intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kẻ Sặt, Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kẻ Sặt, Hải Dương” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kẻ Sặt, Hải Dương

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CUÔI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT KẺ SẶT NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề gồm có 01 trang) Họ và tên học sinh:............................................; Số báo danh: ................................ Mã đề: 111 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang". Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm. (Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, vì sao lời nói thành thực là lời nói hay nhất? (0.5 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."? (1.0 điểm) Câu 4. Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc. (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn luận về quan điểm: "Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất." Câu 2. (5,0 điểm): Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ. -------------Hết------------ Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm
  2. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT KẺ SẶT ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 - 2023 (Đáp án – Thang điểm có 04 trang) MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11 MÃ ĐỀ: 111 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không chính xác nội dung thông tin; hoặc không trả lời: không cho điểm. 2 - Lời nói thành thật là lời nói hay nhất bởi: 0,75 Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: không cho điểm 3 - Tiếng nói là Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà 1.0 nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai: + Tiếng nói là tài sản văn hóa tinh thần thế hệ cha ông trong quá khứ đã tạo dựng và để lại. + Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói tức là thừa hưởng, phát huy và sáng tạo di sản của cha ông. + Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói còn là cách để gìn giữ, lưu truyền cho con cháu mai sau. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có được 1/2 số ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được một ý nhưng diễn đạt còn chưa sáng rõ: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: Không cho điểm 4 - Trân trọng tiếng nói của dân tộc mình và tất cả tiếng nói của dân tộc khác. 0,5 - Biết nói những lời tốt đẹp, những lời yêu thương, những lời thành thực và tránh xa lộng ngữ, tà ngôn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nhận xét được đầy đủ: 0,5 điểm - Học sinh nhận xét được 1/2 ý như đáp án: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: Không cho điểm Lưu ý: HS bày tỏ suy nghĩ bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Và muôn đời, lời nói thành thực 0,25 vẫn là lời hay nhất."
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập 0,75 luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau: * Giới thiệu quan điểm: muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. * Giải thích: Lời nói thành thực là lời nói đúng sự thật, không đặt điều, là lời xuất phát từ lòng chân thành, không giả tạo. * Bàn luận: - Lời nói thành thực là lời hay nhất bởi: + Nó xuất phát từ một nhân cách đẹp. + Người nói lời thành thực được quý mến, yêu thương, đem đến niềm tin trong các mối quan hệ. + Giúp cho xã hội, cộng đồng trong sạch. - Không thành thực trong lời nói biến con người ta thành kẻ đạo đức giả, gian dối, tha hóa nhân cách. * Bài học: - Nhận thức được thành thực trong lời nói là phẩm chất cần phải có để hoàn thiện nhân cách. - Biết nói lời thành thực trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có nhiều hơn 03 lỗi chính tả và ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về một vấn đề xã hội; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển 5.0 và tinh thần hiện đại của bài thơ. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận 2 khổ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ 0,5 Dạ” của Hàn Mặc Tử 2 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm), vấn đề nghị luận 0,5
  4. (0,25) - Giới thiệu tập “Nhật kí trong tù” và bài thơ “Chiều tối” - Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và nét hiện đại độc đáo Phân tích 2,5 * Hai câu đầu: cảnh thiên nhiên vùng sơn cước - Màu sắc cổ điển + Sử dụng những thi liệu quen thuộc trong thi ca cổ điển: Cánh chim, chòm mây lẻ loi, bầu trời. + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp chấm phá, nghệ thuật đối lập… + Hình ảnh thơ mang nỗi buồn man mác của người tù nơi đất khách quê người -> Bác hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên nhẹ nhàng, đầy chất thi sĩ. - Màu sắc hiện đại + Hình ảnh cánh chim, chòm mây trong “Chiều tối” có mục đích “về núi”, có định hướng. + Thi nhân cảm nhận từ sự vận động bên trong của sự vật: chim “mỏi”, mây “lờ lững” + Tâm trạng của thi nhân mang màu sắc hiện đại: thể hiện khát vọng tự do qua cái nhìn đầy ấm áp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, nhẹ nhàng, yêu đời. Đó chính là con người có tấm lòng nhân đạo to lớn * Hai câu cuối: Hình ảnh con người lao động - Màu sắc cổ điển + Bút pháp gợi, nghệ thuật lấy sáng tả tối -> Thi pháp quen thuộc trong thơ Đường + Nghệ thuật điểm nhãn tạo nên nhãn tự độc đáo của bài thơ. - Màu sắc hiện đại + Con người lao động là trung tâm của bức tranh: cô gái xóm núi xay ngô -> Vẻ đẹp khỏe khoắn, tươi trẻ của con người lao động -> nét hiện đại + Bài thơ phong phú về sự vận động: vận động của cánh chim, vận động của chòm mây, vận động của con người đang làm việc hăng say, vận động của thơi gian… + “Lô dĩ hồng: Nhãn tự độc đáo ++ Diễn tả thời gian vận động từ chiêu đến tôi. ++ Gợi sự ấm áp giữa núi rừng lạnh giá. ++ Ánh sang bừng lên giữa bóng tối bủa vây. ++ Ánh sang niềm tin, niềm lạc quan trong tinh thần người chiến sĩ. - Nghệ thuật: Điệp liên hoàn hoán chuyển “ma bao túc” và “bao túc ma hoàn”. -> gợi lên sự cảm nhận về vòng quay đều đều của chiếc cối xay ngô và từ vòng quay ấy gợi lên sự luân chuyển của thời gian tuần tự. -> Tâm trạng nhân vật trữ tình cũng có sự vận động: từ mỏi mệt, lẻ loi, lạnh lẽo sang vui tươi, ấm nồng cùng cảnh vật và con người. Cách miêu tả và quan sát trong bài của tác giả từ hướng ngoại sang hướng nội, từ cao đến thấp, từ xa đến gần… Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 - 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 - 1,75 điểm - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đánh giá tác phẩm: “Chiều tối” là một tác phẩm đậm màu sắc cổ điển mà cũng rất hiện đại, thể hiện một cách tự nhiên vẻ đẹp của hình ảnh người tù – thi sĩ, người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. - Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, cảm quan nhân đạo, cảm quan về sự sống của Bác. Hướng dẫn chấm:
  5. - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nét đặc sắc của bài thơ Chiêu tối; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ------------HẾT--------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2