intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP.Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP.Tam Kỳ” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP.Tam Kỳ

  1. UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Con biết không, mỗi người sinh ra trên thế giới này đều là một cá thể duy nhất, không có người nào giống người nào. Chúng ta khác nhau về màu da, chiều cao, vóc dáng; khác nhau về văn hóa, tiếng nói, tôn giáo, dân tộc… Khả năng của mỗi người cũng không giống nhau. Trong cuốn truyện Đô-ra-ê-mon mà con yêu thích, các bạn Nô- bi-ta, Xu-ka, Xê-kô, Chai-en cũng có ngoại hình, tính cách rất khác nhau. Những người bạn quanh con cũng vậy! Có bạn thích nằm dài bên cửa sổ để thả hồn theo một cuốn truyện hay; có bạn lại yêu trái bóng tròn và những trận cầu hào hứng trên sân cỏ; có bạn lại mê mẩn dành cả buổi chỉ để giải một bài xoay ru-bích… Ngẫm thêm một chút về mình, con sẽ phát hiện ra một điều thú vị. Hóa ra chính bản thân con cũng vậy. Con sẽ không thể tìm thấy trên cõi đời này một người nào giống y hệt con, cả về ngoại hình và tính cách. Con là duy nhất. Sự khác biệt của mỗi người đã làm cho thế giới này phong phú, đa dạng biết chừng nào. Như một vườn hoa muôn sắc ngàn hương, một bản hợp xướng của biết bao thanh âm trầm bổng… (“Hãy nhớ rằng con là duy nhất, giống như tất cả những người khác” - Mác-ga-rít Mít) Theo Tùng Phương 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 7: Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào? A. Văn bản truyện B. Văn bản thơ C. Văn bản thông tin D. Văn bản nghị luận. Câu 2 (0.5 điểm): Nghĩa của từ “khác biệt” trong đoạn trích trên là: A. Chỉ những nét riêng làm nên sự độc đáo, đặc biệt của một cá nhân B. Chỉ chiều cao khác nhau của mỗi người C. Chỉ trang phục khác nhau của mỗi người D. Chỉ màu sắc khác nhau của những bông hoa. Câu 3 (0.5 điểm): Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy: A. Trái bóng B. Ngoại hình B. Tính cách D. Mê mẩn. Câu 4 (0.5 điểm): Cụm từ:“sẽ phát hiện ra một điều thú vị” trong câu “ Ngẫm thêm một chút về mình, con sẽ phát hiện ra một điều thú vị” là: A. Cụm danh từ B. Cụm động từ
  2. C. Cụm tính từ D. Cả 03 đáp án đều sai. Câu 5 (0.5 điểm): Trạng ngữ in đậm trong câu sau bổ sung nội dung gì cho câu: Trong cuốn truyện Đô-ra-ê-mon mà con yêu thích, các bạn Nô-bi-ta, Xu-ka, Xê-kô, Chai-en cũng có ngoại hình, tính cách rất khác nhau. A. Thời gian B. Nguyên nhân C. Địa điểm D. Mục đích. Câu 6 (0.5 điểm): Biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu sau có công dụng gì? Có bạn thích nằm dài bên cửa sổ để thả hồn theo một cuốn truyện hay; có bạn lại yêu trái bóng tròn và những trận cầu hào hứng trên sân cỏ; có bạn lại mê mẩn dành cả buổi chỉ để giải một bài xoay ru-bích… A. Dùng để so sánh mọi người với nhau B. Dùng để ẩn dụ sự khác nhau giữa mọi người C. Dùng để nhấn mạnh sự khác biệt giữa mọi người D. Cả A và B đều đúng. Câu 7 (0.5 điểm): Dấu chấm phẩy (;) trong câu sau dùng để làm gì? Chúng ta khác nhau về màu da, chiều cao, vóc dáng; khác nhau về văn hóa, tiếng nói, tôn giáo, dân tộc… A. Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp B. Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp C. Dùng để tách các thành phần chính của câu D. Dùng để tách các cụm từ khác nhau trong câu. 2. Trả lời câu hỏi từ 8 đến 10: Câu 8 (1.0 điểm): Theo em, trong đoạn trích trên, sự khác biệt của mỗi người có ý nghĩa gì? Câu 9 (0.5 điểm): Qua đoạn trích trên, em thấy mình cần có thái độ như thế nào đối với sự khác biệt của người khác? Câu 10 (1.0 điểm): Các câu văn sau đây gợi cho em những bài học nào đối với bản thân mình? “Con sẽ không thể tìm thấy trên cõi đời này một người nào giống y hệt con, cả về ngoại hình và tính cách. Con là duy nhất”. II. VIẾT (4.0 điểm): Đóng vai một nhân vật trong một truyện truyền thuyết Việt Nam mà em yêu thích và kể lại truyện đó. ------------------------- Hết -------------------------
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023; Môn: Ngữ văn 6 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I - ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời D A D B C C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2.Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm) Câu 8 (1,0 điểm): Theo em, trong đoạn trích trên, sự khác biệt của mỗi người có ý nghĩa gì? Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0,0 đ) Học sinh trả lời đúng: Học sinh nêu được HS trả lời sai hoặc trong đoạn trích trên, sự khác nhưng chưa đầy đủ, rõ không trả lời biệt của mỗi người có ý ràng, cụ thể. nghĩa: làm cho thế giới phong phú, đa dạng. Lưu ý: GV linh hoạt đánh giá điểm lẻ phù hợp Câu 9 (0.5 điểm): Qua đoạn trích trên, em thấy mình cần có thái độ như thế nào đối với sự khác biệt của người khác? Mức 1 Mức 2 (0,25đ) Mức 3 (0,5 đ) (0,0 điểm) HS có thể đưa ra nhiều bài học về thái độ ứng xử khác nhau miễn sao trả HS đưa ra ý kiến thái độ giá Không trả lời hoặc trả lời hợp lý với yêu cầu của đề và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, phù hợp đảm bảo chuẩn lời nhưng không pháp luật; trình bày trôi chảy, rõ ràng. mực đạo đức, pháp luật đúng với yêu cầu của Sau đây là một số gợi ý: song diễn đạt chưa trọn vẹn đề.
  4. + Tôn trọng sự khác biệt của mọi người. 01 ý. + Cổ vũ, động viên bạn bè tạo ra sự khác biệt có nghĩa cho bản thân và cho cộng đồng. + Không chê bai, cười nhạo, bàn tán về sự khác biệt của người khác. + ... *HS trả lời được 01 ý đạt 0.5 điểm. Câu 10 (1.0 điểm): Các câu sau đây gợi cho em những bài học nào đối với bản thân mình? Con sẽ không thể tìm thấy trên cõi đời này một người nào giống y hệt con, cả về ngoại hình và tính cách. Con là duy nhất. Mức 1 Mức 2 (0,75đ) Mức 3 Mức 4 Mức 5 (1.0 đ) (0,5 điểm) (0,25 đ) (0,0 đ) HS có thể đưa ra nhiều bài học cho HS đưa ra 02 bài học HS đưa ra 01 bài HS đưa ra 01 bài Không trả lời bản thân miễn sao trả lời hợp lý và phù hợp với yêu cầu đề, học phù hợp với yêu học theo yêu cầu đề, hoặc trả lời không vi phạm các chuẩn mực đạo đảm bảo chuẩn mực đạo cầu đề, đảm bảo phù hợp chuẩn mực nhưng không đức, pháp luật; trình bày trôi chảy, rõ đức, pháp luật, song chuẩn mực đạo đức, đạo đức, pháp luật đúng với yêu ràng. diễn đạt chưa rõ ràng, pháp luật; trình bày song diễn đạt chưa cầu của đề. Sau đây là vài gợi ý: trọn vẹn. trôi chảy, rõ ràng. rõ ràng, trôi chảy. + Bản thân mỗi người đều có giá trị riêng, cần tôn trọng giá trị của chính mình. + Cần tự tin và lạc quan phát huy giá trị đặc biệt của bản thân mình. + Cần dũng cảm, kiên trì để tạo ra sự khác biệt cho bản thân. + Nên tạo ra sự khác biệt có nghĩa cho bản thân và cho cộng đồng. + ... *HS trả lời được 02 ý đạt 1.0 điểm. II. VIẾT (4.0 điểm) Đóng vai một nhân vật trong một truyện truyền thuyết Việt Nam mà em yêu thích và kể lại truyện đó. A. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,5 2. Xác định đúng nội dung cần kể, ngôi kể 0,25 3.Trình bày đảm bảo nội dung câu chuyện; lời kể đóng vai 2,5 hợp lí, bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật và của người kể khi đóng vai… 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25
  5. 5. Sáng tạo 0,5 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,5) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0,5 *Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Mở bài: Đóng vai nhân vật, tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. Thân bài: Kể lại diễn biến toàn bộ của câu chuyện qua điểm nhìn của nhân vật đang đóng vai. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, nêu bài học rút ra từ câu chuyện. * Các phần có sự liên kết chặt chẽ, phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn. 0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung, Thân bài chỉ có một đoạn văn. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn) 2.Tiêu chí 2: Xác định đúng câu chuyện cần kể, ngôi kể (0,25) 0,25 - Xác định đúng câu chuyện Đóng vai một nhân vật truyền thuyết Việt Nam. trong một truyện truyền - Đóng vai 01 nhân vật thuyết Việt Nam mà em yêu trong truyện truyền thuyết thích và kể lại truyện đó. đang kể, dùng ngôi kể thứ
  6. nhất (xưng tôi/ta, mình… phù hợp với vai nhân vật đang đóng). 0,0 Xác định không đúng câu chuyện truyền thuyết Việt Nam; không đóng vai một nhân vật, không xác định đúng ngôi kể thứ nhất. 3. Tiêu chí 3: Trình bày nội dung câu chuyện (2,5) 2,0- Nội dung: Xác định đúng thể loại truyện truyền thuyết Việt Nam, đảm bảo nội 2,5 dung chính của câu chuyện: - Đóng vai 01 nhân vật và kể lại 01 câu chuyện truyền thuyết Việt Nam (khi kể, HS có quyền sáng tạo, tuy nhiên cần đảm bảo những chi tiết về các đặc điểm nổi bật của các nhân vật chính và tuân thủ cốt truyện gốc). - Giới thiệu về nhân vật đóng vai và câu chuyện định kể. - Kể diễn biến câu chuyện. + Xuất thân của nhân vật + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện + Diễn biến chính: ++ Sự việc 1 + +Sự việc 2 + +Sự việc 3… - Suy nghĩ, cảm xúc sau câu chuyện; bài học rút ra từ câu chuyện… Tính liên kết của văn bản: Trình bày rõ bố cục của bài văn. Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục. Lời kể đóng vai hợp lí (thể hiện được đặc điểm tính cách nhân vật, phù hợp với tình huống, nội dung câu chuyện; bộc lộ được suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật đang đóng vai; phù hợp về từ ngữ xưng hô và nhất quán về ngôi kể…) 1,0- Nội dung: Bài văn tương đối đảm bảo các yêu cầu như trên. 1,75 - Nội dung câu chuỵện tương đối đầy đủ; sự kiện, chi tiết khá rõ ràng. - Bước đầu thể hiện cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng. Tính liên kết của văn bản Trình bày được bố cục của bài văn. Các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. 0,25 Nội dung: -1,0 - Xác định chưa đúng thể loại truyện truyền thuyết Việt Nam hoặc chưa đóng vai nhân vật để kể - Nội dung câu chuyện còn sơ sài; các sự kiện, chi tiết chưa rõ ràng hay vụn vặt.
  7. - Cảm xúc các nhân vật câu chuyện chưa được bộc lộ rõ ràng, chưa nhất quán về ngôi kể hoặc chọn từ ngữ xưng hô chưa đúng. Tính liên kết của văn bản: Chưa thể hiện được bố cục của bài văn. Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết chặt chẽ, xuyên suốt. 0,0 Bài làm không đúng với câu chuyện chọn kể hoặc không làm bài. 4. Tiêu chí 4: Chính tả, ngữ pháp (0,25) 0,25 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0,0 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 5. Tiêu chí 5: Sáng tạo (0,5) 0,5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện và diễn đạt: vận dụng các biện pháp tu từ, kết hợp các phương thức biểu đạt, có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc nhân vật... 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0,0 Chưa có sự sáng tạo. NGƯỜI RA ĐỀ DUYỆT Võ Thị Mỹ Thuận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 NĂM HỌC: 2022- 2023 Mức độ Nội nhận TT Kĩ Tổng dun thức năn g/đ Nhận Thô Vận V. g ơn biết ng dụn dụn vị (Số hiểu g g kĩ câu) (Số (Số cao năn câu) câu) (Số
  8. câu) g TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc 4 0 3 1 0 2 0 0 10 (số câu) 20 15 10 15 60 2 Vi 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 ết (s ố ý/ câ u) 10 10 10 0 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 35 25 10 100
  9. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 NĂM HỌC: 2022- 2023 TT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơ Kĩ năng Thông Vận n vị kiến Nhận biết Vận dụng cao hiểu dụng thức 1 Đọc hiểu Đoạn văn * Nhận 4 TN 2 TL 0 nghị luận biết: - Thể loại 1TL văn bản - Nghĩa của từ 3 TN - Từ ghép và từ láy - Cụm từ * Thông hiểu: - Dấu chấm phẩy - Trạng ngữ Mức độ -đánhBiện giá pháp tu từ điệp ngữ - Nội dung của đoạn trích. * Vận dụng: - Rút ra bài học về cách nhìn một hiện tượng đời sống. - Bài học vận dụng phát huy
  10. bản thân. 2 Viết Đóng vai *Nhận nhân vật biết: để kể lại Nhận biết truyện được yêu truyền cầu của đề bài. thuyết *Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) *Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* dùng từ, viết câu, dựng đoạn. - Viết được bài văn đúng chủ đề. *Vận dụng cao: Hoàn thành bài văn theo yêu cầu đề, sáng tạo, rút ra bài học sâu sắc qua câu chuyện mình kể Tổng số 4 TN 1 3 TN 2 TL 3 TL 1 TL TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65% 35%
  11. * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2