intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

Chia sẻ: Kỳ Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II HUYỆN TÂN YÊN Năm học: 2019-2020 Môn thi: Lịch sử 8 Đề thi có 02 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Câu nói “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 2. Người được nhân dân tôn là Bình Tây đại nguyên soái là A. Nguyễn Trường Tộ. B. Trương Quyền. C. Nguyễn Lộ Trạch. D. Trương Định. Câu 3. Khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873), nhân dân ta giành chiến thắng tại cầu giấy vào thời gian nào? A. 19/12/1873. B. 20/12/1873. C. 21/12/1873. D. 22/12/1873. Câu 4. Trong phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 - 1873, cuộc khởi nghĩa làm giặc “thất điên bát đảo là” A. khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân. B. khởi nghĩa Trương Quyền. C. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. D. khởi nghĩa Trương Định. Câu 5. Vì sao phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì cuối cùng thất bại? A. Tương quan lực lượng chênh lệch, thái độ bạc nhược của triều đình Huế. B. Những người chỉ huy còn ràng buộc bởi tư tưởng “trung quân ái quốc”. C. Không có sự phối hợp với nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. D. Không thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Câu 6. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam? A. Chế độ cai trị của triều đình nhà Nguyễn, bảo thủ và lạc hậu . B. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước . C. Chính sách cấm đạo của triều đình nhà Nguyễn. D. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? A. Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập. B. Bối cảnh quốc tế bất lợi, lực lượng quân Pháp quá mạnh, vũ khí hiện đại. C. Nhân dân các địa phương không đoàn kết với triều đình đánh giặc. D. Sự phản bội và giúp sức của một bộ phận giáo dân người Việt. Câu 8. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê? A. Phan Đình Phùng và Cao Thắng. B. Phan Bội Châu. C. Đề Thám. D. Lương Văn Can. Câu 9. Nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh nhằm mục tiêu gì? A. Bảo vệ cuộc sống. B. Giành độc lập dân tộc. C. Cứu nước cứu nhà. D. Cứu Vua cứu nước . Câu 10. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào? A. Hưng Yên. B. Bắc Ninh. C. Bắc Giang. D. Thái Nguyên. Câu 11. Trong giai đoạn 1884-1892, lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế là ai? A. Đề Thám. B. Đề Nắm. C. Đề Thuật. D. Đề Chung.
  2. Câu 12. Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? A. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. B. Vua Hàm nghi bị thực dân Pháp bắt. C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh. D. Không được các tầng lớp nhân dân ủng hộ. Câu 13. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? A. Hương Khê. B. Bãi Sậy. C. Ba Đình. D. Yên Thế. Câu 14. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam tiến hành vào thời gian nào? A. Từ năm 1897 đến năm 1912. B. Từ năm 1897 đến năm 1913. C. Từ năm 1897 đến năm 1914. D. Từ năm 1897 đến năm 1915. Câu 15. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, về công nghiệp trước hết thực dân Pháp tập trung vào ngành nào? A. Khai thác điện, nước. B. Khai thác than và kim loại. C. Sản xuất xi măng và gạch ngói. D. Chế biến gỗ và xay xát gạo. Câu 16. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải nhằm mục đích gì? A. Vươn tới những vùng xa xôi hẻo lánh. B. Để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam. C. Vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu. D. Tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự. Câu 17. Khởi xướng và lãnh đạo phong trào Đông Du là A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Lương Văn Can. D. Vũ Hoành. Câu 18. Chính sách nào dưới đây là Chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp áp dụng trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam? A. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp, B. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân. C. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp. D. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam. Câu 19. Ảnh hưởng lớn nhất của chính sách khai thác thuộc địa với nền kinh tế Việt Nam là A. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ. B. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt. C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng. D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc Câu 20. Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, chính sách về kinh tế của Pháp nhằm mục đích là A. du nhập yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. B. tìm kiếm nguồn nhân công, mở rộng thị trường. C. “ khai hóa văn minh” cho người Việt Nam. D. vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta. II. TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 1 (2,5 điểm). a. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? b. Giải thích tại sao khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa nông dân. Câu 2 (2,5 điểm). Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó? Họ và tên: .................................................... Số báo danh: ........... Phòng thi: ...........
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8 ( Đáp án gồm 2 trang) Câu Nội dung Điểm Trắc 1 - B, 2 - D, 3 - C, 4 - D, 5 - A, 6 - D, 7- A, 8 - A, 9 - A, 10 – C. 5 nghiệm 11 – B, 12 – A, 13 - A, 14 – C, 15 – B, 16 - D, 17 - A, 18 - D, 19 - D, 20 – D. ( Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm) Tự luận 5 Câu 1 a. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? - Sau cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm 0.5 Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885. ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. 0.25 - Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi dưới ngọn cờ Cần Vương… 0.25 - Diễn biến phong trào chia thành 2 giai đoạn: 0.5 + Giai đoạn 1 (1885- 1888), phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. 0.5 + Giai đoạn 2 (1888- 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. 0.25 b. Giải thích tại sao khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa nông dân. - Khởi nghĩa Yên Thế không bị chi phối bởi tư tưởng Cần Vương mà là phong trào 0.25 đấu tranh của nông dân để bảo vệ cuộc sống. - Lãnh đạo và lực lượng tham gia là nông dân… Câu 2 *Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? - Khi đó, đất nước ta bị Pháp thống trị giải phóng dân tộc là một nhu cầu cấp thiết. 0.5 - Các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại -> khủng hoảng về đường lối 0.5 cứu nước. 0.5 - Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp… 0.5 -> Trên cơ sở đó, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước * Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó? 0.25 - Các nhà yêu nước trước đó (ví dụ Phan bội Châu) đi sang phương Đông (Nhật 0.25 Bản) để nhờ cậy sự giúp đỡ của nước này. - Nguyễn Tất Thành: đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do- Bình đẳng – Bác ái”, xác đinh con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2