intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS&THPT Trưng Vương

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS&THPT Trưng Vương" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức. Cùng tham khảo đề thi ngay các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS&THPT Trưng Vương

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH LONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS-THPT MÔN: NGỮ VĂN 11 TRƯNG VƯƠNG Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm có: 01 trang ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lí do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân… (Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu, Phi Tuyết) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là gì? Câu 2: Tác giả đã liệt kê những hành động nào cần làm nếu bản thân muốn trải nghiệm trong cuộc sống? Câu 3: Em hiểu thế nào về ý kiến Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt.? Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ), trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc trải nghiệm trong cuộc sống đối với tuổi trẻ. II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Hãy cảm nhận cùng Xuân Diệu những bước đi của thời gian qua đoạn thơ sau: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…” (Trích “Vội vàng”-Xuân Diệu) ------- HẾT ------
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH LONG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG THCS-THPT HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2020-2021 TRƯNG VƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4.0 1 Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận 0,5 2 Liệt kê những hành động cụ thể: - Đi những vùng đất mới. 0.5 - Thử những cái mới, làm những điều mới. - Học những thứ mới. - Quen những người bạn mới. (Chấm 0.25 khi học sinh trả lời đạt 2/4 ý) 3 Nêu cách hiểu: - Cần trải nghiệm thật nhiều trong cuộc sống/ cần thứ thách bản 0,5 thân/ cần đặt những mục tiêu mới/ cần vượt qua những nỗi sợ hãi… - Khi chúng ta vượt qua những giới hạn của bản thân, ta sẽ gặt hái 0,5 được nhiều thành công, cuộc sống thú vị, nhiều ý nghĩa… (Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng về ý) 4 * Hình thức : Đảm bảo cấu trúc đoạn, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, ít 0,5 sai sót lỗi chính tả * Nội dung : - Khẳng định ý nghĩa của việc trải nghiệm trong cuộc sống. 1,5 - Ý nghĩa của việc trải nghiệm đối với tuổi trẻ : Đó là thái độ sống tích cực, chủ động để tạo nên những giá trị mới ; trải nghiệm giúp mỗi người có thêm vốn sống, rèn luyện bản lĩnh, khám phá bản thân ; giúp tâm hồn nhiều cảm xúc để biết trân quý cuộc sống… - Phê phán : những người khư khư giữ lấy vùng an toàn nhưng cũng lưu ý trải nghiệm chỉ có ý nghĩa khi đó là những điều bổ ích, tốt đẹp… chứ phải không phải thử thách bản thân với những điều xấu. - Rút ra bài học bản thân. (HS có thể trình bày suy nghĩ riêng nhưng phù hợp với đạo đức và pháp luật). LÀM VĂN 6.0 II Cảm nhận bước đi của thời gian qua đoạn thơ. a. Đảm bảo cấu trúc : mở bài, thân bài, kết bài ;thân bài có phân 0,5 đoạn rõ ràng theo từng luận điểm phù hợp b. Triển khai vấn đề nghị luận thành luận điểm, thể hiện cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kĩ năng vững vàng,… * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và luận đề 0,5 * Làm rõ vấn đề: 4.0 - Thời gian vận động không ngừng: đương tới - đương qua, còn non - sẽ già. - Thời gian của đất trời tuần hoàn >< thời gian tuổi trẻ ngắn ngủi: lòng tôi rộng – lượng trời chật, xuân đất trời tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, trời đất còn – tôi chẳng còn mãi.
  3. - Mỗi khoảnh khắc thời gian trôi qua đều gợi sự mất mác, chia lìa : mùi chia phôi của tháng năm, lời tiễn biệt của sông núi. * Đánh giá chung : 0,5 - Đặc sắc nghệ thuật : BPTT điệp ngữ, nhân hóa, đối lập… từ ngữ sáng tạo, giàu hình ảnh… - Đoạn thơ thể hiện sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian -> hãy trân quý từng phút giây của cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi trẻ. c. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu 0,5 d. Sáng tạo : có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc +0,5 mới mẻ nhưng hợp lí (Phần điểm khuyến khích này chỉ cộng thêm khi bài viết của học sinh đáp ứng yêu cẩu d và tổng điểm của câu Làm văn chưa đạt 6.0 điểm). Điểm toàn bài : I+II 10.0 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII, KHỐI 11, NĂM HỌC 2020-2021
  4. THỜI GIAN: 90 PHÚT Mức dộ Nhận biết Thông Vận dụng Tổng hiểu Thấp Cao Chủ đề I.Đọc hiểu - Xác định - Hiểu vấn Trình bày quan phương thức đề đặt ra điểm cá nhân về biểu đạt trong văn ý nghĩa của việc - Chi tiết, bản trải nghiệm thông tin trong cuộc sống được nêu ra đối với tuổi trẻ. trong văn (Viết đoạn 100 bản. chữ). Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1.0 1.0 2.0 4.0 Tỷ lệ: 10% 10% 20% 40% I.Làm văn Vận dụng kiến thức, kĩ năng để hoàn chỉnh bài văn nghị luận văn học dạng đề: Nghị luận một đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu. Số câu: 1 1 Số điểm: 6.0 6.0 Tỷ lệ: 60% 60% Số câu: 2 1 1 1 5 Số điểm: 1.0 1.0 2.0 6.0 10.0 Tỷ lệ: 10% 10% 20% 60% 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2