intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, An Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, An Lão’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, An Lão

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: KHTN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) A. MA TRẬN ĐỀ. I. Khung ma trận 1. Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì II 2. Thời gian làm bài: 90 phút. 3. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). 4. Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi nhận biết), mỗi câu 0,2 điểm. - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). - Nội dung nửa đầu học kì II: 20% (2,0 điểm) - Nội dung nửa học kì sau: 80% (8,0 điểm) 5. Chi tiết khung ma trận
  2. KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MỨC ĐỘ Tổng số Chủ đề Điểm số ĐÁNH ý/câu GIÁ Vận Nhận biết dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Đa 5 1 1 5 2,0 dạng thế (1,0) (1,0) giới sống (27% = 38 tiết trong đó 12 tiết của HKI còn 26 tiết của
  3. MỨC ĐỘ Tổng số Chủ đề Điểm số ĐÁNH ý/câu GIÁ Vận Nhận biết dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 HKII) (nửa đầu học kì II: 20%) 2. Lực 8 1 (11% = 1 8 3,6 (1,6) (2,0) 15 tiết)
  4. MỨC ĐỘ Tổng số Chủ đề Điểm số ĐÁNH ý/câu GIÁ Vận Nhận biết dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 3. Năng lượng và cuộc 4 1 1 4 2,2 sống (0,8) (1,4) (7% = 10 tiết) 4. Trái đất và 3 1 bầu trời 1 3 2,2 (0,6) (1,6) (7% = 10 tiết)
  5. MỨC ĐỘ Tổng số Chủ đề Điểm số ĐÁNH ý/câu GIÁ Vận Nhận biết dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số 20 2 1 1 4 20 ý/câu Điểm số 4,0 3,0 2,0 1,0 6,0 4,0 10,0 10,0 Tổng số điểm 4,0 1,0
  6. II. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TL TN Đa dạng - Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. thế giới - Nhận biết được sự đa dạng của thực vật C2, 2 sống (26 - Trình bày được vai trò của thực vật với động vật & con người C5 tiết) - Nhận biết & phân biệt được nhóm động vật có xương sống: Lớp bò sát, Lớp C1, Thú thông qua hình ảnh hình thái. 3 C3, Nhận biết - Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống. C4 - Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, … - Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ: cây bóng mát, điều hoà khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ... Thông - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được hiểu trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc, ...). - Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). - Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). - Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.
  7. - Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. - Quan sát và phân biệt được một số nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ... Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên. Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học. - Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận - Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). Vận dụng - Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. - Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận. - Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...). - Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. - Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên. - Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). - Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. - Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật Vận dụng - Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên cao nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.
  8. - Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...). - Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. - Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên. - Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). - Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. - Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật C21 Lực (15 - Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. tiết) - Nêu được đơn vị lực đo lực. - Nhận biết được dụng cụ đo lục là lực kế. C6, 2 - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ. C7 - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động. - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật. - Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc. - Lấy được vi dụ về lực không tiếp xúc. C9, 2 - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực C10 không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. - Kể tên được ba loại lực ma sát. C8, Nhận biết - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ. 3 C11, - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát lăn. C12 - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát trượt. - Lấy được ví dụ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong môi trường (nước hoặc không khí). - Nêu được khái niệm về khối lượng. - Nêu được khái niệm lực hấp dẫn. - Nêu được khái niệm trọng lượng. - Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất hiện. - Lấy được một số ví dụ về vật có khả năng đàn hồi tốt, kém. 1 C13 - Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn hồi. Thông - Chỉ ra được chiều của lực cản tác dụng lên vật chuyển động trong môi
  9. trường. - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng C22 lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. - Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, đọc giá trị của lực trên lực kế). - Chỉ ra được nguyên nhân gây ra lực ma sát. hiểu - Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn. - Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm tên thị trường. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực. - Chỉ ra được phương, chiều của lực đàn hồi khi vật chịu lực tác dụng. - Chứng tỏ được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế về: nguyên nhân biến dạng của vật rắn; lò xo mất khả năng trở lại hình dạng ban đầu; ứng dụng của lực đàn hồi trong kĩ thuật. - Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại - Chỉ ra được tác dụng cản trở hay tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma Vận dụng sát nghỉ (trượt, lăn) trong trường hợp thực tế. - Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ. - Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó. - Lấy được ví dụ thực tế và giải thích được khi vật chuyển động trong môi trường nào thì vật chịu tác dụng của lực cản môi trường đó. Năng Nhận biết - Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học C14, lượng (10 kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. 3 C15, tiết) - Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế. C16 - Kể tên được một số loại năng lượng. - Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật.
  10. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này 1 C17 sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. - Chỉ ra được một số ví dụ về sử dụng năng lượng tái tạo thường dùng trong thực tế. - Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ. - Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. - Nêu được nhiên liệu là vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh Thông sáng khi bị đốt cháy. Lấy được ví dụ minh họa. C23 hiểu - Phân biệt được các dạng năng lượng. - Chứng minh được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. - Nêu được sự truyền năng lượng từ vật này sang vật khác từ dạng này sang dạng khác thì năng lượng không được bảo toàn mà xuất hiện một năng lượng hao phí trong quá trình truyền và biến đổi. Lấy được ví dụ thực tế. - Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng của định luật trong khoa học kĩ thuật. - Lấy được ví dụ thực tế về ứng dụng trong kĩ thuật về sự truyền nhiệt và giải thích được. Vận dụng - Giải thích được một số vật liệu trong thực tế có khả năng giải phóng năng lượng lớn, nhỏ. - So sánh và phân tích được vật có năng lượng lớn sẽ có khả năng sinh ra lực tác dụng mạnh lên vật khác. - Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trái đất và - Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy. bầu trời - Nêu được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. C18, (10 tiết) Nhận biết - Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành 3 C19, tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. C20 - Nêu được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà. Thông - Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời. hiểu - Giải thích được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.
  11. - Giải thích được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. - Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách C24 Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau. - Giải thích được hình ảnh quan sát thấy về sao chổi. - Giải thích được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà. Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng Vận dụng - Thiết kế mô hình thực tế bằng vẽ hình, phần mền thông dụng để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.
  12. B. ĐỀ BÀI. I. Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm). Câu 1. Đặc điểm khác biệt nhất giữa các động vật thuộc lớp thú với các loại động vật khác là A. sống trên cạn. B. sống dưới nước. C. đẻ trứng. D. đẻ con. Câu 2. Thực vật có vai trò gì đối với động vật? A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu. C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở. Câu 3. Loài nào dưới đây là loài giun kí sinh gây bệnh ở người? A. Giun quế. B. Rươi. C. Giun đất. D. Giun kim. Câu 4. Muỗi Anophen gây bệnh sốt xuất huyết thuộc ngành A. Chân khớp. B. Ruột khoang. C. Giun. D. Thân mềm. Câu 5. Nhóm gồm các cây công nghiệp và cây ăn quả là A. mít, chè, cà phê, bưởi, hồ tiêu. B. bắp cải, ngô, khoai, chè. C. ngô, khoai, sắn, xoài, na, táo. D. chè, ngô, hồ tiêu, táo. Câu 6. Dụng cụ dùng để đo lực là A. cân. B. nhiệt kế. C. lực kế. D. thước. Câu 7. Đơn vị của lực là A. Niu - ton (N). B. độ C (°C). C. Jun (J) D. kilogam (kg). Câu 8. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? A. Khi viết phấn trên bảng. B. Viên bi lăn trên mặt đất. C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường. Câu 9. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên máy bay. B. Lực đẩy của tay người lên cánh cửa sổ khi mở. C. Lực của chân người tác dụng lên bậc thang khi đi bộ. D. Lực của gió tác dụng lên cánh diều. Câu 10. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh trong hệ Mặt trời chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được quả bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. Câu 11. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây curoa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 12. Lực giúp tay ta cầm nắm được các vật mà vật không rơi khỏi tay là A. trọng lực. B. lực kéo.
  13. C. lực ma sát trượt. D. lực ma sát nghỉ. Câu 13. Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? A. Quyển sách. B. Sợi dây cao su. C. Hòn bi. D. Cái bàn. Câu 14. Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu? A. Xăng B. Dầu C. Nước D. Than. Câu 15. Các đồ dùng như quạt điện, đèn điện hoạt động được là nhờ dạng năng lượng nào? A. Cơ năng. B. Điện năng. C. Thế năng hấp dẫn. D. Động năng. Câu 16. Một quả bóng đang bay trên cao. Quả bóng đó có những dạng năng lượng nào? A. Động năng và thế năng đàn hồi. B. Nhiệt năng và quang năng. C. Động năng và thế năng hấp dẫn. D. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. Câu 17. Trong các năng lượng sau, đâu không phải là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng của dầu mỏ. B. Năng lượng của gió. C. Năng lượng mặt trời. D. Năng lượng của dòng nước. Câu 18. Ở mặt đất, ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. B. mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C. trái Đất quay quanh trục của nó liên tục. D. mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. Câu 19. Hệ mặt trời bao gồm A. tám hành tinh, sao chổi và các tiểu hành tinh. B. mặt trời, tám hành tinh và các tiểu hành tinh. C. mặt trời, tám hành tinh và sao chổi. D. mặt trời, tám hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi. Câu 20. Chúng ta nhìn thấy mặt trăng vì A. mặt trăng tự phát ra ánh sáng. B. trăng chỉ có vào ban đêm. C. mặt trăng phản chiếu ánh sáng từ mặt trời. D. mặt trăng chuyển động xung quanh trái đất. II. Phần tự luận (6,0 điểm). Câu 21 (1,0 điểm). Trong buổi thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, nhóm của Hà đã ghi chép lại được những sinh vật sau: cây dương xỉ, cây rêu, ốc sên, giun đất, châu chấu, cóc. Bằng kiến thức đã học về khóa lưỡng phân, em hãy giúp Hà phân chia chúng thành các nhóm cho phù hợp? Câu 22 (2,0 điểm). Một chiếc quạt trần có khối lượng 5kg được treo trên trần nhà. a. Tính trọng lượng của quạt trần.
  14. b. Em hãy dùng hình vẽ minh họa biểu diễn lực hút của trái đất tác dụng lên quạt trần đó theo tỉ xích 1cm ứng với 10N. Câu 23 (1,4 điểm). a) Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy. b) Em hãy nêu sự chuyển hóa năng lượng của chiếc đèn giao thông sử dụng năng lượng mặt trời đang hoạt động. Câu 24 (1,6 điểm). a. Hệ Mặt Trời gồm bao nhiêu hành tinh? Em hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? b. Hình bên cạnh cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
  15. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: KHTN 6 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. Phần trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm). Mỗi câu chọn đúng được 0,2 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D D A A C A A A C Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D B C B C A A D C II. Phần tự luận (6,0 điểm). Câu Nội dung Điểm - Thực vật có mạch dẫn, không hạt: Cây dương xỉ 0,2 - Thực vật không có mạch dẫn: Cây rêu
  16. 21 - Động vật không xương sống (ngành thân mềm): Ốc sên 0,2 (1,0 - Động vật không xương sống (ngành giun): Giun đất 0,2 điểm) - Động vật không xương sống (ngành chân khớp): Châu chấu 0,2 - Động vật có xương sống (lớp lưỡng cư): cóc 0,2 a) * Tóm tắt: 22 m = 5kg 0,5 Tính P =? (2,0 * Giải: điểm) Trọng lượng của quạt trần là: 0,5 P = 10.m = 10.5 = 50 (N) b) 1,0 - Biểu diễn đúng phương, chiều, tỉ lệ độ lớn của lực hút của trái đất a) - Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng của vật, 0,4 năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của dòng nước chảy. - Nhóm năng lượng lưu trữ: năng lượng của thức ăn, năng 23 lượng của xăng dầu. (1,4 b) Các quá trình chuyển hóa năng lượng của chiếc đèn giao điểm) thông sử dụng năng lượng mặt trời đang hoạt động: . + Năng lượng của ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển 0,5 hóa thành thành điện năng. + Điện năng lại được chuyển hóa thành quang năng (ánh sáng 0,5 của đèn) và nhiệt năng. a. - Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời, 8 hành tinh, các tiểu hành tinh và 0,5 24 sao chổi (1,6 - Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là 0,5 điểm) Mặt trời – Thuỷ tinh – Kim tinh – Trái đất – Hoả tinh – Mộc . tinh – Thổ tinh – Thiên vương tinh – Hải vương tinh. b. A: Bình minh 0,6 B: Giữa trưa C: Hoàng hôn D: Ban đêm (Ghi chú: HS làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho đủ số điểm) Quang Trung, ngày 05 tháng 4 năm 2023 Giáo viên ra đề Đỗ Thị Thu
  17. Xác nhận của tổ chuyên môn Xác nhận của BGH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2