intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom

  1. PHÒNG GD & ĐT TRẢNG BOM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Lịch Sử - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 03 trang) I/ TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Khoanh tròn ( ) vào chữ cái trước đáp án đúng nhất; nếu bỏ đáp án đã chọn thì gạch chéo ( ) vào chữ cái đã khoanh tròn, nếu chọn lại đáp án đã bỏ thì tô đen vào vòng tròn đã gạch chéo ( ). Câu 1. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). C. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946). D. 18/12/1946 , Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Câu 2. Chiến dịch quân sự nào đã làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta ? A. Chiến dịch Việt Bắc (1947). C. Chiến dịch Trung Lào (1953). B. Chiến dịch Biên giới (1950). D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) Câu 3. Vì sao Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam ? A. án ngữ hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp. B. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. C. vị trí ít quan trọng nên bố phòng của Pháp có nhiều sơ hở. D. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. Câu 4. Bước vào Đông - Xuân 1953 - 1954 , Pháp - Mĩ đã đề ra kế hoạch gì để tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh ở Đông Dương ? A. Kế hoạch Xa-lăng. C. Kế hoạch Na-va. B. Kế hoạch Đờ lát đờ Tát-xi-nhi. D. Kế hoạch Rơ-ve. Câu 5. Vì sao Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ? A. Đánh phá kho hậu cần, sân bay, cô lập Điện Biên Phủ với đồng bằng Bắc Bộ. B. Tiêu hao lực lượng địch, củng cố mở rộng quyền chủ động trên toàn chiến trường. C. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, tạo điều kiện cho các chiến trường khác giành thắng lợi. Câu 6. Phương châm chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì? A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
  2. B. “Đánh chắc, thắng chắc”. C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. D. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”. Câu 7. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)? A. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. D. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 8. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là gì ? A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt. B. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. C. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. D. Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ, nhân dân tiến bộ toàn thế giới. Câu 9. Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là A. chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 B. cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 C. cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn vào ngày 16-6-1963 D. phong trào "Đồng khởi" nổ ra trên toàn miền Nam Câu 10. Tổ chức chính trị tập hợp rộng rãi nhân dân miền Nam ra đời trong phong trào “Đồng khởi” là A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Đảng Cần lao nhân vị D. Đảng Dân chủ Việt Nam Câu 11. Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? A. Ngụy quân. C. Ngụy quyền B. “Ấp chiến lược”. D. Đô thị (hậu cứ). Câu 12. Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965), Mĩ đã KHÔNG thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Dồn dân lập “ấp chiến lược”. B. Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng C. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai D. Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, sử dụng các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận Câu 13. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ? A. Ấp Bắc (Mĩ Tho). C. Bình Giã (Bà Rịa). B. Ba Gia (Quảng Ngãi). D. An Lão (Bình Định). Câu 14. Mĩ - Ngụy xây dựng “Ấp chiến lược” nhằm mục đích gì ? A. Chống chiến tranh du kích ở miền Nam. B. Tách dân ra khỏi cách mạng, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. C. Giải quyết ruộng đất cho nông dân miền Nam. D. Khôi phục kinh tế miền Nam, ổn định chính quyền Ngô Đình Diệm. Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường, Quảng Ngãi (1965) là A. chiến thắng Vạn Tường được coi như là “Ắp Bắc” đối với quân Mĩ.
  3. B. cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ. C. khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mĩ đã trở thành hiện thực. D. nâng cao uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 16. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta ở miền Nam đã phát triển mạnh. C. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm). Câu 1. (2,5 điểm): Giải thích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta (1946 - 1954)? Câu 2. (1,5 điểm): Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương ? Câu 3. (2,0 điểm): So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ ở Việt Nam? ............HẾT...........
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2