intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Tên môn: LỊCH SỬ - Khối 11 LƯƠNG THẾ VINH Ngày kiểm tra: 24/4/2023 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra gồm 03 trang, 28 câu trắc nghiệm và 02 câu tự luận) Họ và tên thí sinh: ........................................................................ Số báo danh: ............................................ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Thành phần trong tầng lớp tiểu tư sản bao gồm A. tiểu thương, tiểu chủ, nhà giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên. B. tiểu thương, tiểu chủ, binh lính người Việt trong quân đội Pháp. C. viên chức, công chức, nhà buôn bán lớn, địa chủ vừa và nhỏ. D. tiểu thương, tiểu chủ, phú nông, trung nông, viên chức. Câu 2: Tên tuổi của Bạch Thái Bưởi gắn liền với giai tầng trong xã hội Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. giai cấp nông dân. B. tầng lớp tư sản dân tộc. C. giai cấp công nhân. D. tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Câu 3: Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã A. đứng về phía các nước Ê-ti-ô-pi-a, nhân dân Tây Ban Nha, Trung Quốc chống xâm lược. B. kí Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược lẫn nhau. C. đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức. D. chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít. Câu 4: Những đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng mới – dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là A. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. B. Phan Bội Châu và Lương Văn Can. C. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. D. Phan Bội Châu và nhóm Đông Kinh nghĩa thục. Câu 5: Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương A. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến. B. thiết lập chính thể cộng hoà dân chủ. C. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. D. thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam. Câu 6: Hiệp ước Patơnốt (1884) được kí kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam. C. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam. D. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam. Câu 7: Trong hành trình tìm đường cứu nước từ năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã chọn điểm đến đầu tiên là A. Pháp. B. Nhật Bản. C. Xiêm. D. Trung Quốc. Câu 8: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần Vương (1885 – 1896)? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Hương Khê. C. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Bãi Sậy. Câu 9: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 – 1914) đã dẫn đến sự ra đời của những lực lượng xã hội mới là A. tiểu tư sản thành thị, công nhân, địa chủ. B. tư sản, nông dân và tiểu tư sản. C. tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ. D. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị. Câu 10: Đến giữa thế kỉ XIX, tính chất xã hội Việt Nam là A. thuộc địa của Pháp. B. nửa thuộc địa. C. phong kiến độc lập. D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Câu 11: Thái độ của triều đình nhà Nguyễn khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) là Trang 1/4 - Mã đề thi 111 – Lịch sử 11
  2. A. tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí. B. tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết. C. thoả hiệp với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. D. cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng. Câu 12: Cho các dữ liệu sau: 1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. 2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt. 3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng. 4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các bản hiệp ước mà triều đình Huế đã kí kết với Pháp. A. 2, 3, 4, 1. B. 1, 4, 3, 2. C. 1,3,2,4. D. 4, 3, 1, 2. Câu 13: Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng nhân dân đã biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là A. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn. B. vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội. C. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt. D. phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908). Câu 14: Phong trào Cần Vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? A. Pháp đã hoàn thành việc thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì. B. Pháp hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược vũ trang Việt Nam. C. Pháp hoàn thành công cuộc bình định quân sự Việt Nam. D. Pháp đang thực hiện chương trình khai thác Việt Nam lần thứ nhất. Câu 15: Quốc gia đi đầu và giữ vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu là A. Mĩ. B. Anh. C. Liên Xô. D. Ba Lan. Câu 16: Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ A. những thợ thủ công bị thất nghiệp. B. những người tư sản bị phá sản. C. bộ phận tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép. D. những người nông dân bị cướp đoạt ruộng đất. Câu 17: Điểm khác biệt căn bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là ở A. khuynh hướng cứu nước và phương pháp. B. chủ trương và khuynh hướng cứu nước. C. xu hướng và phương pháp thực hiện. D. công tác tuyên truyền và tập hợp lực lượng. Câu 18: Sai lầm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn là A. “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây. B. thực hiện “bế quan toả cảng”. C. thần phục triều đình Mãn Thanh. D. bắt Lào và Chân Lạp thuần phục. Câu 19: Sau thắng lợi của nhân dân Bắc Kì trong hai trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) triều đình nhà Nguyễn đều A. phối hợp với nhân dân để tổ chức tổng phản công, đánh bại thực dân Pháp. B. không chủ động tấn công quân Pháp mà tập trung lực lượng để xây dựng hệ thống phòng thủ. C. cầu viện nhà Thanh đem quân đội sang giúp đỡ để đánh đuổi thực dân Pháp. D. sử dụng con đường thương lượng để yêu cầu Pháp rút quân khỏi Hà Nội và Bắc Kì. Câu 20: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9/5/1945 có ý nghĩa gì? A. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới. B. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn. C. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn. D. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu. Câu 21: So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, tính chất của khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác biệt? A. Cuộc khởi nghĩa mang tính chất tự vệ, tự phát. B. Cuộc khởi nghĩa theo khuynh hướng dân chủ tư sản. C. Cuộc đấu tranh chống Pháp theo khuynh hướng vô sản. D. Cuộc khởi nghĩa thiết lập lại chế độ phong kiến. Câu 22: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là A. cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo. B. khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời. C. so sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam. Trang 2/4 - Mã đề thi 111 – Lịch sử 11
  3. D. không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. Câu 23: Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là A. bị các nước đế quốc, thực dân xâm lược và biến thành thuộc địa. B. chế độ phong kiến khủng hoàng sâu sắc và đứng trước nguy cơ bị xâm lược. C. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mãnh mẽ vào các ngành kinh tế. D. chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao, mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện. Trang 3/4 - Mã đề thi 111 – Lịch sử 11
  4. Câu 24: Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đến nền kinh tế Việt Nam là A. giúp nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. B. du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. C. xoá bỏ hoàn toàn quan hệ sản xuất phong kiến ở Việt Nam. D. giúp cho nền công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cân đối. Câu 25: Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ là A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam. B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam. C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam. D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam. Câu 26: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc tạo cơ hội để các dân tộc thuộc địa đứng lên giành độc lập vì A. Liên Xô đứng lên giúp đỡ các nước. B. kẻ thù của các dân tộc thuộc địa đã bị tiêu diệt hoặc suy yếu. C. sau chiến tranh mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. D. dẫn đến sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và vô sản ở thuộc địa. Câu 27: Điểm khác biệt về con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với các bậc tiền bối đi trước là sang A. châu Phi tìm đường cứu nước. B. châu Mĩ tìm đường cứu nước. C. các phương Tây tìm đường cứu nước. D. các phương Đông tìm đường cứu nước. Câu 28: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp chú trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải nhằm A. phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tư bản Pháp. B. xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị. C. khiến nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp. D. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Phân tích đặc điểm của phong trào Cần vương ở Việt Nam (1885 – 1896) dựa trên các tiêu chí sau: mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng tham gia, quy mô, hình thức đấu tranh, kết quả, ý nghĩa, tính chất. Câu 2. (1 điểm) Phân tích nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 111 – Lịch sử 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2