intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP.Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP.Tam Kỳ’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP.Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NH: 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN:KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP : 6. Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (5,0đ) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? A. Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. B. Cung cấp thức ăn cho con người. C. Dùng làm thuốc. D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. Câu 2. Ngành thực vật Hạt kín ưu thế nhất trong các ngành thực vật vì: A. Chúng có hệ mạch dẫn phát triển. B. Đã có hoa, hạt được bảo vệ trong quả. C. Là thực vật sống trên cạn. D. Đã có rễ chính thức. Câu 3. Ý nào sau đây không đúng về tác hại của động vật? A. Giun sán kí sinh gây bệnh cho người và động vật. B. Vật chủ trung gian truyền bệnh cho người như muỗi, ốc. C. Một số loài động vật tiêu diệt các sinh vật gây hại giúp bảo vệ mùa màng. D. Ốc bưu vàng gây hại cho cây trồng. Câu 4. Ngành thực vật sinh sản bằng bào tử là: A. Hạt kín, Hạt trần. B. Hạt trần, Dương xỉ. C. Dương xỉ, Hạt kín. D. Rêu, Dương xỉ. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây của lớp Bò sát? A. Hô hấp bằng phổi, vảy sừng che phủ. B. Lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh. C. Thân hình thoi, hô hấp bằng mang. D. Đẻ con, nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú. Câu 6. Vai trò của động vật đối với con người là: A. Duy trì trạng thái cân bằng về số lượng loài. B. Có khả năng cải tạo đất. C. Sử dụng để làm dược phẩm. D. Giúp cây thụ phấn và phát tán hạt cây. Câu 7. Chon từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( …..) Không có thực vật thì Trái đất sẽ không có sự sống vì thực vật quang hợp để tổng hợp….(1)…. là nguồn thức ăn của con người và động vật, cung cấp …(2)….cho sự hô hấp của các sinh vật. A. (1) Chất hữu cơ, (2) oxygen. B. (1) Chất hữu cơ, (2) carbon dioxide C. (1) Oxygen, (2) carbon dioxide. D. (1) Carbon dioxide, (2) oxygen Câu 8. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây ra? A. Trùng sốt rét. B. Amip lị. C. Muỗi Anophen. D. Trùng roi. Câu 9. Khối lượng của một vật là: A. số đo lượng chất. B. số đo lượng chất của vật đó. C. sức nặng của vật. D. sức chứa của vật đó.
  2. Câu 10. Trọng lượng được ký hiệu chữ: A. N. B. kg. C. P. D. m Câu 11. Vì sao đi lại dưới nước thì khó hơn so với đi lại trên bờ? A. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. B. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. D. Vì nước có lực hút rất mạnh. Câu 12. Câu nào sau đây nói về tác dụng của lực ma sát là đúng? A. Lực ma sát không có tác dụng cản trở chuyển động. B. Lực ma sát chỉ có tác dụng thúc đẩy chuyển động. C. Lực ma sát chỉ có tác dụng thúc đẩy chuyển động hoặc giữ vật đứng yên. D. Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động. Câu 13. Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm: A. Nguồn năng lượng Mặt Trời và nước. B. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo. C. Nguồn năng lượng hữu ích và nguồn năng lượng không tái tạo. D. Nguồn năng lượng hao phí và nguồn năng lượng tái tạo. Câu 14. Mọi vật chuyển động đều có dạng năng lượng nào sau đây? A. Thế năng hấp dẫn. C. Năng lượng điện. B. Năng lượng hóa học. D. Động năng. Câu 15. Câu nào sau đây đúng? Một quả bóng đang rơi xuống thì A. động năng chuyển hóa thành thế năng. C. thế năng chuyển hóa thành động năng. B. điện năng chuyển hóa thành thế năng. D. thế năng chuyển hóa thành điện năng. Câu 16. Trường hợp nào sau đây có xuất hiện lực ma sát trượt? A. Trượt patin. C. Hộp bút nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng. B. Lau sàn nhà. D. Hộp bút nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. II. TỰ LUẬN (5,0 đ) Câu 17. (1đ) Trình bày đặc điểm của ngành thực vật Hạt trần. Câu 18. (1đ) Cho các loài động vật sau: Thủy tức, giun đất, mực, châu chấu. Chúng được xếp vào ngành động vật nào? Câu 19. (1đ) Lọc là gì? Chiết là gì? Câu 20.(1đ) Giải thích chuyển động của Mặt trời nhìn từ Trái Đất? Câu 21.(1đ) Tại sao cần tiết kiệm năng lượng? Em hãy nêu những việc làm cụ thể ở lớp học để tiết kiệm năng lượng? Câu 22. (1đ) Một máy sấy tóc đang hoạt động. Em hãy cho biết: a/ Điện năng được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? b/ Năng lượng nào là hữu ích, năng lượng nào là hao phí? (Hết)
  3. PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NH: 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP : 6. Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 đ) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Nấm có vai trò gì đối với đời sống con người? A. Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật. C. Làm sạch môi trường. D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. Câu 2. Ngành thực vật Hạt kín ưu thế nhất trong các ngành thực vật vì: A. Chúng có hệ mạch dẫn phát triển. B. Đã có rễ chính thức. C. Là thực vật sống trên cạn. D. Đã có hoa, hạt được bảo vệ trong quả. Câu 3. Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người? A. Chim bồ câu, ếch. B. Muỗi, ốc. C. Rắn, cá heo. D. Hươu cao cổ, đà điểu. Câu 4. Ngành thực vật nào đã có hoa? A. Hạt kín. B. Hạt trần. C. Dương xỉ. D. Rêu. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây của ngành Chân khớp? A. Cơ thể hình trụ, phần lớn kích thước bé. B. Cơ thể phân đốt, sống môi trường ẩm ướt. C. Cơ thể đối xứng tỏa tròn. D. Phần phụ phân đốt, nối với nhau bằng khớp động. Câu 6. Vai trò của động vật với tự nhiên là: A. Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống. B. Có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức. C. Giúp con người bảo vệ mùa màng. D. Giúp thụ phấn và phát tán hạt cây. Câu 7. Không có thực vật thì Trái đất sẽ không có sự sống vì thực vật: A. Góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí. B. Cung cấp chất hữu cơ và carbon dioxide cho sự hô hấp của con người, động vật. C. Cung cấp chất hữu cơ và oxygen cho sự hô hấp của con người, động vật. D. Bảo vệ đất và nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai. Câu 8. Bệnh sốt rét do tác nhân nào gây ra? A. Trùng sốt rét. B. Amip lị. C. Muỗi Anophen. D. Trùng roi. Câu 9. Đơn vị của trọng lựơng là : A.kilogam (kg). B. niuton (N) C. lít (l). D.mét (m) Câu 10. Nội dung nào phù hợp với khối lượng? A. Đơn vị là niutơn B. Đo bằng cân C. Đo bằng lực kế D. Có phương và chiều. Câu 11.Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích? A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng. B. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn. C. Người công nhân đẩy thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả. D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.
  4. Câu 12. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi: A. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh. B. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng. C. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. D. xe đạp đang xuống dốc. Câu 13.Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước? A. Vì khi đi dưới nước chịu lực cản của nước và không khí. B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn. D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên. Câu 14.Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng? A. Làm cho vật nóng lên B.Phản chiếu được ánh sáng C. Truyền được âm D. Làm cho vật chuyển động Câu 15.Cánh quạt điện đang quay điện năng đã được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? A. Điện năng B. Động năng C. Hóa năng D. Quang năng Câu 16. Đàn đang được gãy có dạng năng lượng nào? A.Năng lượng âm B. Nhiệt năng C. Thế năng D. Hoá năng II. TỰ LUẬN (5,0 đ) Câu 17. (1đ) Trình bày đặc điểm của ngành thực vật Hạt kín. Câu 18. (1đ) Cho các loài động vật sau: Cá voi, chim bồ câu, thằn lằn, ếch đồng. Chúng được xếp vào lớp động vật nào? Câu 19. (1đ) Lọc là gì? Chiết là gì? Câu 20. Giải thích chuyển động của Mặt trời nhìn từ Trái Đất (1đ) Câu 21.Tại sao cần tiết kiệm năng lượng? Em hãy nêu những việc làm cụ thể để tiết kiệm năng lượng ở lớp học, trường học? (1đ) Câu 22. Ti vi đang hoạt động điện năng được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? Cho biết năng lượng nào hữu ích, năng lượng nào hao phí? (1) (Hết)
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6 ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: 2 điểm (Mỗi câu ghi 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B C D A C A B Câu 9 10 11 12 13 14 15 15 Đáp án B C C D B D C B II. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu Hướng dẫn chấm Điểm Ghi chú 17 - - Đặc điểm của ngành thực vật Hạt trần: (1 đ) - + Thực vật có mạch dẫn. Đại diện: Cây thông… 0,25 đ - + Hệ mạch dẫn phát triển. 0,25 đ - + Chưa có hoa, quả. 0,25 đ - + Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở. 0,25 đ 18 -Sắp xếp những sinh vật trên vào các ngành động vật: (1 đ) + Ngành Ruột khoang: Thủy tức 0,25 đ + Ngành Giun đốt: Giun đất 0,25 đ + Ngành Thân mềm: Mực 0,25 đ + Ngành Chân khớp: Châu chấu 0,25 đ 19 - Lọc là tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng. 0,5 đ (1 đ) - Chiết là tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau. 0,5 đ 20 Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ tây sang đông nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh 0,5đ (1 đ) Trái Đất từ đông sang tây. 0,5đ Tại vì tiết kiệm năng lượng giúp: Nếu HS ghi thêm - Tiết kiệm chi phí. 0,25đ các ý khác mà 21 - Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo. đúng vẫn cho - Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường. 0,25đ (1 đ) điểm tối đa, nếu HS nêu đúng 2 việc làm phù hợp 0,5đ sai -0,25đ a/ Máy sấy tóc đang hoạt động a/ HS chỉ ghi Điện năng chuyển hóa thành: động năng, nhiệt năng, năng lượng âm đúng một dạng 0, 5đ năng lượng: 22 b/ - Năng lượng hữu ích: động năng, nhiệt năng. 0,25đ 0,25đ. (1 đ) - Năng lượng hao phí: Nhiệt năng, năng lượng âm. 0,25đ b/ Ghi đúng 2 dạng năng lượng: 0,25đ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN- LỚP 6 ĐỀ 2
  6. I. TRẮC NGHIỆM: 2 điểm ( Mỗi câu ghi 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA A D B A D D C A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA B B A C B A B A II. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu Hướng dẫn chấm Điểm 17 - - Đặc điểm của ngành thực vật Hạt kín: (1 đ) - + Thực vật có mạch dẫn. 0,25 đ - + Đại diện: Cây cam… 0,25 đ - + Cơ quan sinh sản là hoa, quả chứa hạt. 0,25 đ - + Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái. 0,25 đ 18 - Sắp xếp những sinh vật trên vào các lớp động vật: (1 đ) + Lớp Động vật có vú (Thú): Cá voi 0,25 đ + Lớp chim: Chim bồ câu 0,25 đ + Lớp Bò sát: Thằn lằn 0,25 đ + Lớp Lưỡng cư: Ếch đồng 0,25 đ 19 - Lọc là tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng. 0,5 đ (1 đ) - Chiết là tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau. 0,5 đ 20 Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây 1 đ (1 đ) là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. 21 Tiết kiệm năng lượng giúp: 1đ (1 đ) - Tiết kiệm chi phí - Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo - Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường 22 Ti vi đang hoạt động dạng năng lượng: 1đ (1 đ) + Năng lượng âm, năng lượng ánh sáng, nhiệt năng -Năng lượng hữu ích: năng lượng âm, năng lượng ánh sáng. -Năng lượng hao phí: nhiệt năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1