intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trọng Quan, Đông Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trọng Quan, Đông Hưng’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trọng Quan, Đông Hưng

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 – ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1. Câu phát biểu nào chưa chính xác khi nói về Cực Bắc của nam châm vĩnh cửu? A. Cực luôn hướng về phía Bắc địa lý. B. Cực được kí hiệu bằng chữ S. C. Cực được kí hiệu bằng chữ N. D. Nơi hút được nhiều mạt sắt. Câu 2. Hai cực của nam châm hút nhau khi nào? A. Khi đặt hai cực khác tên gần nhau B. Khi hai cực Nam đặt gần nhau. C. Khi đặt hai cực cùng tên gần nhau. D. Khi hai cực Bắc đặt gần nhau. Câu 3. Chọn kết luận sai khi phát biểu về đường sức từ trong các kết luận sau: A. Bên ngoài thanh nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào từ cực Nam của nam châm. B. Chiều của đường sức từ hướng từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm thử đặt trên đường sức đó. C. Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau D. Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó Câu 4. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính? A. Khi bị cọ xát có thể hút các vật nhẹ. B. Có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép. C. Một đầu có thể hút còn đầu kia có thể đẩy. D. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép. Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 6: Cơ quan thoát hơi nước của cây là: A. Cành B. Lá C. Rễ D. Thân Câu 7. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước? A. Nhúng ngập cây vào nước. B. Tỉa bớt cành, lá. C. Cắt ngắn rễ. D. Tưới đẫm nước cho cây. Câu 8. ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá? A. Chất hữu cơ và chất khoáng. B. Nước và chất khoáng. C. Chất hữu cơ và nước. D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng. Câu 9. Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá? A. Chất hữu cơ và chất khoáng. B. Nước và chất khoáng. C. Chất hữu cơ và nước. D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng. Câu 10. Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên? A. Mạch gỗ. B. Mạch rây. C. Lông hút. D. Vỏ rễ. Câu 11. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào? A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài. B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
  2. Câu 12. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A. từ môi trường. B.từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ môi trường trong cơ thể D. từ các sinh vật khác. Câu 13. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: 1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá. 2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây. 3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm. 4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây. Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là: A. 1,2,3,4. B. 3, 1, 2, 4. C. 4, 2, 3, 1. D. 3, 2, 1, 4. Câu 14. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ. C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ. Câu 15. Nhiệt độ môi trường cực thuận đổi với sinh vật là gì? A. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. B. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển. Câu 16. Sinh sản ở sinh vật là quá trình: A. nảy trồi. B. hình thành cá thể mới. C. hình thành rễ. D. gieo hạt. Câu 17. Vì sao nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm. B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao. C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được. D. Khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ. Câu 18. Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ? A. Rau má, dây tây. B. Khoai lang, khoai tây. C. Gừng, củ gấu. D. Lá bỏng, hoa đá. Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình A. tạo ra cơ thể mới từ một phấn cơ thể mẹ hoặc bố. B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố. C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ. Câu 20. Trong điều kiện sinh sản của động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt? A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yêu tố môi trường. B. Nuôi cấy, thụ tinh nhân tạo. C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường. D. Sử dụng hormone. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 21. (1,0 điểm) Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ: a/s Diệp lục
  3. (1)... +....... (2) . … ......... ...... (3) .. + .... (4) Câu 22. Sau khi thu hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc,...), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)? Câu 23. (1,0 điểm) Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây? Câu 24. (1,0 điểm) Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật ? Câu 25. (1,0 điểm) Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển. Câu 26. (1,0 điểm) Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy đề xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 Phần I: TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,2 điểm. 1B 2A 3B 4B 5D 6B 7B 8B 9B 10A 11D 12A 13B 14A 15A 16B 17A 18C 19C 20D Phần II: Tự luận: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu (1) Carbon dioxide/Nước; 0,25 21 (2)Nước/Carbon dioxide; 0,25 (1,0 (3) Glucose/Oxygen; 0,25 điểm) (4) Oxỵgen/Glucose. 0,25 Câu - Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm 0,4 22 lượng nước trong hạt. (1,0 - Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn 0,3 điểm) cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ,... của môi trường để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm. - Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải 0,3 không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí để hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mẩm. Câu Do ngập nước lâu ngày, rễ cây bị thiếu oxygen nên quá trình hô hấp 0,25 23 ở rễ bị ngừng trệ,/ điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào /0,5 (1,0 lông hút nói riêng bị huỷ hoại, mất đi khả năng hút nước và chất /0,25 điểm) khoáng/. Cây sẽ bị chết vì thiếu nước trong tế bào mặc dù rễ cây ngập trong nước.
  4. Câu Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: 24 - Bước 1: Gieo hạt đỗ vào hai chậu tưới nước đủ ẩm 0,25 (1,0 - Bước 2: Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 0,25 điểm) lá 0,25 - Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không ngập úng 0,25 - Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu. Kết quả: rễ cây nhổ lên mọc lệch về phía chậu nước có lỗ thủng - Sinh trưởng là sự tăng lên vể kích thước và khối lượng cơ thể dosự 0,25 Câu tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. 25 - Phát triển là những biến đổi diễn ra trong đời sống của một cá thể. 0,25 (1,0 Phát triển gồm ba quá trình liên quan đến nhau là sinh trưởng, phân điểm) hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. 0,25 - Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có quan hệ qua lại chặt chẽ 0,25 với nhau. - Sinh trưởng là tiền đề của phát triển, phát triển lại làm thay đổi tốc độ của sinh trưởng. Câu - Tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cấu sử dụng 0,5 26 của con người. Tuy nhiên, cần điểu chỉnh sinh sản ở người để nâng (1,0 cao chất lượng cuộc sống và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dân điểm) số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sổng (y tế, giáo dục, nhà ở,...) và cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo 0,25 vệ tài nguyên môi trường. - Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài ý muốn như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uổng thuốc tránh thai, 0,25 cấy que tránh thai. - Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cũng là những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khoẻ mạnh. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 – ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1: Nam châm điện có cấu tạo gồm: A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non. B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non. C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu. D. Nam châm. Câu 2: Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện? A. Đặt gần nam châm điện một miếng sắt B. Đặt gần nam châm điện một miếng nhôm. C. Đặt gần nam châm điện một miếng gỗ. D. Đặt gần nam châm điện một miếng đồng. . Câu 3: Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì? A. Lực điện. B. Lực từ . C. Lực ma sát. . D. Lực hấp dẫn Câu 4:Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là
  5. A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. B. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. C. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. Câu 5: Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào A. máu và cơ quan bài tiết. B. nước mô và mao mạch máu. C. tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết. D. cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. Câu 6: Cơ quan làm nhiệm vụ hút nước cho cây là: A. Cành B. Lá C. Rễ D. Thân Câu 7: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu ? A.. Rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh. B.. Quang hợp của rong rêu giúp cho cá hô hấp tốt hơn. C. Làm đẹp bể cá cảnh. D. Rong rêu ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá Câu 8: Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa? A. Cây không cần nước vào buổi trưa. B. Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi nóng làm cây bị héo. C. Nhiệt độ cao nên nước bốc hơi hết cây không hút nước được. D. Vào buổi trưa khả năng thoát hơi nước của lá cây giảm. Câu 9. Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá? A. Chất hữu cơ và chất khoáng. B. Nước và chất khoáng. C. Chất hữu cơ và nước. D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng. Câu 10: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là A. nước và các ion khoáng B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ. C. các ion khoáng. D. nước. Câu 11. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào? A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài. B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. Câu 12: Bạn An trồng cây đậu để gần cửa sổ. Nghỉ hè gia đình An về quê chơi 2 tuần, khi về nhà An thấy cây đậu mọc tốt hơn và hướng phần ngọn về phía cửa sổ. Hiện tượng ở cây đậu đó gọi là gì? A. Tính hướng sáng. B. Tính hướng tiếp xúc. C. Tính hướng nước. D. Tính hướng âm thanh. Câu 13. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: 1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá. 2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
  6. 3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm. 4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây. Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là: A. 1,2,3,4. B. 3, 1, 2, 4. C. 4, 2, 3, 1. D. 3, 2, 1, 4. Câu 14. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ. C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ. Câu 15. Nhiệt độ môi trường cực thuận đổi với sinh vật là gì? A. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. B. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển. Câu 16: Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ A. từ 25° đến 40° . B. từ 35° đến 40° . C. từ 30° đến 50° . D. từ 0° đến 37° . Câu 17. Vì sao nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm. B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao. C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được. D. Khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ. Câu 18 Trong sinh sản sinh dưỡng ở TV, cây mới được tạo ra: A. Chỉ từ rễ của cây. B. Chỉ từ một phần thân của cây. C. Từ 1 phần của c.quan sinh dưỡng của cây D. Chỉ từ lá của cây Câu 19: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa đơn tính là? A. Hoa ly. B. Hoa đào. C. Hoa mướp. D. Hoa phượng. Câu 20. Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là A. hormone, di truyền, nhiệt độ. B. hormone, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng. C. di truyền, độ ẩm, độ tuổi. D. di truyền, độ tuổi, hormone. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 21 (1 đ) Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quang hợp. Câu 22 (1đ). Kể tên một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm. Hiện nay, gia đình em đang áp dụng những biện pháp bảo quản nào?
  7. Câu 23. (1đ). Nêu vai trò của nước đối với sinh vật, Cho ví dụ. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước? Câu 24. (1đ) Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của thực vật ? Câu 25. (1 đ) Nêu cơ sở khoa học của việc trồng cây theo vùng địa lí, theo mùa. Lấy VD. Câu 26. (1 đ) Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy đề xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 PHẦN 1: TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,2 điểm. 1B 2A 3B 4B 5D 6C 7B 8B 9B 10A 11D 12A 13B 14A 15A 16B 17A 18C 19C 20D Phần 2: Tự luận: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 21 1. Khái niệm quang hợp (1,0 điểm) 0,5 Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen. 2. Phương trình tổng quát Ánh sáng Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen 0,5 Diệp lục Câu 22 - Một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực 0,5 (1,0 điểm) phẩm: bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản trong điều kiện nổng 0,5 độ carbon dioxide cao và nóng độ oxygen thấp. - HS tự kể tên các biện pháp đang áp dụng tại gia đình. Câu 23 - Nước góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể, nước 0,25 (1,0 điểm) còn là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể 0,25 như quá trình quang hợp ở thực vật 0,25 - Nước góp phần vào quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở động vật 0,25 - Nước còn góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể - Nếu cơ thể bị thiếu nước, các quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể bị chết. Ví dụ: Cây khô héo vì thiếu nước
  8. Câu 24 Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: (1,0 điểm) - Bước 1: Gieo hạt đỗ vào hai chậu tưới nước đủ ẩm 0,25 - Bước 2: Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá 0,25 - Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây 0,25 sao cho nước ngấm vào đất mà không ngập úng - Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu. 0,25 Kết quả: rễ cây nhổ lên mọc lệch về phía chậu nước có lỗ thủng Cơ sở khoa học của việc trồng cây theo vùng địa lí, theo mùa là dựa vào 0,5 Câu 25 các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây như ánh (1,0 điểm) sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thổ nhưỡng… 0,25 VD: Mùa đông trồng cây bắp cải, su hào… mùa hè trồng rau đay, cây họ đậu… 0,25 VD: Khu vực đồng bằng sông Hồng trồng lúa nước là chủ yếu, khu vực trung du bắc bộ trồng chè, cây ăn quả… Khu vực tây nguyên trồng cà phê, cao su, hồ tiêu Câu 26 - Tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cấu sử dụng của 0,5 (1,0 điểm) con người. Tuy nhiên, cần điểu chỉnh sinh sản ở người để nâng cao chất lượng cuộc sống và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sổng (y tế, giáo dục, nhà ở,...) và cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên 0,25 môi trường. - Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài ý muốn như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uổng thuốc tránh thai, cấy 0,25 que tránh thai. - Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cũng là những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khoẻ mạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2