intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 10 đạt kết quả cao trong kì thihọc kì 2 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: LỊCH SỬ – Khối: 10 LƯƠNG THẾ VINH Ngày kiểm tra: 24/04/2023 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra gồm 28 câu trắc nghiệm, 02 câu tự luận) Họ, tên học sinh: Lớp: Số báo danh: (Học sinh không được sử dụng tài liệu) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt? A. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến. B. Tiếp thu chọn lọc từ thành tựu của các nền văn minh bên ngoài. C. Có cội nguồn từ các nền văn minh cổ xưa trên đất nước Việt Nam. D. Trải qua quá trình đấu tranh, củng cố độc lập dân tộc của quân và dân ta. Câu 2: Từ giữa thế kỉ XIX, Văn minh Đại Việt chấm dứt thời kì phát triển là do A. sự tranh giành quyền lực giữa các triều đại phong kiến Việt Nam. B. văn minh Đại Việt không còn phù hợp với thời đại. C. nhà nước Đại Việt không còn quan tâm đến nền văn minh này. D. thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị. Câu 3: Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào? A. Triều đại nhà Hồ. B. Triều đại nhà Trần. C. Triều đại nhà Lê sơ. D. Triều đại nhà Lý. Câu 4: Tổ chức Nhà nước Chăm-pa thời cổ đại ở Việt Nam, theo thể chế nào sau đây? A. Dân chủ đại nghị. B. Quân chủ lập hiến. C. Quân chủ chuyên chế. D. Dân chủ chủ nô. Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt trong khuyến khích nông nghiệp phát triển? A. Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập. B. Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác. C. Tổ chức nghi lễ cày ruộng tịch điền khuyến khích sản xuất. D. Nhà nước quan tâm trị thủy, bảo vệ sức kéo nông nghiệp. Câu 6: Ý nào sau đây phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa? A. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. B. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam. C. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ. D. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. Câu 7: Vì sao hoạt động kinh tế chính của người Kinh ngày xưa là sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa nước? A. Do cư trú chủ yếu ở các thung lũng, gần sa mạc. B. Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao, gần biển đảo. C. Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng, gần các sông lớn. D. Do chỉ có cây lúa nước là cây lương thực. Câu 8: Căn cứ vào tiêu chí phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc nhóm A. dân tộc vùng đồng bằng. B. dân tộc thiểu số. C. dân tộc vùng thấp. D. dân tộc đa số. Trang 1/3 – Lịch sử 10 - Mã đề 101
  2. Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt? A. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân. B. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống. C. Chứng minh sự phát triển văn minh Đông Nam Á ở Việt Nam. D. Làm chia rẽ sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 10: Dưới triều đại nhà Lê sơ (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành? A. Hoàng Việt luật lệ. B. Hình luật. C. Quốc triều hình luật. D. Hình thư. Câu 11: Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức theo 3 cấp từ trên xuống dưới, đứng đầu lần lượt là A. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bồ chính. B. Vua – Qúy tộc, vương hầu – Bồ chính. C. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng. D. Vua – Quan văn, quan võ – Lạc dân. Câu 12: Theo đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc ngữ hệ nào dưới đây? A. Ngữ hệ Nam Á. B. Ngữ hệ Bắc Á. C. Ngữ hệ Đông Á. D. Ngữ hệ Tây Á. Câu 13: Nền văn minh Phù Nam được hình thành dựa trên cơ sở nào sau đây? A. Hình thành dựa trên sự phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh. B. Tiếp thu hoàn toàn những đặc trưng của văn minh Trung Hoa. C. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh Ấn Độ. D. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Câu 14: Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển gần 1000 năm gắn liền với các triều đại nào sau đây? A. Họ Khúc, Dương và Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn. B. Họ Khúc, Dương và Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Nguyễn. C. Họ Khúc, Dương và Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn. D. Họ Khúc, Dương và Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Câu 15: Lễ hội liên quan đến chùa chiền là phổ biến của tộc người thiểu số nào ở Việt Nam? A. Người Kinh. B. Người Khơ-me. C. Người Chăm. D. Người Mường. Câu 16: Hai loại hình văn học chính của văn minh Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm A. văn học viết và văn học tự do. B. văn học nhà nước và văn học dân gian. C. văn học dân gian và văn học viết. D. văn học nhà nước và văn học tự do. Câu 17: Văn minh Chăm-pa được phát triển dựa trên nền văn hóa nào sau đây? A. Văn hóa Đông Sơn. B. Văn hóa Sa Huỳnh. C. Văn hóa Óc Eo. D. Văn hóa Đồng Nai. Câu 18: Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý-Trần. B. Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt. C. Vai trò của việc tiếp thu văn hóa Ấn Độ vào Đại Việt. D. Ảnh hưởng của việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam. Câu 19: Vì sao văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long? A. Kinh đô có nhiều con rồng đang bay lượn. B. Kinh đô đóng chủ yếu ở Thăng Long (Hà Nội). C. Kinh đô do vua Lý Công Uẩn chuyển từ Hoa Lư ra Hà Nội. D. Nhà nước Đại Việt còn gọi là Thăng Long. Câu 20: Việc cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam? A. Ghi danh những anh hùng có công với nước. B. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử. C. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp. D. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Câu 21: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Đại Việt? A. Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, tiêu biểu thời Lê sơ. Trang 2/3 – Lịch sử 10 - Mã đề 101
  3. B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. C. Bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, có nhiều quyền lực. D. Bộ máy nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến. Câu 22: Văn minh Đại Việt gắn liền với thời kì nào sau đây? A. Thời kì từ đầu công nguyên đến giữa thế kỉ XIX. B. Thời kì phong kiến độc lập tự chủ (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX). C. Thời kì Bắc thuộc (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X). D. Thời kì từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX. Câu 23: Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở nào? A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, tiếp thu văn minh Đông Nam Á và Trung Hoa. B. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, nền độc lập tự chủ và tiếp thu chọn lọc văn minh bên ngoài. C. Nền độc lập tự chủ và tiếp thu chọn lọc văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, và Đông Nam Á. D. Không tiếp thu văn minh phương Tây, chỉ tiếp thu văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Câu 24: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc thời cổ đại là A. thương nghiệp. B. săn bắn, hái lượm. C. thủ công nghiệp. D. nông nghiệp lúa nước. Câu 25: Nghệ thuật sân khấu truyền thống Đại Việt không có loại hình nào sau đây? A. Chèo. B. Hát quan họ. C. Ca trù. D. Kịch nói. Câu 26: Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của tộc người thiểu số ở Việt Nam? A. Lúa nước được trồng ở ruộng bậc thang. B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản. C. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. D. Phải thường xuyên thay chua rửa mặn. Câu 27: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam thời phong kiến? A. Mở rộng diện tích canh tác bằng nhiều biện pháp. B. Cải thiện kỹ thuật thâm canh lúa nước. C. Sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhất thế giới. D. Quan tâm và cải tạo các giống cây trồng mới. Câu 28: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ quốc gia Phù Nam có thương nghiệp phát triển? A. Chi phối nền thương mại hàng hải ở khu vực Đông Nam Á. B. Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương nghiệp. C. Là quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á. D. Sự phát triển của nông nghiệp và sản phẩm phụ nông nghiệp. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt là sự kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2. (1 điểm) Theo anh (chị), mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay? ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 – Lịch sử 10 - Mã đề 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0