intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

  1. Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Điểm: Họ và tên:………………………… NĂM HỌC 22-23. MÔN: LỊCH SỬ 8 Lớp: 8/……..SBD…...Phòng…… Thời gian: 45’ (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Điền chữ cái trước đáp án đúng dưới bảng ở phần bài làm Câu 1. Người chỉ huy chống Pháp ở Hà Nội năm 1882 là A. Trần Hoàng. B. Hoàng Diệu. C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định. Câu 2. Tàu Hi vọng của pháp bị lực lượng nào tiêu diệt vào 10-12-1861? A. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực. B. Nghĩa quân của Trương Định. C. Quân của Nguyễn Tri Phương. D. Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Huân. Câu 3. Yếu tố nào thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược nước ta? A. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn. B. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu. C. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình trên thế giới. Câu 4. Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác măng. D. Hiệp ước Patơnốt. Câu 5. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)? A. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân. D. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp. Câu 6. Trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất, quân ta đã giết được tên sĩ quan nào của Pháp? A. Gácniê. B. Đuy puy. D. Rivie. D. Patơnốt. Câu 7. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của A. Trương Định và Nguyễn Trung Trực. B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc. C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc. Câu 8. Quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883) là do A. quân triều đình chống cự yếu ớt. B. triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp. C. triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân. D. thực hiện chiến thuật phòng thủ, đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến. Câu 9. Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883) A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. C. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì. D. Nguồn than đá dồi dào. Câu 10. Đâu không phải là lý do để sau 10 năm kể từ cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất thực dân Pháp mới đánh Bắc Kì lần thứ hai? A. Thực dân Pháp mới phát hiện nguồn than đá ở Bắc Kì. B. Chủ nghĩa tư bản Pháp tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. C. Quân Pháp bận đàn áp phong trào kháng chiến ở Trung và Nam Kì. D. Nước Pháp chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ nên cần bóc lột thuộc địa. Câu 11. Đâu không phải là những cơ hội có thể phản công đánh bại thực dân Pháp mà triều đình Nguyễn đã bỏ qua trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX? A. Mặt trận Đà Nẵng (1858). B. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873). C. Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859). D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883). Câu 12. Thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873) là do A. nội bộ triều đình Huế đang rối loạn. B. chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam. C. thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất. D. vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp.
  2. Câu 13. Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào? “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” A. Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai. B. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản. C. Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn. D. Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực. Câu 14. Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy A. Pháp đã thành công trong cuộc chinh phục Việt Nam. B. chiến thuật đánh giặc đúng đắn của quan quân triều đình. C. sự ủng hộ của triều đình Huế đối với cuộc kháng Pháp của hai ông. D. sự bất lực của quan quân nhà Nguyễn trong việc tổ chức chống Pháp. Câu 15. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào? A. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. B. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với nghĩa quân. C. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của quan quân triều đình. D. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với quân Pháp. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2đ) Vì sao “ Chiếu Cần Vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng? Câu 2. (3đ) Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời. BÀI LÀM Đáp án trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………
  3. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Điền chữ cái trước đáp án đúng dưới bảng ở phần bài làm Chọn câu trả lời đúng (Mỗi câu đúng 0.33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Chọn B A C B D A B D D C C D A D A II. TỰ LUẬN: (5điểm) Câu 1: Vì sao “ Chiếu Cần Vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng? Điểm (2đ) - Vì đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khảng khái. Ông đã đứng về phía nhân dân và ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp mong muốn giành lại độc lập cho dân tộc trong khi triều Huế nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho giặc. “Chiếu Cần vương” phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng (1) nhân dân Việt Nam. (1) - Hưởng ứng chiếu Cần vương, các văn thân sĩ phu và nhân dân đã sôi nổi đứng lên đánh giặc cứu nước gọi là phong trào Cần vương. Câu 2: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Khởi nghĩa Yên Thế có Điểm điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời. (3đ) *Nguyên nhân bùng nổ 1 - Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất. 0.33 - Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng. 0.33 - Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. 0.33 * Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa diễn ra cùng thời 2 - Mục tiêu chiến đấu không phải để khôi phục chế độ phong kiến bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương. 0.5 - Phương thức tác chiến của nghĩa quân là đánh du kích, lấy ít đánh nhiều. Nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh rồi 0.5 rút nhanh. - Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám có những phẩm chất đặc biệt: Căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo; trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ; hết sức yêu 0.5 thương nghĩa quân. - Tồn tại suốt gần 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất. Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định của thực dân Pháp. 0.5 Người duyệt đề Giáo viên ra đề Đỗ Thị Kim Hiệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2