intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ MÔN: LỊCH SỬ 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5 điểm). Chọn câu đúng nhất rồi ghi kết quả vào bài làm. Câu 1. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến trường Đà Nẵng là A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Trương Định. D. Phan Tôn Câu 2. Triều đình Nguyễn kí với Pháp hiệp ước đầu tiên có tên là gì? Kí vào thời gian nào? A. Nhâm Tuất- 1860. B. Nhâm Tuất- 1861. C. Nhâm Tuất- 1862. D. Giáp Tuất-1874. Câu 3. Nghĩa quân của ai đã đốt cháy tàu “hi vọng” của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ? A. Trương Định. B. Trương Quyền. C. Phan Tôn. D. Nguyễn Trung Trực Câu 4. Ngày 15/3/1874, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước: A. Giáp Tuất B. Nhâm Tuất C. Hác-măng D. Pa-tơ-nốt Câu 5. Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Bảo về đạo Gia Tô. B. Triều đình Nguyễn không dập tắt khởi nghĩa của nhân dân. C. Triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874. D. Giải quyết vụ Đuy- Puy. Câu 6. Quân dân ta chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất vào thời gian nào? A. 15/3/1874. B. 21/12/1873. C. 12/12/1873. D. 21/12/1874 Câu 7. Hiệp ước Giáp Tuất 1874, được kí kết giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp có ý nghĩa A. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. B. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền ngoại giao của Việt Nam. C. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền thương mại của Việt Nam. D. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao, thương mại của Việt Nam. Câu 8. Tại sao nhà Nguyễn lại kí hiệp ước 1874? A. Để Pháp trả lại thành Hà Nội. B. Để giao sáu tỉnh Nam kì cho Pháp. C. Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn D. Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn, vì tư tưởng chủ hòa để bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ. Câu 9. Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào? A. Chỉ huy quân sĩ anh dũng chống trả. B. Đầu hàng, giao nộp thành. C. Thực hiện kế sách vườn không nhà trống. D. Rút lui ra ngoài thành để bảo toàn lực lượng. Câu 10 . Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)? A. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874), giao thiệp với nhà Thanh không thông qua Pháp. B. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân. D. Nhà Nguyễn không dập tắt các cuộc kháng chiến của nhân dân. Câu 11. Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai 1882? A. Gácniê. B. Rivie. C. Cuốcbê. D. Đuypuy.
  2. Câu 12. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của A. Trương Định và Nguyễn Trung Trực. B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc. C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc. Câu 13. Quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883) là do A. Thực hiện chiến thuật phòng thủ, đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến. B. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp. C. Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân. D. Quân triều đình chống cự yếu ớt. Câu 14. Đâu không phải là những cơ hội có thể phản công đánh bại thực dân Pháp mà triều đình Nguyễn đã bỏ qua trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX? A. Mặt trận Đà Nẵng (1858). B. Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859). C.Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873). D. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu “hi vọng” của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Câu 15. Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy A. Pháp đã thành công trong cuộc chinh phục Việt Nam. B. chiến thuật đánh giặc đúng đắn của quan quân triều đình. C. sự ủng hộ của triều đình Huế đối với cuộc kháng Pháp của hai ông. D. sự bất lực của quan quân nhà Nguyễn trong việc tổ chức chống Pháp. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM). Câu 1. Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào? (2 điểm) Câu 2. Trình bày nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Yên Thế? So sánh điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? (2 điểm) HẾT
  3. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN: LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC: 2022-2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5 ĐIỂM) CÂU 1 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐÁP ÁN B D A D B D D A A B B A D D II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM) Câu 1. Câu NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào? (2 điểm) - Khi cuộc tấn công quân Pháp tại kinh thành Huê thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). 0,25 - Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. 0,25 - Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài 0,5 đến cuối thế kỉ XIX, gọi là phong trào Cần Vương. - Chia làm 2 giai đoạn: 1885-1888, 1888-1896. 0,25 - Giai đoạn 1885-1888: phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì. 0,25 - Tháng 11/1888, vua hàm Nghi bị bắt. 0,25 - Phong trào Cần Vương được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888-1896. 0,25 2 * Trình bày nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 1đ - Kinh tế nông nghiệp bị sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu 0,5 tranh bảo vệ cuộc sống của mình. - Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân 0,5 Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. * So sánh điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa 2đ cùng thời. - Thời gian tồn tại lâu hơn (Gần 30 năm) 0,5 - lãnh đạo là nông dân ( Đề Nắm, Hoàng Hoa Thám) 0,5 - Chiến thuật đánh du kích, đánh vận động, đánh con tin, buộc địch phải hòa 0,5 hoãn. - Phong trào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng đất). 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2