển động vật hình. – Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. – Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống. Thông hiểu – Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. – Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên. Vận dụng Vận dụng cao NỘI DỤNG C: Đa dạng sinh học ( 2 tiết) Đơn vị Nhận biết – Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự 1 C4;5 kiến thức nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ 3: ở, bảo vệ môi trường,...). Đa dạng Thông hiểu – Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học. sinh học Vận dụng Vận dụng cao NỘI DỤNG D: Thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên ( 4 tiết) Đơn vị Nhận biết – Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên kiến thức (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi 4: trường, làm thức ăn cho động vật, ...). Thực Thông hiểu – Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật
  6. hành tìm ngoài thiên nhiên. hiểu sinh Vận dụng – Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính thiên lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra nhiên kết luận. – Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. Vận dụng cao – Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). – Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. NỘI DỤNG E: Lực (15 tiết) Nhận biết – Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối C6;7;8 Đơn vị tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối kiến thức tượng) chịu tác dụng của lực; 5: – Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật Lực (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; – Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ. – Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng. Thông hiểu – Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự C9;10 kéo. – Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật. - Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc. - Lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc. Vận dụng – Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm 1 C22 đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng
  7. của sự kéo hoặc đẩy. - Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại. Vận dụng cao – Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo). NỘI DỤNG F: Năng lượng Nhận biết – Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra C11;12. nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. – Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn. – Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ. – Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. Thông hiểu – Phân loại được năng lượng theo tiêu chí. C13;14;15. Vận dụng – Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. – Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. Vận dụng cao – Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng 1 C24 trong các hoạt động hằng ngày NỘI DỤNG H: Trái đất và bầu trời Nhận biết – Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; C16;17. Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Thông hiểu – Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ 1 C23 C18;19; 20. Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. – Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu
  8. được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau. Vận dụng – Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà. Vận dụng cao – Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC Môn: Khoa học tự nhiên 6. Thời gian: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Em hãy chọn chữ cái chỉ đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu? A. Trên đỉnh ngọn. C. Mặt trên của lá. B. Trong kẽ lá. D. Mặt dưới của lá. Câu 2: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là? A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế. C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế. Câu 3: Loài chim nào dưới đây thuộc nhóm chim chạy? A. Đà điểu . B. Chào mào. C. Chim cánh cụt. D. Đại bàng. Câu 4: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học? A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng. B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ. C. Săn bắt động vật quý hiếm. D. Bảo tồn động vật hoang dã. Câu 5: Cho các vai trò sau: (1) Cung cấp lương thực, thực phẩm. (2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận. (3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người. (4) Cung cấp giống cây trồng, vật liệu xây dựng, dược liệu quý.
  9. (5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người. Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người? A. (1),(2) ,(3). B.(2),(3),(5). C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5). Câu 6: Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị đo lực là A. Niutơn ( N). B. Kilôgam ( Kg). C. Mét ( m). D. Lít ( l). Câu 7: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc? A. Bạn An đang xé dán môn thủ công. B. Trái táo rơi xuống đất. C. Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi. D. Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho. Câu 8: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe. B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. Câu 9: Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc? A. đẩy nhau, lực tiếp xúc. B. hút nhau, lực tiếp xúc. C. đẩy nhau, lực không tiếp xúc. D. hút nhau, lực không tiếp xúc. Câu 10: Chọn câu không đúng A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi. B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó. C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó. D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó. Câu 11: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng? A. làm cho vật nóng lên. B. truyền được âm C. phản chiếu được ánh sáng. D. làm cho vật chuyển động Câu 12:Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng mặt trời B. Năng lượng dầu mỏ. C. Năng lượng khí hóa lỏng. D. Năng lượng than đá. Câu 13 :   Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy tính nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?
  10. A. Quang năng – có ích. B. Quang năng – hao phí. C. Nhiệt năng- ích ích. D. Nhiệt năng – hao phí. Câu 14: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đối điện năng thành nhiệt năng? A. Máy quạt. B. Bàn là điện. C. Máy khoan. D. Máy bơm nước. Câu 15: Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào? A. nhóm năng lượng lưu trữ. B. nhóm năng lượng gắn với chuyển động. C. nhóm năng lượng nhiệt . D. nhóm năng lượng âm. Câu 16: Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm? A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất. B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời. C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn. D. Núi cao che khuất Mặt Trời. Câu 17: Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào? A. Ban ngày. B. Ban đêm. C. Giữa trưa. D. Nửa đêm. Câu 18: Trong các lực em đã học, lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? A. Lực đẩy. B. Lực hấp dẫn. C. Lực ma sát. D. Lực kéo. Câu 19: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời? A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó. B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó. C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó. D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó. Câu 20: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng? A. Cơ năng B. Điện năng C. Hóa năng D. Quang năng Phần 2. Tự luận (6,0 điểm) Câu 21 (2,0đ).Nêu đặc điểm cơ thể của các nhóm động vật có xương sống. Câu 22 (2,0đ) : a) Một vật nặng có khối lượng 300 gam được treo vào một sợi dây. Vật này chịu tác dụng của những lực nào? Biểu diễn các lực đó theo tỉ lệ xích 1N tương ứng với 1cm.
  11. b) Hãy tính khối lượng của vật trong các trường hợp sau: - Lực hút của trái đất tác dụng lên cái bàn học là 300N. - Lực hút của trái đất tác dụng lên chiếc máy tính là 15N. Câu 23 (1,0đ). Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau: a) Trong số các vị trí M,N,P,Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao? b) Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao? c) Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao? Câu 24 (1,0đ) : Bạn An có thói quen bật tất cả các bóng đèn mắc trong phòng có từ hệ thống điện lưới quốc gia, mặc dù phòng của bạn có rất nhiều cửa để lấy ánh sáng tự nhiên. Theo em việc làm trên của bạn đúng hay sai vì sao? Em hãy tư vấn giúp bạn một số biện pháp vừa duy trì được thói quen của bạn vừa tiết kiệm được điện năng của gia đình.
  12. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC Môn: Khoa học tự nhiên 6. Thời gian: 90 phút Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C A D C A B B C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A D B A C B B D B Phần II. Tự luận: Câu Đáp án Biểu điểm
  13. 21 Nhóm ĐV có Đặc điểm xương sống Cá Thích nghi với đời sổng hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây, hô hấp 0,4 bằng mang, đẻ trứng, thụ tinh ngoài. Lưỡng cư Sống vừa ở nước, vừa ở cạn; da trần và luôn ẩm ướt; chân có màng bơi; có đuôi hoặc không có đuôi; một sổ lưỡng cư thiếu chân, đẻ trứng, thụ tinh 0,4 ngoài. Bò sát Thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một số loài như cá sấu, rắn nước, rùa); 0,4 da khô và có vảy sừng bao bọc cơ thể, đẻ trứng, thụ tinh trong. Chim Là nhóm động vật mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh; có mỏ sừng; đặc điểm cơ thể thích nghi với các điểu kiện môi trường khác 0,4 nhau; có khả năng bay, chạy hoặc bơi, đẻ trứng, thụ tinh trong. Thú Tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất; có lông mao bao phủ; răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Phẩn lớn thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. 0,4 22. a)+ Các lực tác dụng vào sợi dây là: Lực căng của sợi dây và trọng lực 0.25 + Ta có: m= 300g = 0,3 kg => Trọng lượng của vật là P = 10.0,3=3N 0.25 + Biểu diễn lực: 0,5 F 1N =1cm P b) Khối lượng của cái bàn học khi chịu lực tác dụng của trọng lực
  14. 3000N là 0,5 Khối lượng của cái bàn học khi chịu lực tác dụng của trọng lực 3000N là 0,5 23. - a) Ở các vị trí P, Q đang là ban ngày vì các vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng. 0,25 Ở các vị trí M và N đang là ban đêm vì các vị trí này lúc đó không được Mặt Trời chiếu sáng. 0,25 b) Trong hai vị trí M và N, người đứng ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước. Vì khi Trái Đất quay quanh trục theo chiếu từ tây sang đông, 0,25 ánh sáng mặt trời sẽ chiếu tới N trước khi chiếu tới M. c) Trong hai vị trí P và Q, người đứng ở vị trí Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước. Vì khi Trái Đất quay quanh trục theo chiếu từ tây sang đông, 0,25 ánh sáng mặt trời chiếu tới Q sẽ khuất trước so với ánh sáng mặt trời chiếu tới P. 24. - Các việc làm của bạn An là sai vì: + Làm tiêu hao năng lượng điện không cần thiết khi căn phòng đã ánh 0,25 sang tự nhiên. + Gây tốn kém tiền bạc của gia đình. 0,25 - Tư vấn giúp bạn: 0,25 + Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: Lắp bóng đèn chạy bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió. 0,25 + Sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện năng. XÁC NHẬN CỦA TỔ XÁC NHẬN CỦA BGH NHÓM KHTN 6 CHUYÊN MÔN 1. Bùi Thị Quyên 2. Trần Thị Thu Hà 3. Bùi Ngọc Quỳnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2